Đề xuất không cần trình giấy chứng nhận độc thân khi đăng ký kết hôn

Bãi bỏ quy định về việc nộp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân khi làm thủ tục đăng ký kết hôn hoặc đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài.

Đây là một trong những nội dung đáng chú ý tại dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định về hộ tịch, quốc tịch, chứng thực do Bộ Tư pháp xây dựng. Xung quanh thông tin được nhiều người quan tâm này, phóng viên VOV Giao thông có cuộc trao đổi với chuyên gia chính sách, ông Ngô Dương.

Ảnh nh họa

PV: Thưa ông, đề xuất bỏ quy định nộp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân khi làm thủ tục đăng ký kết hôn thực chất là thay đổi phương thức chứng nh điều kiện kết hôn. Thay vì để người dân phải nộp giấy này, cơ quan, đơn vị sẽ tra cứu thông tin trên cơ sở dữ liệu điện tử. Ông đánh giá thế nào về đề xuất này?

Ông Ngô Dương: Việc xác nhận tình trạng hôn nhân có quan trọng hay không, tôi cho rằng là rất quan trọng. Vì không thể có chuyện một người đang trong tình trạng hôn nhân lại đi kết hôn với người mới. Dứt khoát phải có ai đó chứng nhận, anh không trong tình trạng hôn nhân với người khác thì anh mới được đăng ký kết hôn. Trước hết là pháp luật, thứ hai là gây nên hậu quả khó xử lý về phân định tài sản, nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng con cái.

Nhưng đúng là có những người điều kiện làm việc, sinh sống di chuyển nhiều nơi, không đăng ký tạm trú, thường trú. Họ rất khó để tìm được một nơi đủ thẩm quyền để xác nhận tình trạng độc thân của họ. Trong quá khứ đã có nhiều trường hợp tồn tại hơn 1 cuộc hôn nhân hợp pháp, 2 giấy chứng nhận kết hôn đều có hiệu lực.

Điều này đòi hỏi công tác quản lý hộ tích chặt chẽ hơn từ chính quyền. Khi người ta chưa kết hôn cần tích hợp chặt hẽ về dữ liệu cư trú nêu tình trạng hôn nhân. Khi người ta ly hôn thì quyết định tòa án thuận tình ly hôn cần được đăng ký ở đâu đó.

 Tôi rất vui khi Bộ Tư pháp đưa ra dự kiến, trong hồ sơ về xác nhận tình trạng hôn nhân, trách nhiệm thuộc về các cơ quan tiến hành thủ tục hành chính. Họ sẽ tra cứu, liên thông dữ liệu từ cơ sở dữ liệu quốc gia, hoặc ủy quyền cho các đơn vị, cơ quan có điều kiện thu thập thông tin. Tôi cho rằng đây là cải cách hành chính lớn, mục đích tốt đẹp, mang lại thuận lợi cho người dân.

PV: Liệu cải cách này có kỳ vọng giảm thời gian chờ đợi của người dân?

Ông Ngô Dương: Tất nhiên nó cũng có những thách thức. Bởi việc cập nhật dữ liệu của chúng ta có đầy đủ hay không. Giai đoạn đầu có thể bị chậm về mặt thời gian. Khi người dân nộp hồ sơ, có thể phải chờ nhưng cơ quan hành chính phải đi xác nh.

Nếu có dữ liệu liên thông thì xác nh được ngay, nhưng có trường hợp phải ủy quyền cho cơ quan có điều kiện thuận lợi hơn, có thể là cơ quan nơi khác xác nh. Có thể thời gian sẽ lâu hơn. Đây là do phát sinh nghĩa vụ với cơ quan nhà nước, không phát sinh với công dân.

Tôi nghĩ rằng, một cải cách lớn không phải bao giờ cũng diễn ra một cách nhanh chóng. Bản thân Bộ Tư pháp cần tính đến những hoạt động tiếp theo, cơ quan nhà nước cần thực hiện để đảm bảo thủ tục hành chính được thông suốt.

PV: nhận kết hôn khi đăng ký khai sinh. Ông cũng đồng thuận với đề xuất này?

Ông Ngô Dương: Liên quan việc khai sinh, thì thực ra mang giấy đăng ký kết hôn ra để đăng ký khai sinh cho con, ghi phần tên bố, mẹ, tôi cho rằng đó là không hợp lý. Tạm bỏ qua vấn đề đạo lý, vi phạm chế độ 1 vợ 1 chồng, mà hãy nói về quyền của đứa trẻ là quyền được khai sinh.

Nếu chỉ vì giấy chứng nhận đăng ký kết hôn không có trong hồ sơ, thì đứa trẻ không được khai sinh? Điều đó nếu để nguyên quy định cũ thì có thể vi phạm quyền trẻ em mà chúng ta đã xác định rõ trong Luật Trẻ em 2016, Công ước quyền trẻ em 1989. Tôi cho rằng cải cách này phù hợp và khả thi.

PV: Xin cảm ơn ông!