Để Việt Nam trở thành nước phát triển, thu nhập trung bình cao

Các chuyên gia nhìn nhận, Việt Nam đã và đang có nhiều bước tiến trong cải cách thể chế, nhưng để hướng tới nền kinh tế có mức thu nhập cao vào năm 2045, cần nâng cao hiệu quả thực thi nhiều vấn đề cải cách quan trọng.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Tin trong nước và thế giới

# Theo Bộ Tài chính, thời gian qua, việc xác định giá trị doanh nghiệp chưa chính xác đang là “lỗ hổng” gây thất thoát trong cổ phần hóa DN nhà nước. 

Còn Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định về việc chấm dứt áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số mặt hàng thép mạ có xuất xứ từ Hàn Quốc và Trung Quốc. 

# Mới đây, Ngân hàng Thế giới công bố Báo cáo Đánh giá cập nhật Quốc gia Việt Nam 2021 - hoạt động định kỳ 5 năm một lần. Trong kỳ báo cáo này, các chuyên gia nhìn nhận, Việt Nam đã và đang có nhiều bước tiến trong cải cách thể chế, nhưng để hướng tới nền kinh tế có mức thu nhập cao vào năm 2045, cần nâng cao hiệu quả thực thi nhiều vấn đề cải cách quan trọng.

Ông Jacques Morisset, Kinh tế trưởng WB tại Việt Nam cho rằng: "Việt Nam đã thay đổi rất nhiều trong 20 năm qua. Từ đó đến nay thu nhập đã tăng gấp 5 lần, đói nghèo cùng cực đã không còn nữa. Hầu hết khung thể chế đều được thiết kế vào những năm 90. Nhờ nó VN có thành công ngày hôm nay, nhưng có còn giúp VN phát triển tốt trong 25 năm tới hay không, thì tôi cho rằng, cần thay đổi. Do đó, Việt Nam cần làm nhiều việc nữa nếu muốn đạt tham vọng nền kinh tế thu nhập trung bình cao vào năm 2045, thể chế có vai trò quyết định"

# Dự báo, xuất khẩu thủy sản quý 2 năm nay tiếp tục tăng trưởng mạnh và có thể chạm mốc 3 tỷ USD. 

Tuy nhiên, hơn 4 tháng qua, VN đã chi đến gần 10 tỷ USD để nhập khẩu nguyên phụ liệu cho ngành dệt may, da giầy; chủ yếu phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc. 

# Theo báo cáo của NHNN, từ đầu năm, dòng tiền cho vay BĐS tập trung vào phân khúc cá nhân, trong khi các khoản rót vốn cho chủ đầu tư dự án lại bị thu hẹp. 

Đáng chú ý, sau gần 2 tuần chính thức ban hành quyết định cưỡng chế thuế 2 DN trúng đấu giá đất Thủ Thiêm, Chi cục Thuế Thủ Đức vẫn chưa cưỡng chế được đồng nào do tài khoản của hai DN này không có tiền. 

# Thống kê từ đầu năm, đã có hơn 50.700 ô tô mới được bán đến tay người dùng. Tức là mỗi ngày, người Việt mua hơn 1.700 ô tô mới. 

Ảnh nh họa: Businesstech

Đáng chú ý, ở thị trường thực phẩm, hàng hóa tiêu dùng, hiện mỗi lít dầu ăn đã tăng 50% so với đầu năm và gấp đôi hai năm trước, lên hơn 55.000 đồng, mức cao nhất từ trước đến nay. 

# Đóng cửa ngày 18/05, thị trường trải qua phiên điều chỉnh giảm mạnh trên cả 4 nhóm mặt hàng.

Chỉ số MXV- Index giảm sâu 2,12% xuống mức 2.977 điểm, một lần nữa tuột khỏi mốc 3.000 điểm. Tuy nhiên, nhờ tính chất 2 chiều của thị trường, GTGD toàn Sở vẫn tăng ấn tượng 22%, đạt hơn 8.600 tỷ đồng, cao nhất kể từ giữa tháng 03 đến nay.

Xăng RBOB là mặt hàng có mức giảm mạnh nhất thị trường, 5,6% xuống 3,72 USD/gallon. Đây là phiên giảm thứ 2 liên tiếp sau khi mặt hàng này đạt mức đỉnh cao nhất mọi thời đại vào đầu tuần. Mức giảm này cũng đã kéo theo đà trượt giá của 2 mặt hàng dầu thô. Kết thúc ngày hôm qua, cả dầu thô WTI và Brent đều giảm 2,5%, xuống hơn 109 USD/thùng.

# Hầu hết các tổ chức tài chính quốc tế lớn đều đưa ra những dự báo không mấy "sáng sủa" về triển vọng kinh tế toàn cầu.

Ông Pierre Olivier Gourinchas - nhà kinh tế trưởng của IMF cho biết: "Có ba lý do chính cho việc hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu. Thứ nhất, cuộc xung đột Nga - Ukraine làm tăng giá năng lượng và hàng hóa trên thế giới, dẫn đến sản lượng ít hơn và lạm phát nhiều hơn. Thứ hai là tình trạng lạm phát gia tăng ở hầu hết các quốc gia và dự kiến sẽ còn kéo dài. Bên cạnh đó, đà tăng trưởng chậm lại của kinh tế Trung Quốc với việc đóng cửa thường xuyên hơn do dịch bệnh, đang làm tăng áp lực giá cả gia tăng ở nhiều nơi trên thế giới, khiến các ngân hàng trung ương buộc phải thắt chặt kiểm soát chính sách tiền tệ"

Ngân hàng Thế giới (WB) đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới trong năm nay từ mức 4,1% xuống 3,2%. Trong khi, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cũng hạ dự báo xuống còn 3,6%.

# Bộ Phát triển Kinh tế Nga dự báo GDP cả năm 2022 sẽ giảm 7,8%. Từ quý 4, kinh tế Nga sẽ bắt đầu phục hồi, song vẫn còn chậm. 

Còn kinh tế của Nhật Bản cũng  ghi nhận mức tăng trưởng âm trong quý đầu năm nay, chủ yếu do tác động tiêu cực của các biện pháp phòng chống dịch COVID-19. 

Tin thị trường chứng khoán

Ảnh: AP

# Với TTCK Mỹ, lực bán mạnh trở lại đã diễn ra trên TTCK Mỹ. Chỉ số DJIA và S&P 500 giảm tương ứng 3,57% và 4,04%, cùng là mức giảm mạnh nhất từ năm 2020.

# Còn ở trong nước, Việc thanh khoản vẫn hạn chế trong các phiên tăng cho thấy cầu vẫn còn rất thận trọng ở vùng giá cao.

# Theo SSI Reseach, TTCK Việt Nam nhạy cảm hơn với diễn biến TTCK Mỹ trong thời gian gần đây có thể kích hoạt lực bán trở lại trên thị trường trong phiên hôm nay. Theo đó, chỉ số VNIndex có thể lùi về kiểm lại vùng hỗ trợ gần nằm quanh đường trung bình động EMA 5 ngày quanh mốc 1.230 điểm.