ĐBSCL: Gấp rút phòng sốt xuất huyết, chống 'dịch chồng dịch'

“Không thấy ho gì hết chỉ có biểu hiện nóng lên thôi. Ban đầu sốt 38 độ, chú ở nhà 2 ngày. Tưởng cảm sốt thông thường mua thuốc hạ sốt uống nhưng không bớt. Sau đó sốt hơn 40 độ chú mới lên bệnh viện, người ta làm xét nghiệm mới ra sốt xuất huyết. Chứ ở n

Đó là chia sẻ của ông Trần Văn Úy ở xã Thạnh Phú, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau. Năm nay đã hơn 62 tuổi, việc mắc sốt xuất huyết khiến bản thân ông cùng gia đình ngỡ ngàng và rất lo lắng bởi cứ nghĩ bệnh chỉ xảy ra chủ yếu trên trẻ em. Không riêng gì ông Úy, mà nhiều bà con khác ở địa phương cũng có tâm lý chủ quan với các dấu hiệu của loại bệnh nguy hiểm này.

Bác sĩ Chuyên khoa 2 Nguyễn Minh Tiến, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng TP.HCM cho biết:  “Khi điều trị 2 bệnh như vậy thì dịch truyền phải điều chỉnh phù hợp, tại vì COVID-19 gây tổn thương phổi, sốt xuất huyết thì gây sốc. Khi truyền dịch cũng dễ bị phổi, dễ suy hô hấp. Đặc biệt là nhóm trẻ bị dư cân, mình phải điều chỉnh lại cân nặng để truyền dịch thích hợp với cân nặng lý tưởng của trẻ”.
Theo thống kê gần nhất của Bộ Y tế, tính đến thời điểm hiện tại, cả nước có hơn 50.000 ca mắc, đặc biệt có nhiều trường hợp nặng trên các cơ địa đặc biệt như phụ nữ có thai, trẻ nhỏ sức đề kháng non yếu, bệnh nhân có các bệnh nền như suy tim, suy thận, bệnh gan, phổi mạn tính… 18 trường hợp tử vong do sốt xuất huyết.

Do đó, Bộ Y tế yêu cầu vừa chống dịch COVID-19 vừa đảm bảo khám chữa bệnh thông thường, đặc biệt là sốt xuất huyết đang có chiều hướng gia tăng. 

--

Mời quý vị và các bạn cùng lắng nghe Kênh Podcast chuyên biệt đầu tiên về đời sống của người dân vùng đất phương Nam: "Chuyện Mekong" trên nền tảng thiết bị di động; bằng cách truy cập vào các ứng dụng: Spotify, Apple Podcast (trên hệ điều hành iOS); Google Podcast (trên hệ điều hành Android); sau đó gõ từ khóa: Chuyện Mekong.