Dầu thô bật tăng trở lại do căng thẳng địa chính trị

Giá dầu tăng trở lại trong ngày hôm qua do căng thẳng chính trị leo thang ở nhiều khu vực trên thế giới. Kết thúc phiên giao dịch, giá WTI tăng 2.38 % lên 84.37 USD/thùng trong khi giá Brent tăng 2.05% lên 87.18 USD/thùng. Giá tăng vượt qua cả mức giảm củ

Dầu thô bật tăng trở lại do căng thẳng địa chính trị, bất chấp xu hướng tiêu cực của thị trường tài chính chung (Ảnh nh họa)

Dầu thô biến động tương đối mạnh trong phiên và dao động xung quanh vùng giá đóng cửa. Một mặt, dầu thô và các tài sản rủi ro khác chịu sức ép do các ngân hàng trung ương như Singapore đột ngột tăng lãi suất mà không thông qua kế hoạch trước, mở ra khả năng FED sẽ đưa ra hành động tương tự trong cuộc họp ngày hôm nay.

Có thể nói, đây là một trong những rủi ro lớn nhất trên thị trường tài chính hiện tại, do đó dầu thô cũng không tránh khỏi áp lực chung.

Tuy vậy, giá vẫn được hỗ trợ vào phía cuối phiên khi các căng thẳng địa chính trị gia tăng. Phía Nga và NATO đồng loạt chỉ trích nhau về việc gửi quân đội đến gần biên giới châu Âu, cùng lúc đấy Mỹ cũng lên tiếng chỉ trích phiến quân Houthi tại Yemen về việc tấn công UAE. Điều này có nguy cơ khiến cho căng thẳng giữa Mỹ và Iran gia tăng, do phía Iran được xem là có mối quan hệ thân thiết với Houthi.

Như vậy, khả năng Mỹ và Iran có thể thuận lợi đạt thỏa thuận hạt nhân và mở đường cho việc Iran xuất khẩu trở lại tương đối thấp. Dầu thô tăng bất chấp đà giảm của thị trường chứng khoán Mỹ cho thấy đà tăng của dầu đang dựa trên triển vọng căng thẳng địa chính trị gia tăng và tạo ra gián đoạn trong nguồn cung.

Thông tin sáng nay của Viện Dầu khí Mỹ API cho biết tồn kho dầu thô đã giảm trở lại khoảng 872,000 thùng là một tín hiệu tích cực đối với thị trường. Như vậy, 2 trong 3 tuần gần đây tồn kho dầu thô thương mại đều giảm, ngược với xu hướng trong tháng 1 hàng năm.

Nhãn

Nguyên liệu công nghiệp

Sắc xanh quay trở lại với hai mặt hàng cà phê. Hợp đồng Arabica kỳ hạn tháng 3 tăng 2% lên 237.9 cents/pound, còn hợp đồng Robusta cùng kỳ hạn cũng tăng 1.8% lên 2237 USD/tấn. Sức ép bán trên thị trường cà phê gần đây xuất phát từ việc tâm lý các nhà đầu tư bị ảnh hưởng do đợt bán tháo của thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, nhu cầu tiêu thụ cà phê đang được kỳ vọng sẽ hồi phục đã giúp cho cả hai mặt hàng cà phê nhận được lực mua.  Mức tồn kho Arabica đạt chuẩn trên Sở ICE US tiếp tục giảm mạnh về 1.33 triệu bao đã giúp cho giá tăng và lấy lại toàn bộ mức giảm trước đó. Giá Robusta dù không được các tin tức cơ bản hỗ trợ nhưng vẫn đóng cửa trong sắc xanh bở phe mua muốn thu hẹp khoảng cách chênh lệch gần 60% giữa hai Sở.

Giá bông tăng nhẹ 0.5% lên 120.92 cents/pound. Triển vọng tiêu thụ của thị trường bông vẫn rất sáng sủa khi mà nhu cầu nhập khẩu của Trung Quốc liên tiếp tăng trơng thời gian gần đây. Đồng Nhân dân tệ đang ở mức mạnh nhất kể từ năm 2018 đã góp phần đẩy mạnh sức mua và các đơn đặt hàng.

Tuy nhiên, đà tăng của phiên hôm qua có phần hạn chế, vì tâm lý e ngại rủi ro của các nhà đầu tư, nhất là khi giá bông đang ở trên khu vực đỉnh 10 năm.

Trái lại, sắc đỏ vẫn duy trì trên thị trường đường. Hợp đồng đường 11 tháng 3 giảm 0.2% còn 18.8 cents/pound, hợp đồng đường trắng gần như không thay đổi quá nhiều, đóng cửa giảm nhẹ 0.1% về 504 USD/tấn.

Dù giá dầu thô tăng trở lại trong phiên hôm qua, nhưng giá đường không được hỗ trợ quá nhiều, bởi triển vọng thu hoạch mía ở Ấn Độ, Thái Lan và Brazil đều rất tốt. So với sự hồi phục của các mặt hàng nguyên liệu công nghiệp, sức mua của thị trường đường rất yếu chính là vì nguyên nhân nguồn cung dồi dào này.