Đặc sản 'tắc đường' trên thế giới: Việt Nam có mặt

VOVGT-Tắc đường không còn là việc quá xa lạ với mọi người, tuy nhiên, tắc đến mức mà ai cũng phải lắc đầu ngán ngẩm thì...

'Giờ cao điểm' là tên gọi dành cho khoảng thời gian tham gia giao thông căng thẳng nhất. Nó xuất hiện 2 lần mỗi ngày; giờ đi làm và giờ về. 'Giờ cao điểm' có thể có kéo dài từ 2-3 tiếng, tuy nhiên, nếu có một vụ tai nạn giao thông, hay sự cố trên đường, thì người tham gia giao thông sẽ tin rằng: 'hôm đó, giờ cao điểm dài bất tận'.

Theo nghiên cứu của Inrix Global Traffic Scorecard, chỉ riêng tại Mỹ, tắc nghẽn giao thông tiêu tốn gần 300 tỷ USD về khí đốt và thời gian. Trên toàn thế giới, tình trạng tắc nghẽn giao thông vào khung giờ cao điểm đang theo thang và gây thiệt hại không nhỏ cho người dân.

Dưới đây là một số hình ảnh về những thành phố đứng đầu danh sách về tình trạng tắc đường giờ cao điểm:


Los Angeles, Mỹ (Richard Vogel/AP)

Đứng đầu danh sách là thành phố Los Angeles (Mỹ), tình trạng tắc đường tại đây không chỉ diễn ra trong khu vực thành thị, nó còn phổ biến hơn nữa tại các cao tốc .

Sao Paulo , Brazil (Andre Penner/AP)
Tắc đường trong các tuyến phố nội đo tại thành phố Sao Paulo là chuyện bình thường. Tắc tại các nhà chờ, nhà ga tàu điện ngầm mới là điều đáng nói. Theo đánh giá của TomTom (Chuyên trang nghiên cứu số liệu phục vụ chính sách công về tắc nghẽ đô thị), mỗi người dân tại thành phố này sẽ tiêu tốn 108 giờ mỗi năm cho việc đi lại.

Rio de Janerio, Brazil (Yasuyoshi/Getty Images)
Rio de Janerio là thành phố thứ 2 của Brazil rơi vào danh sách tắc nghẽn giao thông giờ cao điểm. Thành phố này có mật độ phương tiện đứng thứ 8 trong danh sách những thành phố lớn nhất thế giới, dĩ nhiên, tình trạng tắc đường là không thể tránh khỏi.

Jakarta, Indonesia (Dita Alangkara/AP)
Theo danh sánh của TomTom, Jakarta (Indonesia) hiện tại đanh dành ngôi vị thứ 3 trong bảng xếp hạng tắc đường toàn thế giới. Không phải là 108 giờ mỗi năm như ở Sao Paulo, người dân ở Jakarta sẽ tiêu tốn trung bình 22 ngày cho việc tham gia giao thông. 

New Delhi, Ấn Độ (Gurinder Osan/ AP)
Theo nghiên cứu của Trung tâm Khoa học và Môi trường (CSE), thành phố này không có giờ cao điểm vì lưu lượng phương tiện giao thông ở mọi khung giờ là như nhau. Kể cả chọn hình thức đi bộ tới chỗ làm, người dân vẫn mắc kẹt trên đường và cũng không nhanh hơn chút nào.

Mátcowva, Nga (Pavel Golovkin)
Thời gian di chuyển vào buổi tối tăng 94% so với các khung giờ khác.

Manila, Philippines (Aaron Favila/ AP)
Tình trạng giao thông tại Manila đang được dự báo sẽ tiến tới mức "bế tắc" vào năm 2022. Điều có nghĩa, tốc độ trung bình của các phương tiện giao thông tại đây sẽ rơi xuống mức 5 dặm/h (tương đương 8km/h).

Hà Nội, Việt Nam (Nick Ut/AP)
Không nằm ngoài danh sách, Hà Nội cũng có mặt trong danh sách vì có hình thức giao thông hỗn hợp 'xe máy và ô tô' trên đường. Tương tự như Manila, Boston Consulting Group cũng đưa ra dự đoán về nguy cơ 'bế tắc' vào năm 2022.

Paris, Pháp (Charles Plautiau/ Reuters)
Trung bình, người dân Paris dành ra 154 giờ mỗi năm cho việc tham gia giao thông. 

Athens, Hy Lạp (Yorgos Karahalis/Reuters)
Khá hơn Paris, người dân ở Athens chỉ phải bỏ ra 131 giờ mỗi năm cho việc tham gia giao thông.

New York, Mỹ (Seth Wenig/ AP)
Vì tắc nghẽ giao thông, hoạt động kinh doanh tại New York phải chịu thiệt hại lên tới 70 triệu USD mỗi năm (tương đương 1.600 tỷ VNĐ)