Bao câu chuyện của nhiều thế hệ cư dân đã từng sinh ra và lớn lên tại đây. Dù đã thay da, đổi thịt qua những biến thiên của thời gian, thế nhưng Cư Xá Đô Thành, một trong những cư xá có tuổi đời lâu nhất Sài Gòn vẫn tồn tại ở đó và là nh chứng của một dấu mốc thời gian của mảnh đất này.
“Trả lại anh yêu, khung trời mùa hạ
Ngọn đèn hiu hiu, nỗi lòng cư xá.”
Trong ca khúc “Trả lại em yêu” của nhạc sĩ Phạm Duy, một người con của mảnh đất Sài Gòn đã sinh ra và lớn lên trong những khu cư xá. Những khu cư xá cũ thuở nào đã trở thành một phần máu thịt, một phần rất riêng của Sài Gòn. Sống ở Sài Gòn đủ lâu, có lẽ con đường Điện Biên Phủ sẽ chẳng còn quá xa lạ với bất kì ai.
Thế nhưng, giữa những xô bồ, vội vã, chắc chẳng mấy ai có đủ thời gian để ngắm nhìn, để tâm đến chiếc cổng sơn trắng, lợp lớp ngói đỏ đã nhuốm màu thời gian có đề “Cư Xá Đô Thành” cùng đôi câu đối chữ Hán được khắc lên 2 bên cột chả mấy nổi bật.
Dù vậy, thì khu cư xá ấy đã đồng hành cùng mảnh đất này ngót nghét gần 1 thế kỷ.
Ghé lại khu cư xá để tìm về chút hoài niệm, chút dáng hình của Sài Gòn những ngày muôn năm cũ vào một sáng tinh mơ. Rẽ phải từ đường Điện Biên Phủ vào cổng khu cư xá Đô Thành, phía sau chiếc cổng được sơn trắng đã nhuốm màu thời gian, chúng tôi như bước vào một Sài Gòn thật khác.
Trái với những xô bồ, vội vã, chen chúc ngoài kia, khu cư xá lại mang chút yên bình, chút trầm lắng. Dọc khắp những con đường, những hàng dầu cổ thụ cao vài chục mét toả bóng râm như chiếc áo choàng ấp ôm khu cư xá cũ kỹ giữa tiết trời có chút se lạnh.
Hai bên đường, những quán cà phê cóc chỉ với vài chiếc bàn, cùng vài ba chiếc ghế nhựa là nơi mỗi sáng cư dân của khu cư xá này lại ngồi nhâm nhi ly cà phê sáng, người thì phiếm chuyện cùng nhau, người thì trầm tư bên bàn cờ tướng như khắc hoạ một dáng vẻ thật khác của Sài Gòn.
Dừng chân tại một quán cà phê cóc ven đường, may mắn thay chúng tôi lại được trò chuyện ông Trần Văn Lượm (76 tuổi), người đã sinh ra và lớn lên ngay chính khu cư xá này. Theo lời kể của ông, khu cư xá này được xây nên từ thời Pháp thuộc, dành cho những người có thu nhập thấp.
Ngắm nhìn khu cư xá đã dung dưỡng mình suốt cả cuộc đời cùng những hàng cây cổ thụ đã gần trăm năm tuổi, ông Lượm chia sẻ: “Đây là nơi chôn nhau cắt rốn của tôi, vợ con giờ cũng ở đây, tôi lấy vợ ở đây rồi sống ở đây. Con cái tôi hiện giờ cũng sinh sống, làm ăn, buôn bán ở đây, đây là những kỷ niệm. Mỗi năm mỗi khác, cách mười năm là khác, nó thay đổi nhiều lắm. Nhưng mà hiện tại vẫn còn những cây da, cây dầu 8 – 9 chục năm rồi nó vẫn còn tồn tại với thời gian".
Cư xá Đô Thành thuở nào giờ đã hiện đại hơn, khang trang hơn. Những ngôi nhà cao tầng mọc lên nhiều như nêm xen giữa đó là những gốc cổ thụ ngót nghét trăm tuổi khiến cho bức tranh phác hoạ về khu cư xá này ngày hôm nay bên cạnh sự đổi mới, hiện đại vẫn còn những nét chấm phá của những ngày xưa cũ. Ngắm nhìn những góc phố, con đường thân thuộc thuở nào, những ký ức như đoạn phim chiếu chậm trong đôi mắt đã hằn đầy vết chân chim của cụ ông đã ở cái độ tuổi gần đất xa trời.
Thoáng chút hoài niệm, ông Lượm kể cho chúng tôi nghe về hồi ức của ông với khu cư xá này: “Thời điểm tôi còn học sinh, những thời gian nghỉ học tôi hay ra Năm Dưỡng, đông lắm, toàn học sinh áo trắng không à. Con đường Nguyễn Thiện Thuật có đường hẻm ngang vậy nè, gọi là cà phê Năm Dưỡng, đó mới là số 1. Những cái gì mất rồi, như tối có bà bán chè đậu xanh nấu đường, bà ra đứng bán. Hay là tối có ông bán bánh bò, bán bún thịt xào, 9-10 giờ đêm có ngừoi ta đi bán. Còn giờ đây đâu có đâu, đêm toàn bộ là im ắng hết.”
Rảo mắt nhìn quanh khoảng trời chôn giấu biết bao kỷ niệm suốt cả cuộc đời, ngắm nhìn những ngôi nhà cao tầng nơi khi xưa chỉ là những khu nhà cấp 4. Thoáng chút hoài niệm trong ánh mắt, ông bùi ngùi kể lại, khi xưa khu cư xá này chỉ vỏn vẹn có 3 con đường gọi là đường số 1, 2, 3. Tất cả những ngôi nhà trong khu đều được thiết kế với bề ngang 4m và chiều dài 25m, xây dựng theo một thiết kế hệt như nhau với mái lợp tôn, phía trước nhà là mái hiên cùng một khoảng sân rộng chừng 4m, xung quanh là tường bao cùng chiếc cổng gỗ.
Trong ngôi nhà, các phòng ốc được bố trí tuần tự: Phòng khách, phòng ngủ, bếp rồi đến nhà cầu. Và theo lời kể của ông, những ngôi nhà mang đậm nét đặc trưng của khu cư xá Đô Thành thuở nào giờ chỉ còn là dĩ vãng, bởi cư dân ở đây phần lớn cũng đã rời đi, những căn nhà cũ kỹ cũng đã xuống cấp nhiều và phải tu sửa.
Thoáng chút bùi ngùi ông Lượm tâm sự: “Mình thấy cuộc sống hiện tại cũng bình thản đi. Theo thời gian đã phôi phai, nó đã che lấp, xoá bỏ được những gì dĩ vãng. Hiện tại, chú đã già rồi, chỉ chờ ngày chú ra đi thôi, còn con cháu sẽ theo đó. Những người kỷ niệm với tôi đã ra đi hết rồi không còn ai, hiện tại lẻ loi có một mình tôi thôi".
Giữa nhịp sống hối hả của thành phố hiện đại và phát triển bậc nhất cả nước, khu cư xá Đô Thành thuở nào trước những biến thiên của thời gian cũng đã thay da đổi thịt nhiều. Thế nhưng, vùng ký ức của những thị dân nơi đây vẫn mãi là một phần máu thịt của Sài Gòn. Và đối với nhiều người trẻ, sự bình yên của những khu cư xá mang hồn Sài Gòn xưa vẫn là nơi tới lui quen thuộc, để chữa lành, để tìm về những phút giây yên ả giữa ồn ào phố thị.
Và dù Sài Gòn – TP.HCM có phát triển đến đâu, những hàng cây Dầu trăm tuổi cùng chiếc cổng Cư Xá Đô Thành in dấu thời gian sẽ vẫn ở đó, vẫn là nơi để góp nhặt những bình yên.
SỐNG Ở SÀI GÒN: “Quái xế” trong đô thị phát triển
Trẻ dưới 16 tuổi điều khiển xe gắn máy tham gia giao thông là vấn đề nhức nhối của xã hội, tiềm ẩn mối nguy hiểm cho người xung quanh và để lại hậu quả rất đau lòng. Vấn đề này diễn ra ở khắp nơi, trong đó có TP.HCM - một đô thị văn nh và phát triển.
Ở một thành phố nhộn nhịp và ai cũng vội vã sẽ rất dễ lơ là, thờ ơ trong việc giáo dục thế hệ trẻ về thượng tôn pháp luật, chấp hành ATGT...
Mất an toàn giao thông diễn ra mỗi ngày trên đường phố ở TP.HCM. Trong đó xuất phát từ những hành vi vi phạm luật giao thông khi lưu thông trên đường. Những lỗi vi phạm ấy bắt nguồn từ nhiều người, nhiều độ tuổi khác nhau, kể cả trẻ em dưới 16 tuổi. Câu chuyện trẻ em dưới 16 tuổi trở thành “quái xế” là vấn đề “nóng” được xã hội quan tâm, bởi những hậu quả của việc trẻ em cầm lái là không hề nhẹ.
Theo thống kê của Ủy ban An toàn Giao thông quốc gia, năm 2023, gần 1.000 trẻ dưới 18 tuổi thiệt mạng và 1.300 em bị thương do tai nạn giao thông. Trong đó có 80% nạn nhân thuộc độ tuổi 15-18 tự điều khiển phương tiện tham gia giao thông gây tai nạn.
Câu chuyện giao xe cho trẻ chưa đủ nhận thức luôn được phê phán rất nhiều, nhưng vấn đề và hậu quả thì vẫn cứ thế xảy ra. Để các em tiếp cận với phương tiện xe gắn máy khi còn đang “trắng kiến thức” ATGT là lỗi rất lớn ở gia đình. Bởi phía gia đình quá chiều chuộng và thiếu sự quan tâm đã làm các em trở thành một phiên bản không tốt trong giai đoạn trưởng thành. Và khi các con đang ở độ tuổi nổi loạn, thích tìm hiểu và tự do nhưng lại thiếu sự dìu dắt từ đấng sinh thành, đã dẫn đến việc các em có những hành động bạo lực, gây nguy hiểm cho bản thân và người khác.
Cấm trẻ em dưới 16 tuổi điều khiển xe gắn máy tưởng chừng thấy dễ nhưng nhìn chung lại khó. Thấy dễ nếu tất cả các bậc phụ huynh đều cứng rắn trong việc giáo dục và tuyệt đối nói không đối với giao phương tiện xe gắn máy cho trẻ. Tuy nhiên vấn đề lại trở nên khó khi những người làm cha và mẹ quá thờ ơ, thiếu sự hiểu biết và xem nhẹ pháp luật.
Rất nhiều vụ tai nạn thương tâm xảy ra do trẻ em chưa đủ tuổi cầm lái. Trong những vụ tai nạn nghiêm trọng như thế thì các em và cả người giao xe đều phải chịu truy tố trách nhiệm hình sự. Dù là thế nhưng những mất mát, đau thương để lại cho những gia đình nạn nhân là chẳng gì bù đắp được.
Để có thể lái một phương tiện ra đường, chúng ta - những người trưởng thành đã phải học rất nhiều từ lý thuyết ATGT, phản ứng trước mỗi tình huống và học cả cách kiềm chế bản thân...Tuy nhiên, đôi khi tham gia giao thông chúng ta vẫn còn vi phạm từ những lỗi nhỏ cho đến nghiêm trọng. Vì thế, khó mà không tránh khỏi việc mất ATGT, rồi gây ra tai nạn giao thông khi các em còn là “một tờ giấy trắng” điều khiển xe gắn máy ra đường.
Ở TP.HCM, đâu đó trẻ chưa đủ tuổi điều khiển xe gắn máy lưu thông trên đường vẫn còn diễn ra hằng ngày. Thế mới thấy nhiều phụ huynh vẫn còn thiếu hiểu biết và xem nhẹ luật pháp khi giao xe cho các con.
Để tránh khỏi những vụ tai nạn giao thông thương tâm do trẻ em gây ra, thiết nghĩ trong tương lai cần đưa Luật trở thành một bộ môn trong giáo dục phổ thông, từ đó uốn nắn những thế hệ trẻ biết thượng tôn pháp luật. Bên cạnh đó phải là sự quan tâm các em từ phía gia đình, không chỉ phó thác hoàn toàn việc giáo dục cho nhà trường.
Một yếu tố khác để hình thành một thế hệ hiểu biết và chấp hành luật đó là cộng đồng, xã hội. Mỗi người khi tham gia giao thông nhưng vi phạm luật cũng có thể là tiền lệ xấu để các cháu làm theo. Người lớn lái xe chưa đúng thì khó tránh khỏi lứa trẻ lái xe mất an toàn. Bởi học cái tốt mất nhiều thời gian, còn học cái xấu lại chỉ trong tích tắc.
Quyết định một xã hội phát triển và văn nh nằm ở mỗi cá nhân đóng góp. Hãy trở thành những tấm gương tốt và hiểu biết để xây dựng một thế hệ hoàn hảo cho tương lai, trong “bức tranh” ấy là một văn hoá giao thông lịch sự và an toàn.
TIN YÊU
# Mới đây, Sở Giao thông Vận tải TP.HCM đã tổ chức hội nghị tham vấn ý kiến các bên về báo cáo nghiên cứu tiền khả thi cho 5 dự án nâng cấp, mở rộng đường hiện hữu theo hình thức BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao), áp dụng cơ chế đặc thù của Nghị quyết 98. Trong đó có dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1 (từ đường Kinh Dương Vương đến ranh tỉnh Long An) dài 9,3 km.
# Sau 6 tháng TP.HCM thí điểm thực hiện “Thu phí sử dụng tạm thời lòng đường, vỉa hè” tại một số quận huyện, đến nay đã thu được nhiều kết quả khả quan. Những vạch kẻ phân chia vỉa hè đã góp phần tạo nên bộ mặt đường phố ngăn nắp, trật tự. Các cơ sở kinh doanh đã bày biện bàn ghế đẹp mắt, đúng nơi đúng chỗ, bố trí chỗ đậu xe máy ngay ngắn bên trong hoặc bên ngoài vạch kẻ và chừa đường cho người đi bộ khá thoải mái.
# Vừa qua, UBND TP.HCM đã tổ chức ra mắt “Ứng dụng Công dân số TPHCM” (gọi tắt là “App Công dân số”). Đây là một ứng dụng di động thông nh, là kênh giao tiếp hai chiều giữa chính quyền TP và người dân bằng tương tác “một chạm” dễ dàng, thuận tiện.
Thông qua App Công dân số, người dân có thể phản ánh các sự việc, gửi ý kiến góp ý, hiến kế các vấn đề mà mình quan tâm. Đồng thời, theo dõi sát sao tiến độ xử lý của cơ quan chức năng. Người dân cũng có thể tiếp cận, tra cứu và sử dụng các tiện ích dịch vụ công một cách nhanh chóng, thuận tiện, trên nhiều lĩnh vực thiết thực với đời sống.
# Trang du lịch CN Traveller vừa đưa ra 25 điểm du lịch tốt nhất trên thế giới vào năm 2025, trong đó có TP.HCM. Ngoài những điều mới mẻ và sáng tạo thì những khu chợ nhộn nhịp, những người bán hàng rong giản dị đã giữ được nét quyến rũ xưa cũ rất riêng của TP.HCM.