Chung cư bình dân vắng bóng trên thị trường BĐS

Thực tế là nhà ở bình dân, vừa túi tiền vẫn vắng bóng, còn dự án cao cấp tiếp tục đổ bộ Hà Nội với giá thấp nhất gần 70 triệu một m2. Điều này khiến tình trạng lệch pha trên thị trường nhà ở thủ đô ngày càng trầm trọng.

Ảnh nh họa: Công thương

Tại hội nghị toàn quốc về phát triển KT-XH vừa diễn ra, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết tăng trưởng GDP cả năm nay ước đạt khoảng 7%, vượt chỉ tiêu Quốc hội đề ra (6-6,5%).

Thủ tướng cũng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, mục tiêu đến 2030 quy mô GDP đạt khoảng 780-800 tỷ USD. 

Một tín hiệu khác đó là đang có ngày càng nhiều DN lạc quan về kết quả kinh doanh từ nay đến cuối năm. Theo khảo sát của Tổng cục Thống kê, hơn 42% doanh nghiệp trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo cho rằng hoạt động sản xuất kinh doanh quí 4-2024 sẽ tốt lên so với quí trước đó.

Về đơn đặt hàng, kết quả khảo sát cho thấy có 40,5% trong tổng số doanh nghiệp được hỏi dự kiến có đơn hàng tăng.

Nhiều yếu tố như đơn đặt hàng mới, sử dụng lao động và khối lượng sản xuất đều được dự báo sẽ tăng trưởng trong quí 4. 

Ảnh nh họa: Cafebiz

Còn với lĩnh vực BĐS, phân khúc bình dân đang ngày càng vắng bóng trên thị trường. Thực tế là nhà ở bình dân, vừa túi tiền vẫn vắng bóng, còn dự án cao cấp tiếp tục đổ bộ Hà Nội với giá thấp nhất gần 70 triệu một m2. Theo Hội Môi giới BĐS, điều này khiến tình trạng lệch pha trên thị trường nhà ở thủ đô ngày càng trầm trọng. 

Còn tại TPHCM, dự thảo khung giá cho thuê nhà ở xã hội, nhà lưu trú, nhà trọ do tư nhân đầu tư trên địa bàn TP HCM đang được Sở Xây dựng lấy ý kiến.

Theo đó, mỗi m2 nhà xã hội tại TP HCM sẽ được xác định dựa trên mức giá do thành phố quy định cứng thấp nhất 96.000 đồng kèm chi phí bồi thường, hỗ trợ tái định cư được phân bổ vào căn hộ.

Nhiều ứng dụng mua sắm hàng hóa giá rẻ của Trung Quốc đang đổ bộ vào Việt Nam. Bên cạnh AliExpress, Temu và Shein, một số sàn nội địa Trung Quốc như Taobao, 1688, Pinduoduo hay JD đang tạo điều kiện cho người Việt nhập hàng trực tiếp. 

Và mới đây, Hà Nội lên kế hoạch triển khai các chương trình khuyến mại tập trung trong các tháng 5, 7 và 11/2025. Theo đó, người tiêu dùng Thủ đô sẽ được tiếp cận với hàng ngàn nhãn hàng có giá bán ưu đãi sâu.

Ảnh nh họa: CTCK DSC

Thị trường chứng khoán

Tâm lý thận trọng khiến thị trường duy trì trạng thái ảm đạm. Chỉ số VN-Index lình xình quanh vùng giá tham chiếu khi thiếu vắng nhóm cổ phiếu trụ cột dẫn dắt.

Độ rộng các cổ phiếu trong rỗ VN30 với sắc đỏ khá áp đảo. Trong đó, MWG, TCB, VJC và ACB gặp phải áp lực bán mạnh. Ngược lại, các mã như VHM, VIC, VCB và FPT duy trì đà phục hồi.

Áp lực bán tiếp tục xuất hiện ở nhóm viễn thông với mức giảm lớn nhất thị trường. Cụ thể có VGI, CTR, VTK, MFS... Riêng sắc xanh vẫn còn hiện diện ở một số mã như TTN, VNB, VNZ...

Theo sau là nhóm ngành năng lượng cũng ghi nhận sự sụt giảm với sắc đỏ hiện diện ở phần lớn các mã cổ phiếu, như: BSR, PVS, PVD... Phần còn lại các mã hiện đang ở trạng thái tham chiếu.

Ở chiều ngược lại, ngành bất động sản lại có sự phục hồi khá tích cực và đóng vai trò nâng đỡ chính của thị trường khi lực mua tập trung chủ yếu ở các ông lớn như VRE, DXG, VIC, PDR và DIG.

Trong đó, đáng chú ý VHM là mã sớm tăng hơn 4% ngay từ khi mở cửa trong phiên sáng nay cùng khối lượng giao dịch gia tăng vượt mức trung bình 20 phiên cho thấy tâm lý nhà đầu tư đang rất lạc quan.

Kết phiên sáng nay, VN-Index tăng gần 2 điểm, lên 1.287 điểm./.