Chợ nổi Ngã Năm - mấy chặng thăng trầm

Những phiên chợ nổi được hình thành như một thói quen di chuyển trên sông nước của người dân ĐBSCL hàng thế kỷ qua vẫn là đề tài thu hút sự quan tâm của công chúng mà nhất là khách du lịch.

Từ Ngã Năm, Ngã Bảy xuôi dọc sông Tiền đến chợ Cái Bè, Trà Ôn rồi về Cái Răng, chảy dài tới tận ệt thứ Cà Mau…các phiên chợ nổi sầm uất giúp giao thương từ nông thôn ra thành thị.

Những sản vật đặc trưng của vùng đất chín rồng màu mỡ cứ lênh đênh theo ghe, xuôi con nước lớn ròng để đến với mọi người. Cũng giống những tổ hợp chợ nổi “vang bóng một thời”: Ngã Bảy, Long Xuyên, Cà Mau, Cái Bè… chợ nổi Ngã Năm có tuổi đời hơn 100 năm. Cái chợ không lớn, nhưng lại có tầm quan trọng, được xem là “trạm trung chuyển” trên sông của cánh thương hồ vùng thượng và vùng hạ.

Nhà nghiên cứu văn hóa Nam Bộ - Nhâm Hùng cho biết: “Đặc thù của chợ Ngã Năm là bán hàng lẻ nhiều hơn bán sỉ. Nó gần như là cái chợ trung gian. Nó lấy hàng ệt trên như: khóm, khoai, hàng rẫy… để đưa về xứ nước mặn Bạc Liêu, Cà Mau. Ngược lại nó thu mua sản vật xứ nước mặn, như: khô, mắm, ba khía muối… để bán lại cho vùng nước ngọt. Quy mô của nó là bán hàng nhỏ lẻ chứ không đồ sộ chuyên đi hàng sỉ như chợ nổi Ngã Bảy hồi trước”.

Chợ nổi Ngã Năm được chụp thời điểm 2019, đông đúc và tấp nập

Chợ nổi Ngã Năm thuộc thị trấn Ngã Năm, huyện Ngã Năm, cách TP. Sóc Trăng 60km. Chợ nằm ngay điểm giao của năm con sông đi năm ngả: Vĩnh Quới (Sóc Trăng), Long Mỹ (Hậu Giang), Thạnh Trị (Sóc Trăng), Phụng Hiệp (Hậu Giang) và Cà Mau. Tên gọi Ngã Năm xuất hiện khi người Pháp đào kênh Quản lộ Phụng Hiệp, cùng với kênh Xáng cắt ngang kênh Xẻo Chính tạo thành năm nhánh sông, từ Ngã Năm xuôi về các tỉnh Bạc Liêu, Hậu Giang, Kiên Giang.

Ông Bành Phước An, Phó Chủ tịch UBND thị xã Ngã Năm cho biết: “Chợ này hình thành ở vị trí rất thuận tiện cho giao thông đưởng thủy. Từ đó bà con sử dụng xuồng ghe giao thương. Nó nằm trên con kinh của tuyến Thạnh Trị - Ngã Năm, Cà Mau – Ngã Năm, Bạc Liêu – Hậu Giang, rồi nhiều nhánh khác nữa”.

Thời huy hoàng nhất của tổ hợp chợ nổi Ngã Năm được tính từ năm 2019 trở về trước. Khi đó, chợ hội tụ số lượng trên 200 chiếc ghe trao đổi, mua bán. Chợ họp khá sớm, từ 4h sáng và kéo dài đến 8h thì tan dần. Đông đúc nhất thường từ 5h đến 6h.

Vào dịp gần tết nguyên đán, chợ họp từ sáng đến tối. Toàn cảnh khu chợ như một bức tranh tả thực sống động, nhiều màu sắc. Màu sắc từ các loại rau củ, hoa quả; màu của những chiếc áo bà bà phất phơ trong gió. Giữa một vùng sông nước bao la, tiếng mái chèo khua nước, lời mời gọi mua hàng trên những chiếc ghe xuồng, vỏ lãi, xuồng ba lá xuôi ngược… náo động một vùng sông nước thanh bình.

Ông Trần Hoài Phong, tiểu thương chợ nổi Ngã Năm cho biết: “Hồi đó ghe xuồng đông lắm, đậu hai bên nhiều lắm, xuồng ghe đi qua đi lại cũng khó. Ghe nó dày đặc đến nổi người ta có quá dang chuyền từ ghe này sang ghe khác. Ghe trái cây ở trong vườn 2h sáng là người ta chở ra bán rồi”.

Đặc thù của chợ Ngã Năm là bán hàng lẻ nhiều hơn bán sỉ.

Cũng không khác gì chợ nổi Ngã Bảy trong quá khứ hay chợ nổi Cái Răng của hiện tại, chợ nổi Ngã Năm buôn bán đủ các mặt hàng, từ: rau củ quả, thực phẩm gạo, muối, thịt cá cho đến quần áo, vải vóc và cả những ghe chuyên phục vụ cà phê, ăn sáng. Cái ngon nhất là thức ăn sáng trên chợ này với đặc sản bún nước lèo và bánh tằm bì.

Do quá trình phát triển giao thông, thương hồ bỏ sông di chuyển lên đường bộ nên chợ nổi thưa thớt dần. Hiện chợ chỉ còn neo đậu vài chục ghe, xuồng lớn vận chuyển hàng hóa sỉ cặp nhánh sông đi Phụng Hiệp.

Mặc dù chợ đã bị mai một đến mức gần như tan rã, những vẫn còn số ít tiểu thương thích cuộc sống “lang bạt kỳ hồ” bám chợ, thả neo để bán hàng cho cánh tàu bè qua lại trên sông. Sẵn đó, họ hồi tưởng về mấy chặng thăng trầm của cái chợ trên bến dưới thuyền.

Nhà nghiên cứu văn hóa Nam Bộ  - Nhâm Hùng tiếc nuối: “Cái chợ này chỉ sau chợ Ngã Bảy vài năm, tính ra hơn 100 tuổi. Không gian chợ trên bến dưới thuyền, đông vui lắm. Nhưng sau COVID-19 thì chợ gần như đã chấm dứt hoạt động. Còn chăng chỉ vài chiếc ghe thôi, tất cả giao dịch đã chuyển lên bờ hết”.

Chợ họp khá sớm, từ 4h sáng và kéo dài đến 8h thì tan dần. Đông đúc nhất thường từ 5h đến 6h

Dù không còn xôm tụ như xưa, nhưng chợ nổi Ngã Năm và những tổ hợp chợ nổi ền Tây vẫn là từ khóa tìm kiếm của nhiều khách bộ hành. Để bảo tồn chợ, tỉnh Sóc Trăng đang triển khai Đề án tổng thể phát triển du lịch giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030.

Trong đó, du lịch văn hóa thương hồ chợ nổi Ngã Năm là 1 trong 10 sản phẩm du lịch chủ lực được tỉnh tập trung thực hiện. Định hướng của ngành du lịch tỉnh này là sẽ phục dựng lại phong cách thương hồ xưa, khuyến khích tiểu thương kinh doanh các món ăn truyền thống trên sông nước.

Đồng thời, khai thác tuyến đường thủy từ trung tâm chợ Ngã Năm theo đường sông đi đến 5 ngã để du khách trải nghiệm, tham quan làng nghề, hoạt động văn hóa, văn nghệ men theo các tuyến sông này.

Ông Nguyễn Chí Nguyện, chuyên viên phòng Văn hóa và Thông tin thị xã Ngã Năm cho biết: “Hiện nay có chương trình liên kết các tuyến du lịch kết nối Cà Mau – Bạc Liêu – Ngã Năm, chúng tôi đón khách vào buổi trưa ngày hôm trước để nhận phòng. Chiều đưa khách tham quan vườn cò. Hôm sau đón khách tại khách sạn lúc 4h30 sáng để đưa đi tham quan chợ nổi, rồi đi tham quan vườn mãng cầu và làng nghề đan đát”.

Do nhu cầu thương mại thiết yếu và việc đi lại luôn gắn với dòng sông nên điểm giao của các nhánh sông trở thành địa điểm lý tưởng để những thương hồ cắm sào sống đời “gạo chợ nước sông”.

Chợ nổi Ngã Năm cùng với chợ nổi Cái Răng được xem là những chợ nổi cuối cùng còn tồn tại ở ền Tây. Dẫu có tiếc nuối về quy mô bị thu hẹp nhưng điều này cũng thuận theo quy luật tự nhiên, khi mà đường bộ quá hoàn chỉnh và thông thương.

Dù có bị mai một, nhưng chợ nổi Ngã năm vẫn được xem là di sản vì lưu giữ nếp sinh hoạt truyền thống cũng như những giá trị lịch sử, văn hóa. Do nhu cầu thương mại thiết yếu và việc đi lại luôn gắn với dòng sông nên điểm giao của các nhánh sông trở thành địa điểm lý tưởng để những thương hồ cắm sào sống đời “gạo chợ nước sông”.