Trong chuyến về thăm quê hương Cần Thơ tháng 11/2023, ông Mai Văn Mộng đã có một chuyến trải nghiệm thành phố sông nước về đêm bằng xe điện 7 chỗ. Cái gió sông Hậu hòa lẫn không khí tấp nập đường phố, ông Mộng thấy thoáng mát và trong lành.
Nhìn thấy món ăn quê hương từ trên xe, nhìn thấy cây cối và những trò chơi rực rỡ sắc màu, đặc biệt giá thành xe điện lại rất rẻ hơn so với taxi ô tô truyền thống, nên ông hồ hỡi: Tôi thích đi xe điện hơn, thoải mái, không gò bó. Xe điện mát mẻ, thoải mái, trải nghiệm được nhiều thứ tại mình là khách tham quan mà.
Trên địa bàn TP. Cần Thơ hiện nay, chỉ có 2 dòng xe điện lưu thông nhưng chiếm tỷ lệ ít, đó là: taxi điện và xe điện loại 7 chỗ đưa đón khách du lịch nội thành. Để đi tìm câu trả lời, bao nhiêu người tại Cần Thơ hưởng ứng mô hình Giao thông thông nh - Giảm thiểu phương tiện giao thông cá nhân? Nhóm tác do PGS. TS. Nguyễn Võ Châu Ngân, công tác tại Khoa Môi trường và Tài nguyên thiên nhiên, Trường Đại học Cần Thơ dẫn đầu đã thực hiện một cuộc khảo sát.
Kết quả phỏng vấn 100 người dân sinh sống tại ba quận trung tâm thành phố Cần Thơ ghi nhận 87% đáp viên nhận biết xe máy gây ô nhiễm môi trường, trong đó 46% đáp viên có áp dụng một số giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường như định kỳ bảo trì xe, đi chung xe, hạn chế xe máy cũ.
Có 39% đáp viên có ý định đổi sang sử dụng xe máy điện với các lý do xe điện ít gây ô nhiễm môi trường, xe máy xăng cũ sắp bị loại bỏ, và tiết kiệm chi phí đổ xăng. Có 65% đáp viên biết thông tin về hệ thống giao thông công cộng, trong đó 62% đáp viên mong muốn sử dụng loại phương tiện này. Các lý do chính cho sự lựa chọn này bao gồm giảm ô nhiễm môi trường, di chuyển an toàn, tiết kiệm chi phí bảo trì và đổ xăng xe máy.
Đây chính là yếu tố thuận lợi để Cần Thơ làm một cuộc “cách mạng xanh” trên hệ thống giao thông sẵn có, PGS. TS. Nguyễn Võ Châu Ngân cho hiết: “Một chiếc xe buýt sẽ thay thế cho 20 xe gắn máy, chúng ta nên chuyển khai xe buýt nhiều. Chúng ta cũng nên có kế hoạch hướng dẫn người dân chuyển đổi qua loại phương tiện là xe điện, bằng cách đổi xe máy lấy xe điện. Nếu hộ nào khó khăn thì nên tặng luôn để họ vừa chạy vừa quảng bá sản phẩm. Hoặc bán xe điện cho trả góp. Chúng ta cũng nên có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất xe điện”.
Cũng theo kết quả khảo sát của Khoa Quản lý công nghiệp, Trường Ðại học Cần Thơ đối với 200 sinh viên Cần Thơ thì có đến 88,5% sinh viên hiện đang sử dụng xe máy làm phương tiện chính để đi học, nhưng 50% trong số họ cho biết sẵn sàng chuyển sang xe buýt điện nếu điều kiện giao thông thuận tiện và an toàn hơn. Ðiều này phản ánh xu hướng chuyển đổi mạnh mẽ của giới trẻ, đồng thời đặt ra thách thức và cơ hội cho thành phố trong việc cải thiện hệ thống giao thông công cộng.
Xe điện là một trong những giải pháp chuyển đổi giao thông xanh để thích ứng với biến đổi khí hậu. Việc Chính phủ có chính sách ễn thuế đối với xe điện sẽ khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia sử dụng xe điện. Bên cạnh đó, nếu phát triển tốt về cơ sở hạ tầng phục vụ cho giao thông xanh, thành phố thông nh, có các trạm sạc điện được trang bị đồng bộ sẽ thúc đẩy chuyển đổi sang xe xanh.
Những tuyến xe buýt nội thành chất lượng cao chỉ là những gạch đầu dòng đầu tiên cho giao thông công cộng thành phố Cần Thơ. Ngày nay, ở ĐBSCL khái niệm “qua sông thì phải lụy đò” đã lùi vào quá khứ, khi cơ sở hạ tầng, kết cấu giao thông từng bước cải thiện. Người dân hiện có nhiều sự lựa chọn hơn với các phương tiện vận tải khác nhau. Cần Thơ đã và đang phấn đấu xe buýt giá thấp nhưng chất lượng cao nhằm thu hút hành khách sử dụng hệ thống vận tải hành khách công cộng. Thành phố cũng tiến hành “nâng chất” cho xe buýt bằng chính sách trợ giá, đảm bảo tần suất và chất lượng phục vụ. Đã 3 năm, Cần Thơ nghi nhận nhiều cá nhân tự nguyện rời bỏ phương tiện cá nhân, vừa giảm thiểu tai nạn, đảm bảo an toàn giao thông và văn nh đô thị.
Tuy nhiên, xe điện với thành phố Cần Thơ vẫn còn là môt e ngại, xuất phát từ nhiều nguyên nhân khó khăn. Để nhân rộng mô hình sử dụng xe điện nhằm giảm phát thải thì Cần Thơ cần tăng cường truyền thông để thay đổi thói quen sử dụng xe máy của người dân, tranh thủ sự ủng hộ của người dân chuyển đổi sang các phương tiện xanh giảm ô nhiễm môi trường. Cần quy hoạch đồng bộ hạ tầng giao thông (cầu đường, giao lộ, cầu vượt, thông tin tín hiệu, hệ thống giao thông thông nh), kết hợp phát triển mạnh giao thông công cộng cả về chất và lượng bằng các phương tiện xanh.
Ưu tiên cho phương tiện giao thông công cộng như hỗ trợ giá vé, các bãi giữ xe cá nhân, các trạm dừng đỗ đón trả khách, hạ tầng đi bộ an toàn, làn đường ưu tiên, ưu đãi về cầu đường, trạm sạc điện. Thành phố cũng cần mạnh dạng có lộ trình cụ thể hỗ trợ các cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi sang phương tiện giao thông xanh; có cơ chế chính sách khuyến khích doanh nghiệp sản xuất xe điện như ưu đãi giảm thuế - phí, hỗ trợ tài chính (giá, thuế) để đổi xe xanh.
Xe điện là một trong những giải pháp chuyển đổi giao thông xanh để thích ứng với biến đổi khí hậu. Theo PGS.TS Nguyễn Hữu Huân, việc Chính phủ có chính sách ễn thuế đối với xe điện sẽ khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia sử dụng xe điện. Bên cạnh đó, nếu phát triển tốt về cơ sở hạ tầng phục vụ cho giao thông xanh, thành phố thông nh, có các trạm sạc điện được trang bị đồng bộ sẽ thúc đẩy chuyển đổi sang xe xanh. Chính phủ cần có chính sách về đầu tư hạ tầng, cung cấp thông tin có liên quan đến việc chuyển đổi từ xe xăng sang xe điện.
Cần triển khai đồng bộ mô hình giao thông thông nh gắn với thành phố thông nh dựa trên giao thông xanh gắn với chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, sử dụng các loại nhiên liệu thân thiện với môi trường. Ðầu tư giao thông xanh cần đồng bộ với đô thị thông nh, tăng cường mức độ nhận thức về rủi ro môi trường, sự tham gia của Chính phủ và các tổ chức phi Chính phủ để huy động sự tham gia của người dân, doanh nghiệp trong bảo vệ môi trường, thích ứng biến đổi khí hậu, tiếp cận truyền tải thông tin chính sách kịp thời để người dân và doanh nghiệp đồng thuận tham gia chuyển đổi sang giao thông xanh.