Cần quyết tâm lập lại trật tự xây dựng đô thị

Câu chuyện vi phạm trật tự xây dựng không còn mới, nhưng có lẽ chưa bao giờ vấn đề này lại hết nóng. Thời gian gần đây, hàng loạt vi phạm trật tự xây dựng ở ĐBSCL bị phanh phui, cho thấy sự phức tạp và nan giải trong xử lý việc “con voi chui lọt lỗ kim”

Tại TP. Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, một trong những đô thị phát triển năng động nhất cả nước, năm qua, ngành chức năng đã phát hiện nhiều căn nhà xây dựng không phép. Dư luận đặt vấn đề vì sao trên đất nhà nước quản lý mà hàng trăm căn nhà không phép có thể được xây dựng nhanh như thế? Tồn tại ngang nhiên như thế, có cả đồng hồ điện?. Trong số 79 căn biệt thự không phép, có căn đã có người vào ở và có một số căn đang hoàn thiện thì mới được phát hiện và xử lý.

Ông Lê Quốc Anh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang, Tổ trưởng Tổ công tác đặc biệt của tỉnh cho biết: Hiện nay, 79 căn này của rất nhiều chủ, mỗi người có từ 3-7ha… Họ mua giấy tay xong rồi phân lô và bán. Họ bán đúng quy định thì không sao. Mình chỉ cưỡng chế những trường hợp xây dựng trên đất nhà nước, không có giấy phép xây dựng, tự xây dựng trên đất khi chưa chuyển mục đích sử dụng đất. Còn nếu có dấu hiệu lừa đảo thì sẽ hình sự hoá, khởi tố bị can.

Trước mắt xử lý cho xong 79 căn, sau đó sẽ mở rộng sang các khu khác. Làm sao cả đảo Phú Quốc những sai phạm sẽ được xử lý một cách đầy đủ, đúng quy định pháp luật, thời gian có thể kéo dài nhưng tinh thần là phải làm tới nơi tới chốn, làm cho hết. 

Liên quan đến các căn biệt thự xây dựng không phép trên đất Nhà nước quản lý, Đại tá Diệp Văn Thế, Phó giám đốc, thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Kiên Giang cho hay: Trong 79 căn biệt thự xây dựng trên đất nhà nước, có 2 vấn đề đặt ra. Một là quản lý về đất đai như thế nào, hai là quản lý nhà nước về xây dựng như thế nào, trách nhiệm thuộc về ai thì phải làm rõ.

Chỉ tính riêng thời gian từ ngày 1/1/2019 đến tháng 11 năm 2022, trên địa bàn TP. Phú Quốc đã xảy ra 1.744 vụ vi phạm về đất đai, lâm nghiệp và xây dựng. Liên quan đến vấn đề này, cơ quan công an đã khởi tố vụ án hình sự 7 vụ, 15 bị can; đang thụ lý hồ sơ điều tra 7 vụ có dấu hiệu tội hủy hoại rừng. 

Đồng thời, các cơ quan chức năng tỉnh Kiên Giang tiến hành thanh tra trách nhiệm về công tác quản lý nhà nước trên địa bàn TP.Phú Quốc và thanh tra làm rõ về việc cung cấp điện sinh hoạt, sản xuất kinh doanh cho các tổ chức, cơ sở và hộ dân tại các khu vực không hợp pháp trên địa bàn.

Có thể thấy, tình hình xây dựng không phép, trái phép, lấn chiếm đất công, hành lang lộ giới chưa bao giờ hết nóng, nhất là các địa phương đang phát triển mạnh như ở Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang hay ở tỉnh Hậu Giang. Để ngăn chặn các hành vi vi phạm, ông Nguyễn Văn Hòa, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang yêu cầu tập trung quản lý về trật tự đô thị, tới đây, Sở Xây dựng tỉnh có nghiên cứu, tham mưu UBND tỉnh chủ trì buổi sơ kết, đánh giá về tình hình quản lý trật tự, quản lý quy hoạch, quản lý xây dựng trong toàn tỉnh Hậu Giang.

Trong đó nhấn mạnh đến vai trò phân cấp quản lý về trật tự xây dựng và đô thị cũng như quy hoạch. Ông Nguyễn Văn Hòa, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang, nhấn mạnh: Sở Xây dựng các đồng chí cũng nên phối hợp với các huyện ra quân kiểm tra, kiểm soát các đơn vị, đặc biệt nhất là khu đô thị, khu quy hoạch. Không phải chúng ta ngăn cản gì trong việc xây dựng của người dân mà khi chúng ta phát hiện kịp thời để hướng dẫn người dân lập các thủ tục cho đầy đủ để đảm bảo quyền lợi sau này, không khéo sau này dính vô quy hoạch không có hồ sơ, thủ tục bồi thường cũng không được rồi lập phê duyệt cũng không được, rồi bị lập biên bản, không bồi thường thiệt hại thì thiệt thòi rất lớn cho người dân, nếu chúng ta phát hiện, chấn chỉnh kịp thời thì rất tốt.

Vi phạm trật tự xây dựng đang là vấn đề nan giải ở nhiều địa phương tại ĐBSCL. Việc thanh, kiểm tra xử lý kịp thời là điều cần thiết. Tại tỉnh Đồng Tháp, Ban An toàn giao thông tỉnh, các đơn vị thành viên và Ban ATGT các huyện, thành phố đã triển khai, thực hiện giải pháp giải tỏa các hành vi lấn chiếm phạm vi đất của đường bộ trên các tuyến Quốc lộ, tỉnh lộ, đường giao thông nông thôn.

Ông Nguyễn Phước Thiện, Chánh Văn phòng Ban ATGT tỉnh Đồng Tháp, cho biết: Giải tỏa hành lang thứ nhất là thông thoáng, thứ hai là một số hộ dân, tổ chức họ xây dựng trên tuyến đường hành lang đường bộ thì cao hơn cốt nền cho nên nước sẽ đổ ra làm ảnh hưởng hư nền. Trước , giải tỏa hành lan chỉ lưu tâm đến chuyện lấn chiếm, ví dụ như che, hàng rào, vỉa hè nhưng hiện quan tâm đến cốt nền, ví dụ xây dựng cốt nền cao hơn đường thì đoàn giải tỏa sẽ ban dọn và trả lại hiện trạng ban đầu…

Về tình trạng xây dựng sai phép, không phép Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị nhìn nhận, vi phạm về trật tự xây dựng là các vi phạm rất khó khắc phục hậu quả. Các trường hợp buộc phải tháo dỡ công trình vi phạm đều dẫn đến lãng phí nguồn lực xã hội: Giải pháp phát hiện, phòng ngừa từ sớm vi phạm trật tự xây dựng luôn là ưu tiên trong nhiệm vụ quản lý nhà nước của ngành Xây dựng. Bộ Xây dựng đã tham mưu Chính phủ ban hành hệ thông văn bản pháp luật về quản lý trật tự xây dựng đến nay tương đối đầy đủ và đồng bộ. Cơ bản điều chỉnh được các hoạt động xây dựng và nội dung quy định về quản lý trật tự xây dựng ngày càng chặt chẽ, các biện pháp xử lý vi phạm trật tự xây dựng ngày càng chặt chẽ, nghiêm khắc theo hướng tăng nặng xử phạt và buộc phá dỡ cấu phần vi phạm.

ảnh nh hoạ: báo An Giang

Cần quyết tâm lập lại trật tự xây dựng đô thị
Tình trạng xây dựng công trình trái phép trên đất nông nghiệp, sử dụng đất không đúng mục đích, không đảm bảo quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, xây dựng công trình lấn chiếm đất công, xây dựng trên hành lang an toàn giao thông, hành lang lộ giới đã tồn tại nhiều năm nay. Với quyết tâm, lập lại trật tự xây dựng các địa phương ở ĐBSCL đã và đang mở nhiều đợt ra quân, ban hành nhiều giải pháp xử lý vi phạm về đất đai, xây dựng. 

Vi phạm trật tự xây dựng như cái “ung nhọt” trong quản lý đô thị, gây nhức nhối bấy lâu nay. Quy mô vi phạm ngày càng trương phình, nguyên nhân là do lực lượng chức năng buông lỏng; quy định của pháp luật xử lý chưa nghiêm.

Tại ĐBSCL, UBND các tỉnh đã ban hành nhiều Quyết định quy định về quản lý trật tự xây dựng và phân cấp quản lý trật tự xây dựng. Nhìn chung, tất cả công trình xây dựng (trừ các công trình thuộc bí mật nhà nước) phải được thường xuyên kiểm tra, giám sát từ khi tiếp nhận thông báo khởi công, khởi công xây dựng công trình cho đến khi hoàn thành và đưa vào sử dụng. Vi phạm về trật tự xây dựng phải được phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời, dứt điểm ngay từ khi mới phát sinh, đảm bảo đúng quy trình, công khai, nh bạch.

Các cơ quan, đơn vị, cá nhân được giao nhiệm vụ quản lý trật tự xây dựng nhưng thiếu tinh thần trách nhiệm trong thực thi công vụ, buông lỏng quản lý hoặc có dấu hiệu bao che, dung túng, tiếp tay cho các hành vi vi phạm trật tự xây dựng thì tùy theo tính chất, mức độ sai phạm bị xử lý hành chính, bị xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, trường hợp gây thiệt hại vật chất phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Có thể nói, việc ban hành các quyết định này đã thể hiện sự quyết tâm của các tỉnh, trong việc lập lại trật tư xây dựng, đô thị đảm bảo theo đúng các quy định pháp luật, đồng thời cũng kiên quyết xử lý nghiêm nh các trường hợp vi phạm. Vấn đề quan trọng là phân cấp mạnh công tác quản lý và xử lý vi phạm trật tự xây dựng để giải quyết dứt điểm các nhóm công việc đã được phân nhóm. Tăng cường công tác kiểm tra và phát hiện, xử lý ngay từ đầu. Không để sự việc xảy ra rồi lại phải thực hiện các quyết định xử phạt.

Ở một khía cạnh khác, những sai phạm về xây dựng, tài nguyên đất đai kéo dài, trách nhiệm đầu tiên thuộc về chính quyền, bởi thiếu kiểm tra, xử lý, cán bộ tiếp tay nên tồn tại một thời gian dài mới bị phát hiện, việc xử lý cũng gặp nhiều khó khăn. Các trường hợp buộc phải tháo dỡ công trình vi phạm đều dẫn đến lãng phí nguồn lực xã hội

Điều quan trọng, cần phải xem xét mức độ từng hành vi mà sử dụng biện pháp cứng rắn nhất, đó là khởi tố vụ án hình sự. Cải cách và chấn chỉnh lại các lực lượng thi hành công tác hành chính nhà nước trong lĩnh vực xây dựng, trong đó có đội ngũ Thanh tra xây dựng, và trách nhiệm của các cơ quan chính quyền địa phương và các đơn vị phối hợp thực hiện.

Cùng với sự phát triển của các đô thị là nhu cầu rất lớn về xây dựng, đòi hỏi công tác quản lý, giám sát chặt chẽ, nghiêm nh. Trách nhiệm lớn nhất nằm ở từng cán bộ, lãnh đạo làm công tác này. Do vậy, các các cấp chính quyền cần có giải pháp cụ thể, quyết liệt hơn, có như vậy mới không còn tình trạng “con voi chui lọt lỗ kim”.