# Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), nhận định trong trung hạn, Việt Nam có thể quay trở lại đạt được tốc độ tăng trưởng cao khi các cải cách cơ cấu được thực thi.
# Đặc biệt, cũng theo IMF, từ nửa sau năm 2023, nền kinh tế Việt Nam sẽ có sự phục hồi nhờ xuất khẩu.
# Mặc dù chỉ mới qua nừa đầu năm, nhưng kim ngạch XK rau quả đã tăng hơn 80% so với cùng kỳ ngoái, trong đó, sầu riêng, thanh long đóng góp nhiều nhất.
Tuy nhiên, các chuyên gia lo ngại, chi phí logistics cao và phụ thuộc vào các hãng vận chuyển nước ngoài khiến hoạt động xuất khẩu ngành nông nghiệp của Việt Nam trở nên kém cạnh tranh với các nước, đặc biệt là Thái Lan. (TTO)
# Đáng chú ý, Ngân hàng Nhà nước trong vòng chưa đầy một tháng đã 2 lần giảm các mức lãi suất điều hành.
Sau quyết định này của Ngân hàng Nhà nước, đồng loạt các ngân hàng đã giảm lãi huy động là cơ hội để giảm mặt bằng lãi suất cho vay, hỗ trợ nền kinh tế. Việc đồng loạt giảm lãi suất liệu có cứu được các doanh nghiệp hiện đang khát vốn hiện nay.
Việc giảm lãi suất cho vay sẽ giúp cộng đồng doanh nghiệp “dễ thở” hơn rất nhiều. Tuy nhiên, việc hạ lãi suất cho vay mới chỉ là điều kiện cần. Còn điều kiện đủ là các DN phải có nhu cầu vay vốn và phải đồng thời đáp ứng các yêu cầu để được vay.
Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong nhận định: "Có lẽ cần phải làm thêm vì DN chỉ có 2 điều kiện hạ lãi suất và cơ cấu nợ thì không đủ. Họ phải có thêm điều kiện cải thiện vốn tốt hơn nữa, nó bao gồm cả tín chấp, cả hạ lãi suất cũng như kéo dài thời gian ân hạn, cho vay thời hạn dài hơn. Tất cả điều đó là cần thiết để DN có thời gian phục hồi và vượt qua khó khăn, còn nếu không họ chỉ rượt đuổi theo mục tiêu ngắn hạn, và như vậy khả năng dài hạn bền vững cho tăng trưởng không tới."
Cũng theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong, ngoài chính sách tiền tệm, chúng ta cần có cả hỗ trợ về chính sách tài chính. Vì nếu không tạo được sự đồng bộ thì doanh nghiệp sẽ chỉ giảm bớt được một cửa, vế còn lại vẫn bị “o ép”.
# Thời gian qua thị trường xăng dầu Việt Nam có tính độc quyền bán cao, dẫn tới rủi ro đứt gãy chuỗi cung ứng. Các chuyên gia cho rằng cần cho phép doanh nghiệp bán lẻ nhập xăng từ nhiều nguồn.
Hiện nay, mỗi lít xăng dầu tại VN đang bán ra đang chịu nhiều loại thuế như thuế GTGT 10%, thuế nhập khẩu khoảng 10%, thuế BVMT, thuế TTĐB từ 8-10%,… Quy định kiểm soát chặt chẽ cấu trúc của chuỗi cung ứng từ phân phối tới bán lẻ tạo thành độc quyền bán.
Theo các chuyên gia, điều này làm giảm sức hút gia nhập trên các phân đoạn thị trường cũng như tính cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trên cùng một phân đoạn hoặc trên toàn bộ thị trường.
Bà Nguyễn Thị Bích Hường – Chủ tịch Chi hội xăng dầu, Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa VN cho rằng, việc cho phép DN bán lẻ nhập xăng từ nhiều nguồn là cần thiết: "Tới cuối tháng 6/2023, việc sửa đổi Nghị định vẫn chưa được thông qua. Các doanh nghiệp chúng tôi rất mong chờ việc sửa đổi nghị định như thế để khắc phục những bất cập để cho thị trường xăng dầu ổn định hơn để giúp DN phát triển và vượt qua thời kỳ khó khăn."
Mặc dù giá xăng dầu bán lẻ của VN ở mức tương đối thấp so với thế giới, nhưng so với thu nhập bình quân đầu người thì mức giá hiện nay ở vị trí cao. Giá xăng dầu cao đã tạo nhiều tiêu cực cho nền kinh tế như đối mặt với lạm phát, thuế tăng, giá đầu vào sản xuất tăng do xăng dầu được coi là một trong những loại chi phí đầu vào sản xuất.
# Với thị trường giao dịch hàng hóa, đóng cửa hôm qua ngày 03/7, chỉ số hàng hoá MXV-Index chỉ suy yếu nhẹ 0,05% xuống 2.172 điểm, cho thấy diễn biến phân hoá của giá hàng hoá nguyên liệu thế giới. Dòng tiền đầu tư đến thị trường tiếp tục gia tăng mạnh mẽ, thể hiện qua mức tăng gấp đôi của giá trị giao dịch toàn Sở, đạt gần 8.000 tỷ đồng.
Trên thị trường năng lượng, giá dầu WTI đánh mất mốc 70 USD/thùng sau khi giảm 1,2%. Dầu Brent chốt phiên ở mức 74 USD/thùng, giảm 1% so với phiên trước đó. Lo ngại về rủi ro tăng trưởng, đặc biệt là nền kinh tế Mỹ, đã lấn át hàng loạt các rủi ro từ phía nguồn cung và kéo giá dầu đảo chiều suy yếu, kết thúc chuỗi tăng 3 phiên liên tiếp.
Trong khi đó, ở chiều ngược lại, vai trò trú ẩn của kim loại quý được phát huy trong bối cảnh lo ngại suy thoái gia tăng, thúc đẩy lực mua tích cực đối với bạc và bạch kim.
# Dữ liệu điều chỉnh cho thấy tăng trưởng của Mỹ trong quí 1 mạnh hơn nhiều so với ước tính ban đầu. Trong khi đó, các nhà kinh tế nhận định GDP quí 2 của Mỹ cũng sẽ tăng trưởng nhanh hơn mức kỳ vọng.
# Ngoài ra, thị trường lao động Mỹ vẫn kiên cường bất chấp FED liên tục tăng lãi suất. Tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ vẫn ở gần mức thấp nhất trong lịch sử.
# Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) vừa thông qua các khoản vay và đánh giá chương trình cho vay dành cho Ukraine nhằm bổ sung nguồn ngân sách trị giá hàng tỷ USD.
# Còn theo Reuters, lạm phát cao tại Anh đang khiến các nhà hoạch định chính sách cấp cao tại Ngân hàng trung ương Châu Âu (ECB) duy trì lập trường tăng lãi suất, nhằm gia tăng kiểm soát đà tăng của lạm phát.
# TTCK Mỹ đóng phiên giao dịch đầu tháng 7 với mức tăng nhẹ trên Nasdaq +0,21%, S&P 500 +0,12% và DJIA +0,03%. Thị trường Mỹ không giao dịch vào ngày 04/7 (đêm nay) nhân ngày lễ Độc lập.
MC1: Còn ở trong nước, chỉ số tăng điểm và tạo nến Doji với thanh khoản suy giảm cho thấy trạng thái lưỡng lự xu hướng. Các chỉ báo kỹ thuật như RSI và ADX tiếp tục vận động trong vùng trung tính.
Theo SSI Reseach, nhịp tăng nhẹ chưa đủ lực cho VNIndex đảo chiều trở lại và vẫn trong xu hướng điều chỉnh. Vùng cân bằng của chỉ số VNIndex hiện vẫn được giữ vững tại hỗ trợ mạnh 1.100.