Cà Mau: Nghề đẩy ruốc giúp ngư dân Đất Mũi thu bạc triệu

VOVGT - Đây là một trong những nghề chính giúp ngư đánh bắt gần bờ vùng ven biển các huyện Trần Văn Thời, Phú Tân, U Minh tăng thu nhập kinh tế.

Nghề đẩy ruốc (moi) đã tồn tại rất lâu tại Cà Mau. Nhưng khoảng hơn 10 năm nay, khi người dân áp dụng các hình thức khai thác bằng máy, sản lượng thu hoạch đã tăng đáng kể. Những ngày khai thác trúng, bà con bỏ túi hơn chục triệu đồng.

Sau Tết Đoan Ngọ là thời điểm đánh dấu sự bắt đầu vào mùa khai thác ruốc của ngư dân ệt ven biển Cà Mau.

Hình thức đánh bắt phổ biến của bà con là đẩy lưới chủ

Vào những ngày biển êm, ngư dân ra biển đánh bắt từ rạng sáng

Theo chia sẻ của bà con, điểm trúng ruốc được gọi là “cục ruốc”. Những nơi này có hàng chục ghe, với đủ kích cỡ đánh bắt.

Khi ruốc vào trong lưới chủ sẽ tự động dồn vào đuôi đục và được kéo lên đổ vào cần xé.

Mỗi ghe đẩy ruốc thường có hai người, một tài công và một người làm công việc đổ đục. Những ghe lớn số ngư dân có thể tăng lên 3 - 4 người.

Ruốc được vận chuyển vào bờ bằng vỏ bao (phương tiện lưu thông phổ biến của người dân ền Tây).

Ngày trúng ruốc, những hộ bình thường cũng có thể thu được cả tấn ruốc tươi, tương đương 200 kg ruốc khô.

Những người phụ nữ ở nhà luôn chờ đợi tin trúng ruốc từ biển khơi. Họ luôn trong tâm thế sẵn sàng bắt tay vào công việc sàng ruốc (dụng cụ để rải ruốc ra đều ra khi khơi).

Những em nhỏ cũng tranh thủ những ngày hè hỗ trợ ba mẹ mình trong công việc phơi ruốc.

Đối với những ghe công xuất lớn và trúng ngay “cục ruốc” thì mỗi ngày thu 3 – 4 tấn ruốc tươi là chuyện bình thường.

Khi chiều tối đến cũng là lúc các tài công đánh ghe vào bờ nghỉ ngơi. Kết thúc ngày làm việc mệt nhọc.

Sau khi ruốc được phơi khô, thương lái đến từng hộ hỏi mua. Giá ruốc đang giao động trong khoảng từ 30.000 – 35.000 đồng/kg tùy loại.

Sản phẩm ruốc được các doanh nghiệp mua lại và phân loại đưa lên bỏ mối trên TP.HCM.

Ruốc còn được sơ chế để xuất đi một số nước trong khu vực, chủ yếu là Trung Quốc