Bộ Công Thương lên tiếng về xe hàng ùn ứ tại cửa khẩu phía Bắc

Trước tình trạng tắc nghẽn nông sản ở cửa khẩu, Phó thủ tướng Lê Văn Thành vừa có yêu cầu các bộ vào cuộc tháo gỡ. 

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

 
Hàng hóa xuất khẩu qua cửa khẩu Tân Thanh, tỉnh Lạng Sơn (Ảnh: Vietnam+)

# Mới đây, Bộ Công thương đã gửi công hàm tới các cơ quan Trung Quốc, để đưa ra các giải pháp khắc phục tình trạng này. Đồng thời, ông Trần Quốc Toản - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu khuyến cáo:

"Thời gian tới là phải lưu ý những thông tin về lịch nghỉ Tết của phía Trung Quốc để chủ động điều chỉnh nhịp độ đưa hàng lên biên giới cho phù hợp với năng lực thông quan tại khu vực cửa khẩu cũng như thời gian nghỉ cửa khẩu trong dịp Tết của phía Trung Quốc".

# Từ 24/1/2022 tới, ngoài 5 cảng biển trước đây, ôtô dưới 16 chỗ thời gian tới sẽ được phép nhập về Việt Nam qua cảng Nghi Sơn (Thanh Hóa).

Đáng chú ý, kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Brazil hiện đã đạt 5,74 tỷ USD, tăng hơn 36% so với cùng kỳ năm ngoái.

Ảnh nh họa: TTXVN

# Trong bối cảnh ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, xuất khẩu dệt may của Việt Nam đã vượt khó, duy trì đà tăng trưởng tốt trong năm 2021, ước đạt 39 tỷ USD.

Tuy nhiên, dự báo năm 2022 vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam nhận định:

"Các DN đã xây dựng chiến lược đầu tư, giải pháp về tầm nhìn phát triển bền vững của ngành dệt may. Dự báo trong năm 2022 tình hình quốc tế, trong nước có những thuận lợi, cơ hội và khó khăn, thách thức. Hiện các DN khá dè dặt đặt đơn hàng mới".

# Năm 2021, tỷ lệ rút tiền mặt từ ATM của người dân giảm xuống còn 12%, phản ánh sự chuyển dịch dần sang thanh toán không dùng tiền mặt.

Và do ảnh hưởng của dịch bệnh, hiện sức mua tại các chợ truyền thống giảm nhẹ, khiến các tiểu thương không dự trữ nhiều hàng Tết. 

# Theo Bộ xây dựng, năm 2021, chỉ số giá xây dựng đã tăng 4,34% do biến động giá thép. 

Với thị trường BĐS, năm 2022, ngành xây dựng đặt mục tiêu diện tích nhà ở bình quân cả nước phấn đấu đạt 25,5m2/người. 

# Tuần vừa qua chứng kiến diễn biến giao dịch có phần khá trầm lắng trên thị trường hàng hóa khi chỉ số MXV-Index đóng cửa tuần với mức giảm nhẹ 0,3% xuống còn 2.257 điểm. Giá trị giao dịch trung bình toàn Sở đạt gần 3.000 tỷ đồng mỗi phiên.

Nhóm các mặt hàng kim loại trở nên nổi bật với mức tăng hơn 10% của giá quặng sắt trên sở Singapore, lên gần 120 USD/tấn. Giá nhôm trên sở LME cũng tăng 4,5% lên mức 2.724 USD/tấn. Giới đầu tư đang kỳ vọng Trung Quốc sẽ nới lỏng một số chính sách sản xuất thép, sau khi các chỉ tiêu cắt giảm đã được thử hiện.

Giá quặng sắt thế giới tăng lên mức cao nhất 7 tuần đã ngay lập tức tác động lên thị trường trong nước. Giá thép xây dựng bắt đầu có dấu hiệu tăng trở lại từ 200–300 đồng/kg sau một giai đoạn dài bình ổn giá từ giữa tháng 11.

Cung cấp thêm các thông tin mà các nhà đầu tư hàng hóa cần chú ý trong tuần này, bà Phạm Vũ Thủy Tiên, Trung tâm Tin tức Hàng hóa Việt Nam cho biết:

“Trong tuần này, nhiều thị trường sẽ đóng cửa nghỉ lễ Giáng sinh vào ngày thứ sáu 24/12. Vì vậy, các nhà đầu tư ngắn hạn nên cân nhắc đóng vị thế trước ngày nghỉ này, để tránh những rủi ro không đáng có trong 3 ngày nghỉ liên tiếp sau đó. Tuần này có số liệu GDP quý III của Mỹ và số liệu tồn kho dầu hàng tuần của EIA. Đây là hai báo cáo quan trọng nhất, có thể ảnh hưởng tới giá dầu thô, qua đó tác động lên một số thị trường liên quan như kim loại, ngô và dầu đậu tương”.

# Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) dự báo, kinh tế toàn cầu năm nay sẽ tăng trưởng ở mức 5,6%. 

Còn Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) dự báo, nhu cầu điện than sẽ tăng kỷ lục trong năm nay, làm suy yếu các nỗ lực cắt giảm khí thải. 

# S&P-Global vừa chính thức hạ bậc xếp hạng của Evergrande xuống mức “vỡ nợ”, do không thực hiện thanh toán lãi trái phiếu đúng hạn. 

Đáng chú ý, Ngân hàng Trung ương Đức vừa hạ dự báo tăng trưởng kinh tế nước này còn 4,2% vào năm 2022. 

Thị trường chứng khoán

# Với TTCK Mỹ, S&P 500 hiện ở ngưỡng 4,620,64 điểm. Trên đồ thị kỹ thuật, chỉ số đang đóng cửa dưới đường EMA20.

# Còn ở trong nước, theo SSI Reseach, với các phiên tới, Kịch bản 1, trạng thái giằng co, tích lũy hiện tại sẽ được duy trì, khi đó nhà đầu tư có thể tăng tỷ trọng tại các nhịp hiệu chỉnh trong phiên.

Kịch bản 2, VN-Index ghi nhận một phiên tăng mạnh, bứt lên khỏi nền tích lũy và break kháng cự 1.489 điểm. Thanh khoản cải thiện trong phiên tăng mạnh sẽ cho thấy sự tham gia tích cực của lực cầu. Khi đó, chỉ số sẽ xác nhận kịch bản hướng về vùng đỉnh cũ 1.511 điểm. Nhà đầu tư có thể tăng tỷ trọng cổ phiếu tại các nhịp pullback sau khi chỉ số break kháng cự 1.489 điểm./.