Biến rác thải thực phẩm thành phân bón hữu cơ để bảo vệ môi trường

Khi tích tụ rác thải thực phẩm đủ lớn và phân hủy trong môi trường yếm khí, sẽ phát ra khí metan (CH4) – một loại khí gây hiệu ứng nhà kính. Nhưng nếu được xử lý một cách hiệu quả thì rác thải thực phẩm lại trở thành nguồn lợi tài nguyên hữu dụng trong đờ

Nghe nội dung chi tiết tại đây: 

 

Nếu ở khu vực ngoại thành, rác thải thực phẩm được người dân tận dụng làm phân bón trong nông nghiệp hoặc thức ăn trong chăn nuôi thì ở nội thành, các hộ gia đình đều gom chung với rác sinh hoạt và được xe chuyên dụng thu gom chở đến những bãi chôn lấp.

Điều này không chỉ hủy hoại môi trường mà còn lãng phí một lượng lớn nguồn nguyên liệu tái sử dụng. Nhiều phương pháp xử lý đã được đề ra như phân loại rác tại nguồn để có thể dễ dàng tái chế rác thải.

Tuy nhiên theo ông Ngô Như Hùng Việt, Tổng giám đốc nhà máy xử lý chất thải rắn Vietstar cho rằng việc phân loại rác tại nguồn thời điểm này là không khả thi, mặc cho người dân có ý thức chấp hành đi chăng nữa thì điểm đến của những rác thải đã được phân loại cũng là những bãi chôn lấp:

"Làm đâu có được đâu, những quận như quận 3 quận 1 phân loại tại nguồn gì đó nhưng mà họ phân loại xong thì cũng đâu có xe để mà chuyên chở riêng đâu. Xong đem về rồi trộn lại với nhau đem đi chôn, thế phân loại tại nguồn để làm cái gì?", ông Việt nói.

Rác thải thực phẩm có thể được tận dụng làm phân bón hữu cơ

Khi giải pháp phân loại rác tại nguồn còn đang vấp phải nhiều trở ngại thì một phương pháp khác được rầm rộ khởi công là đốt rác phát điện.

Tuy nhiên đến nay dự án này vẫn “nằm im bất động” do vướng phải thủ tục pháp lý. Tuy nhiên kể cả nhà máy có đi vào hoạt động thì đây chưa hẳn là một phương pháp xử lý hiệu quả đối với nguồn rác thải thực phẩm, PGS.TS. Phạm Thị Anh - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Môi trường và Giao thông nhận định:

"Rác thải hữu cơ nếu  mang đi đốt thì tốn rất nhiều nguồn năng lượng, bởi vì nó ướt nên cần một lượng nhiệt lớn để đốt. Rồi đốt lấy lại bao nhiêu phần năng lượng, rồi mình tốn lại bao nhiêu năng lượng, có thể dương nhưng phần dương rất ít.

Ngoài ra, PGS.TS. Phạm Thị Anh cho rằng cần có biện pháp căn cơ, khoa học, phù hợp thực tiễn. Bên cạnh đó hãy tận dụng rác thải thực phẩm như một nguồn tài nguyên trong đó phương pháp hữu hiệu nhất lúc này là chế biến phân compost (phân rác hữu cơ):

"Rác hữu cơ có thể làm compost được, tức là rác hữu có có lợi chứ không phải không có lợi và phương pháp đốt sẽ không hiệu quả bằng compost. Nhưng tại sao nhà đầu tư lại không đầu tư làm compost thế là phải nghiên cứu lại xem làm compost có lợi hay không, như vậy là ở kinh tế hay chính sách của mình.

Chỉ cần chúng ta thay đổi nhận thức thì rác thải cũng là nguồn tài nguyên. Ở đây, nếu một hướng đi đúng đắn thì vòng đời của rác thải không chỉ dừng lại ở các bãi chôn lấp mà sẽ được tái sinh trở thành nguồn thức ăn hữu cơ quý giá cho cây trồng tăng trưởng an toàn.