Bên dòng Kênh Tẻ

Dọc theo Kênh Tẻ (đường Trần Xuân Soạn, quận 7, TP. HCM) trải dài chừng 500m từ chợ Tân Thuận, là hàng chục chiếc ghe, thuyền neo đậu bên sông. Trong số các mảnh đời ven dòng Kênh Tẻ, không ít người đã gắn bó với chiếc ghe hết cả nửa đời người.

Họ đều là những người dân ền tây men theo sông nước đến Sài Gòn và chọn nơi đây làm bến đậu mưu sinh.

Dòng Kênh Tẻ

Khu vực ven Kênh Tẻ (quận 7) còn được người ta gọi là chợ nổi Tân Thuận vì từ xưa, đây là nơi buôn bán, trao đổi hàng hóa, tạo thành cảnh “trên bến dưới thuyền”. Trái cây ở khu chợ này được các chủ ghe vận chuyển từ các tỉnh ền Tây, sau đó xuôi theo dòng nước lên Sài Gòn giao sỉ, buôn lẻ.

Ông Trần Duy, 70 tuổi, là người dân địa phương ở đây, nhớ lại: “Xưa ở đây là ruộng đồng trống, ao vũng. Ở đây có bến đò nhỏ, kiểu như xuồng ba lá. Rồi ghe ở đây thương hồ từ ền tây lên buôn bán trôi nổi, bán được thì người tấp vào bán, bán không được người ta kiếm bến khác đậu bán chứ không phải chỉ chỗ này.”

Bến ghe với hơn hai mươi thương hồ neo đậu hàng chục năm nay

Khởi đầu là những người chở thuê, chở mướn, buôn bán, giao thương khắp các ệt sông, khách thương hồ xưa từng có vai trò quan trọng góp phần tạo nên sự sầm uất, thịnh vượng cho Sài Gòn. Giờ đây, khi đường bộ phát triển, trên dòng Kênh Tẻ còn một nhúm thương hồ sống trong nghèo khổ bậc nhất giữa Sài Gòn phồn hoa; không nhà cửa, không giấy tờ, họ cắm sào trên đó và mưu sinh từng ngày không chỉ bằng công việc bán trái cây, hoa quả.

Theo quan sát của anh Phi Leo, chủ tiệm hớt tóc đối diện bờ sông, những thương hồ ở chợ là những người gắn bó với dòng kênh Tẻ rất nhiều năm nay, nhưng cũng có những thuyền ghe chỉ vừa cập bến vài tháng. Họ lấy hàng từ các tỉnh Bến Tre, An Giang, Cần Thơ, Bạc Liêu... Những mặt hàng được bán thường là đặc sản quê nhà, nhiều nhất tập trung các loại trái cây như chuối, dừa, cam, đu đủ… bởi đặc điểm có trái 4 mùa. Còn những loại trái cây khác tùy theo vụ mùa, các chủ ghe sẽ lấy lên bán để kiếm thêm thu nhập.

Phần lớn khách mua là những mối quen lâu năm, đều là những tiểu thương tại các chợ ở Sài Gòn đến mua sỉ về bán lại:

Một số người vận chuyển hàng hóa lên trên này á, họ sẽ đổi những cái ghe này liên tục luôn. Nhìn thấy mấy cái ghe này giống nhau nhưng nó sẽ lui ra, để ghe khác đi vào", anh Phi Leo nói.

Thương hồ trao đổi hàng hóa đường thủy

Ngoài điểm đậu cho ghe thuyền ngược xuôi, đi dọc đường Trần Xuân Soạn, sẽ thấy nhiều chiếc ghe cũ kỹ, chắp vá sắp hàng dài tạo thành xóm ghe cắm sào bên bờ Kênh Tẻ. Họ là những thương hồ đã sống hàng chục năm nay trên ghe tàu giữa Sài Gòn hiện đại và náo nhiệt. Nhiều gia đình sống chen chúc nhau trên chiếc ghe nhỏ xíu, sinh hoạt căn bản, khó khăn nhưng lại quen nếp.

Trên ghe không có nước sạch để dùng, vì thế phải mang bình mua nước sạch từ nhà dân trên bờ. Nước phải mua nên nhà nào cũng sử dụng hết sức tiết kiệm, chỉ để uống và nấu ăn, còn tắm giặt và rửa chén thì dùng nước sông. Tất cả những chiếc ghe ở đây đều dùng điện ắc-quy. Ban ngày mang lên bờ sạc thuê, ban đêm họ chỉ dám thắp một bóng đèn để gia đình sinh hoạt có tí ánh sáng. Không có quạt máy, tivi hay bất cứ thứ công nghệ nào…

Chú Trần Khải, người dân địa phương sống lâu năm ở đây chia sẻ: “Tính ra hai mươi mấy ghe chuối, dừa, mít ở đây từ ền Tây lên sống mười mấy năm nay ở đây. Kinh tế làm ăn được thì 2-3 tháng họ về quê một lần. Kinh tế từ hồi dịch tới nay có thể là 1-2 năm, người ta mới có tiền về cho gia đình. Là người ta chấp nhận sống ở đây mười mấy hai mươi năm luôn. Mưa gió cũng như cái nhà, nó còn đỡ hơn ở dưới quê, mưa gió ở dứoi sợ còn ở đây thì không sợ.”

Lấy ghe làm nhà, bám các chợ nổi để mưu sinh. Cơ cực vậy mà đời cha nối tiếp đời con cứ đeo mang. Đằng sau những buổi chợ đông, tấp nập, khuất sau những tiếng cười nói rôm rả là những nỗi nhọc nhằn. Họ phải đánh đổi mồ hôi để có chén cơm đạm bạc, có khi là cả mạng sống của chính mình.

Chỉ ra chiếc ghe cũ kỹ tềnh toàng của mình, cô Nguyễn Thị Nương đã hơn 60 tuổi, quê ở Đồng Tháp, làm nghề bán trái cây tại bờ sông chia sẻ, cô đã ở trên ghe gần 30 năm nay và hiện sống cùng cháu nội 5 tuổi. Ban ngày nắng gắt cháy da, ban đêm sông nước sương xuống càng thêm lạnh. Những tấm bạt nhựa cũ nát không thể che chắn hết những vết nứt toác trên những thân ghe đã hằn vết thương tuổi tác. Cuộc sống chật vật, khó khăn trên chiếc ghe nhỏ “không biết ngày mai”:

“Mưa dông gió quá thì xuống đại rồi ngồi đợi ông trời hết mưa thì mình lên. Mình căn bạt mình ngủ, mưa đêm mưa nhỏ thì ngủ được. Còn mưa lớn mà dông là chịu thua", cô Nương nói.

Cô Nguyễn Thị Nương sống trên chiếc ghe cũ kỹ, tồi tàn gần 30 năm nay

Cuộc sống trên sông nước không chỉ vất vả̀ mà còn phải luôn đối mặt nguy hiểm. Đa phần các chiếc ghe đều nuôi một chú chó để bầu bạn và giữ ghe. Đây là một trong những cách thương hồ tự bảo vệ mình để tránh trộm đồ hàng hay tệ nạn xã hội… Khi thành phố về đêm, xóm ghe lắc lư theo sóng, tối om, tiếng muỗi vo ve, chỉ còn những ánh sáng tù mù dội từ đèn đường ra kênh hoặc những chiếc đèn nhỏ đủ soi tỏ mặt người.

Được biết, Sở Du lịch TP. HCM có kế hoạch xây dựng chợ nổi tại khu vực cầu Tân Thuận để thu hút du khách vào các dịp cuối tuần. Dự kiến, khu chợ nổi sẽ có các tàu thuyền mua bán hàng hoá tấp nập. Mong rằng khi kế hoạch được thực hiện, việc buôn bán trên sông nước trở thành nét riêng biệt, tô điểm cho văn hóa đô thị đặc trưng của Sài Gòn xưa và nay, phục vụ ngành du lịch; vừa có thể ổn định cuộc sống, thu nhập của những thương hồ neo đậu ở xóm ghe nghèo khó này…

SỐNG Ở SÀI GÒN: Ngã tư đường: khi nào hết khói thuốc lá?

Với tốc độ đô thị hóa – hiện đại hóa nhanh chóng, lưu lượng phương tiện cá nhân tăng nhanh; người dân thành phố ngày ngày chen chúc nhau trên những con đường chật chội, oi bức và ngột ngạt của tiếng còi xe, khói xe.

Tuy nhiên, hiện nay, cư dân phố thị còn bị “ám ảnh” bởi làn khói thuốc lá. Một bộ phận người dân, vừa dừng chờ đèn đỏ vừa rít thuốc lá, phà khói vào giữa đám đông. Đây không chỉ là một hành vi phản cảm trong văn hóa giao thông mà còn kéo theo nhiều hiểm họa khôn lường? Làm thế nào để “xua tan” khói thuốc lá ở những ngã tư đường?

Một bộ phận người dân, vừa dừng chờ đèn đỏ vừa rít thuốc lá, phà khói vào giữa đám đông.

Dạo quanh một vòng Sài Gòn - TPHCM, ở những giao lộ như Võ Văn Kiệt – Nguyễn Văn Cừ (quận 5); Đinh Tiên Hoàng - Nguyễn Thị Minh Khai (quận 1); Nguyễn Đình Chiểu – Hai Bà Trưng (quận 3)… ngã 4 Ga (quận 12); ngã tư Thủ Đức, không khó để bắt gặp hình ảnh người dân vừa lái xe máy, ệng vừa phì phèo điếu thuốc lá.

Hay những tài xế ô tô, xe tải, xe container… một tay “ôm” vô lăng, một tay giữ điếu thuốc lá, hạ kính lái “vô tư” nhả khói, búng tàn thuốc… Thậm chí, nhiều người còn “tiện tay” vứt đầu lọc, vứt cả những điều thuốc còn đang cháy dang dở, khói bốc nghi ngút xuống đường. Gió thổi, đầu lọc thuốc lá, tàn thuốc, khói thuốc… bay xộc vào mũi, bám vào những người xung quanh. 

Giữa dòng xe cộ tấp nập, “đặc ken” phương tiện ở các giao lộ; ngã tư đường; người tham gia giao thông không chỉ bị ô nhiễm tiếng ồn bởi tiếng còi xe, ô nhiễm không khí do bụi bặm, mùi xăng dầu, khói xe… mà còn bị “tra tấn” bởi làn khói thuốc lá.

Hành vi hút thuốc khi tham gia giao thông không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe những người đi đường mà còn gián tiếp gây mất trật tự an toàn giao thông. Bởi tàn thuốc, khói thuốc bay vào mắt, gây cản trở tầm nhìn, tay lái loạng choạng rất nguy hiểm cho những người tham gia giao thông. Chưa kể, việc hút thuốc lá, vứt tàn thuốc còn đang “cháy đỏ” xuống đường hoặc gần nơi dễ cháy có thể gây ra cháy nổ... Đã có biết bao vụ tai nạn đau lòng, bao vụ cháy kinh hoàng xảy ra mà nguyên nhân bắt đầu từ tàn thuốc, khói thuốc!

Hiện nay, Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá và Nghị định 155/2016 (quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường) có quy định cấm hút thuốc lá trên các phương tiện công cộng như xe ô tô, tàu bay, trường học và nhiều không gian công cộng khác. Tuy nhiên, việc hút thuốc trên phương tiện cá nhân như xe máy, ô tô lại không bị cấm.

Cứ như thế, hình ảnh các lái xe vừa tham gia giao thông vừa phì phèo điếu thuốc trên môi vẫn diễn ra thường xuyên trên các cung đường. Nhiều tài xế “tranh thủ” hút thuốc khi dừng đèn đỏ vì “thói quen”, hay với “lời bao biện” hút thuốc lá giúp tinh thần tỉnh táo, qua cơn buồn ngủ và đỡ mệt trong quá trình lái xe. Song, vì lý do nào đi chăng nữa thì hành vi hút thuốc khi lái xe thể hiện sự thiếu hiểu biết, thiếu ý thức và coi thường pháp luật của một bộ phận người dân.

Ở một đô thị đông dân nhất nhì cả nước như Sài Gòn – TPHCM, thiết nghĩ, đã đến lúc cần bổ sung, sửa đổi các quy định, chế tài để phù hợp hơn với thực tiễn, nhằm đảm bảo an toàn giao thông và góp phần bảo vệ môi trường.

Trong thời gian chờ đợi các quy định pháp luật sửa đổi, mỗi người tham gia giao thông cần chung tay bảo vệ bầu không khí, giữ không gian chung trong lành bằng việc tuyên truyền, nhắc nhở… để những người hút thuốc lá điều chỉnh hành vi của mình, hạn chế khói thuốc ở các ngã tư, giao lộ.

Người hút thuốc lá cũng nên hành xử một cách văn nh, không làm phiền và gây hại cộng đồng, đến đúng nơi dành riêng cho mình. Song, hơn hết, người tham gia giao thông cần nhận thức được đây là hành vi nguy hiểm, hãy tự giác “từ bỏ” thói quen thiếu văn hóa, kém văn nh ấy để bảo an toàn cho bản thân và cộng đồng.

Đồng thời, góp phần xây dựng một cộng đồng không khói thuốc lá; xây dựng Sài Gòn - TP.HCM trở thành một thành phố văn nh, sạch đẹp, một đô thị đáng sống!  

TIN YÊU

Cầu đường sắt Bình Lợi cũ được xây dựng bởi công ty Pháp Lavelois Perret, đưa vào sử dụng năm 1902. Ảnh: Kinh tế đô thị

# Bộ Tài chính vừa có quyết định điều chuyển hai nhịp cầu sắt Bình Lợi cũ về UBND TP.HCM quản lý, bảo tồn. Cầu Bình Lợi là cây cầu đường sắt vượt sông Sài Gòn đầu tiên được xây dựng năm 1902.

Sau 117 năm hoạt động, cầu sắt Bình Lợi cũ đã chấm dứt sứ mệnh khi cầu Bình Lợi mới được đưa vào khai thác vào năm 2019. Phần lớn cầu cũ đã được tháo dỡ hoàn toàn vào năm 2020 nhưng 2 nhịp cầu cùng tháp canh ở phía bờ TP. Thủ Đức được giữ lại vì giá trị lịch sử, văn hóa.

Cầu sắt Bình Lợi cũ là công trình có giá trị về lịch sử, văn hóa gắn với quá trình hình thành, phát triển của Sài Gòn - TP.HCM và của ngành đường sắt Việt Nam.

# Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cho biết, sẽ tổ chức thực hiện công trình “Xây dựng các đường sách, không gian sách và phát triển văn hóa đọc” chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng ền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).

Theo đó, TP sẽ xây dựng 3 không gian sách, đường sách mới gồm Không gian sách quận Bình Tân; Không gian sách huyện Củ Chi và Đường sách Nguyễn Đổng Chi Quận 7. Các không gian sách, đường sách mới sẽ đi vào hoạt động trước tháng 4/2025. 

# Tác phẩm ‘Đô thị Sài Gòn - Chợ Lớn trước năm 1945 qua tài liệu lưu trữ’ vừa nhận Giải thưởng khoa học Trần Văn Giàu năm 2024. Tác phẩm do nhóm tác giả Võ Nguyên Phong và Cù Thị Dung thuộc Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước - Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II thực hiện.

Giải thưởng khoa học Trần Văn Giàu là giải thưởng được thành lập từ năm 2002 theo nguyện vọng của cố giáo sư Trần Văn Giàu, với mục tiêu động viên, khích lệ cho các tác giả có các công trình nghiên cứu thuộc hai lĩnh vực: lịch sử và lịch sử tư tưởng tại Nam Bộ và khu vực cực Nam Trung Bộ (từ Ninh Thuận đến Cà Mau). 

# Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ (Quận 3, TP.HCM) đang tổ chức trưng bày chuyên đề “Kỷ vật - Ký ức của chiến tranh” phần 2. Đây là sự kiện nhân kỷ niệm 79 năm Ngày Nam Bộ kháng chiến (23/9/1945 - 23/9/2024), 94 năm Ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (20/10/1930 - 20/10/2024).

Chuyên đề “Kỷ vật - Ký ức của chiến tranh” lần này tiếp nối của chuyên đề phần 1 được trưng bày năm 2013. Với 93 hiện vật cùng 60 hình ảnh, phần 2 bổ sung những tư liệu, hiện vật Bảo tàng tiếp tục nghiên cứu thời gian qua với các chuyên đề về phụ nữ trong Chiến dịch Hồ Chí Minh, nữ thanh niên xung phong trên tuyến đường 1C, nữ giao liên. Chuyên đề diễn ra đến hết ngày 31/12.