Bất cập trong thủ tục khiến doanh nghiệp gặp khó khăn

Hiện nay, việc thực thi quy định, thủ tục đang vấp phải nhiều vướng mắc, khiến nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh. 

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

 
Ảnh nh họa

# Chỉ còn khoảng 2 tuần nữa là đến rằm Tháng 8 nhưng hầu hết các ki-ốt bán bánh Trung thu ở Hà Nội đều ế ẩm. Về giá bán, năm nay một số loại bánh cao cấp, được ưa chuộng tăng nhẹ khoảng 5-10%. 

Còn tại TPHCM, tổng doanh thu du lịch 8 tháng chỉ đạt gần 47.500 tỷ đồng, giảm tới 42% so với cùng kỳ năm 2019. Điều này khiến nhiều hàng quán, trung tâm mua sắm "ế khách", mặt bằng thương mại 'khát" khách thuê. 

# Trong khi thị trường mặt bằng bán lẻ ảm đạm thì BĐS công nghiệp lại khởi sắc, theo JLL Việt Nam, một số chủ đầu tư khu công nghiệp đã nâng giá đất đạt mức trung bình 106 USD/m2, tăng 9,7% so với cùng kỳ năm trước. 

Còn theo báo cáo mới đây của Sở Xây dựng TPHCM, từ đầu năm đến nay chỉ có 14 dự án đủ điều kiện huy động vốn; tổng số căn hộ đưa ra thị trường đạt hơn 4.500 căn  giảm 37% so với cùng kỳ năm ngoái.    

# Theo NHNN, 8 tháng qua, hệ thống ngân hàng đã được bổ sung thêm gần 200.000 tỷ đồng thanh khoản. Tuy nhiên, toàn hệ thống ngân hàng mới giải ngân thêm hơn 346.600 tỉ đồng tín dụng ra nền kinh tế.    

Đây là mức tăng trưởng thấp nhất trong 5 qua. Nguyên nhân trực tiếp là đại dịch Covid-19 đã khiến doanh nghiệp suy kiệt, thu hẹp sản xuất hoặc đóng cửa nên khả năng hấp thụ vốn rất thấp. (VOV)

# “Đầu tư cho y tế không chỉ để phòng, chống dịch Covid-19, mà còn tạo ra nền tảng phát triển mới cho các nền kinh tế"- là nhận định của các đại biểu tại Hội nghị trực tuyến giữa các Bộ trưởng Y tế và Tài chính thường niên của Ngân hàng Phát triển Châu Á vừa diễn ra sáng nay (17/9).

Tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng khẳng định, Việt Nam sẽ kiên trì thực hiện mục tiêu kép vừa chóng dịch vừa phát triển kinh tế: "Bên cạnh việc kiên trì thực hiện“mục tiêu kép", Việt Nam bày tỏ sự quan tâm, chia sẻ, cảm thông và đang hết sức cố gắng, nỗ lực hợp tác, phối hợp kịp thời với các nước, nhất là các nước bị ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19. Trong tình hình hiện nay, sự đoàn kết và phối hợp hành động toàn cầu là cơ sở bảo đảm chắc chắn cho chiến thắng cuối cùng của thế giới trước đại dịch".

# Với thị trường vàng, hôm nay vàng trong nước giảm mạnh từ 150.000-400.000 đồng mỗi lượng và được giao dịch quanh ngưỡng 56,05 và 56,40 triệu đồng/lượng (mua vào-bán ra).

# Tiếp theo là tin quốc tế: Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) thông báo giữ nguyên lãi suất ở biên độ 0-0,25%, đồng thời phát đi tín hiệu sẽ không tăng lãi suất ít nhất tới hết năm 2023.

Trong khi đó, số người thất nghiệp của Anh hiện đã tăng lên 1,4 triệu người (ở mức 4,1%) và có thể tăng gấp đôi vào cuối năm nay, lên khoảng 8%. (VN+)

# Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) vừa điều chỉnh dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu lên 1,5%, với lý do sự phục hồi được ghi nhận tại các nền kinh tế lớn như Mỹ và Trung Quốc. 

Còn theo Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat), Trung Quốc trở thành đối tác thương mại hàng đầu EU, khi nhập khẩu của EU từ Trung Quốc trong giai đoạn từ tháng 1-7/2020 đã tăng 4,9% so với cùng kỳ năm ngoái. 

Tin từ thị trường chứng khoán

Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index giảm 3,43 điểm xuống còn 894 điểm - Ảnh nh họa

# Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index giảm 3,43 điểm xuống còn 894 điểm. Toàn sàn có 158 mã tăng, 236 mã giảm và 66 mã đứng giá. 

Đáng chú ý, các cổ phiếu ngân hàng như ACB, SHB; ngành xây dựng như VCG,HPG… vẫn đồng loạt tăng tốt và giúp kìm hãm đáng kể đà giảm của VN-Index. Nhưng nhiều mã lớn như PLX, PNJ, FPT... đồng loạt giảm sâu. 

# Theo SSI Reseach, thanh khoản thị trường cải thiện đáng kể so với phiên trước, tổng khối lượng giao dịch ở mức 494 triệu cổ phiếu, trị giá 7.700 tỷ đồng. 

Bất cập trong thủ tục khiến doanh nghiệp gặp khó khăn

Ảnh nh họa

Hiện nay, việc thực thi quy định, thủ tục đang vấp phải nhiều vướng mắc, khiến nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh. 

Theo số liệu của Viện nghiên cứu, quản lý kinh tế Trung ương, số mặt hàng phải thực hiện quản lý, kiểm tra chuyên ngành đã giảm từ 100.000 vào năm 2015 xuống còn 78.000 mặt hàng trong năm nay, tương đương với gần 25% số lượng mặt hàng đã được cắt giảm thủ tục này. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, những thay đổi tích cực này vẫn còn ít so với yêu cầu của Chính phủ cũng như kỳ vọng của cộng đồng DN.

Nêu thực tế những khó khăn của ngành thủy sản, ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng thư ký Hiệp hội chế biến và Xuất khẩu Thủy sản VN cho biết: "Vấn đề kiểm tra mã số, mã vạch trên hàng xuất khẩu đối với sử dụng mã số vạch của nước ngoài, khi các cơ quan Hải quan cửa khẩu kiểm tra và DN vi phạm, bởi vì không có đầy đủ hay yêu cầu trong NĐ74, sửa đổi một số Điều 32 về hướng dẫn Luật Chất lượng hàng hóa". 

Những bất cập trong quy định về đăng ký sử dụng mã số mã vạch nước ngoài chỉ là một trong số những bất cập cần sớm phải được khắc phục để giảm thiểu các thủ tục hành chính, nâng cao hiệu quả công tác quản lý, kiểm tra chuyên. Đề cập đến giải pháp cho vấn đề này, bà Nguyễn Minh Thảo, Trưởng ban Nghiên cứu Môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh chia sẻ:

Các bộ cần phải có sự quan tâm hơn nữa và thúc đẩy mạnh nhanh và sớm hơn nữa các giải pháp để chúng ta cải cách theo hướng áp dụng các thông lệ quốc tế trên hệ thống Cổng thông tin một cửa quốc gia một cách thực chất, nhờ đó giúp cho DN thực hiện các thỏa thuận lợi hơn. Bên cạnh đó, cần tiếp tục phải rà soát lại các danh mục các mặt hàng trong diện quản lý, kiểm tra chuyên ngành.

Do đó, yêu cầu đặt ra trong thời gian tới là cần phải coi trọng việc cải cách, đơn giản hóa, tạo sự nh bạch trong quy định, thủ tục. Tăng cường đối thoại với doanh nghiệp để nhằm nắm bắt những hạn chế bất cập nhằm đưa ra các giải pháp kịp thời.

Ông Phan Đức Hiếu, Phó Viện trưởng, Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương nhấn mạnh: "Thể chế là cần thiết nhưng nó luôn tạo ra gánh nặng. Do đó, cải cách thể chế là biện pháp hỗ trợ công bằng nhất và bền vững nhất để cho cắt giảm chi phí rủi ro và tăng cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp".

Vì vậy, các bộ ngành cần lưu tâm hơn nữa trong việc thực hiện các nguyên tắc quản lý hiện đại theo định hướng của Chính phủ./.