Aspirin buổi chiều: Phương pháp trị liệu bằng âm nhạc

Âm nhạc là một trong những món ăn tinh thần trong đời sống. Nó không chỉ giúp con người cảm thấy thư thái, yêu đời mà còn mang lại sự cân bằng về tâm sinh lý hơn. Dựa vào đó, các nhà khoa học đã đưa âm nhạc vào y học để điều trị một số bệnh lý, đặc biệt l

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

 

Ngay cả những người đang khoẻ mạnh cả về thể chất lẫn tinh thần thì âm nhạc vẫn mang đến cho họ sự êm ái, giảm thiểu căng thẳng trong cuộc sống. Khi đu đưa theo tiếng nhạc có khả năng giúp cơ thể hoàn toàn thư giãn. Hơn thế, âm nhạc còn kích thích những hoạt động về thể chất, mang lại cảm giác phấn chấn. Điều này lý giải tại sao khi thưởng thức âm nhạc, nhiều người có khuynh hướng làm việc bền bỉ và hăng hái hơn.

Từ những năm 1940, các nhà trị liệu bằng âm nhạc tại Hoa Kỳ đã dùng âm nhạc để cải thiện các kỹ năng giao tiếp của bệnh nhân và giảm thiểu đau đớn cho họ. Một cuộc thăm dò ý kiến từ 1.900 cơ sở khám chữa bệnh ở Hoa Kỳ năm 2007 đã phát hiện ra rằng 35% trong số đó đưa ra các loại phương pháp trị liệu bằng âm nhạc và xu hướng này đang ngày càng phổ biến.

Các bệnh nhân tham gia vào những chương trình phục hồi chức năng bằng liệu pháp âm nhạc cho thấy các biểu hiện cảm xúc và giao tiếp xã hội tích cực hơn so với những bệnh nhân chỉ nhận được phương pháp chữa bệnh thông thường. Dựa trên điều này, một số nhà nghiên cứu đã bắt đầu đề xuất việc đưa âm nhạc vào điều trị những người bị bệnh nhồi máu cơ tim.

Hiệu quả của phương pháp trị liệu bằng âm nhạc đối với những thay đổi về sinh lý cũng dễ nhận thấy như tác động của nó đến tâm trạng. Một nghiên cứu của Tiến sĩ Claudius Conrad thuộc Trường Y Harvard, Bệnh viện đa khoa Massachusetts đã cho rằng tác dụng chữa bệnh và xoa dịu của âm nhạc có được nhờ sự kích thích và hạn chế ba loại hormon làm giảm stress.

Việc sử dụng âm nhạc trong trị bệnh luôn mang lại kết quả khả quan cho người lớn, trẻ đang độ tuổi trưởng thành và cả trẻ em. Liệu pháp này giúp bệnh nhân có thể bộc lộ cảm xúc, khống chế và giảm căng thẳng, tăng cường sức khoẻ về mặt tinh thần, gia tăng khả năng tái phục hồi cơ thể sau thời gian điều trị bệnh cũng như hỗ trợ một cách tích cực cho quá trình giao tiếp.