Aspirin buổi chiều: Những bí ẩn chưa biết về ngoại hành tinh

Cần rất nhiều đời người để đi tới những vùng vũ trụ mà các nhà khoa học đang nghiên cứu, để tìm ra hành tinh ngoài hệ mặt trời.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

 
Ảnh nh họa

Năm 2008, kính viễn vọng Hubble lần đầu chụp được ảnh của ngôi sao cách trái đất 25 năm ánh sáng tại Chòm Sao Nam Ngư. Nó có một trường các mảnh vụn ấn tượng, được xác định là một hành tinh ngoài hệ mặt trời có kích cỡ tương đương Mộc Tinh.

Mặc dù nhiều giả thuyết đã được đưa ra từ khi ấy, bao gồm một giả thuyết rằng nó có thể là sao neutron, nhưng nó vẫn có khả năng cao là một hành tinh.

Những hành tinh nằm ở hệ sao ngoài hệ mặt trời như thế được gọi là ngoại hành tinh. Cần rất nhiều đời người để đi tới những vùng vũ trụ mà các nhà khoa học đang nghiên cứu, để tìm ra hành tinh ngoài hệ mặt trời.

Phần lớn là chúng không ở quá xa. Nhưng các nhà thiên văn học có thể có cách tìm thấy bằng chứng tồn tại của chúng, thông qua sự biến đổi ánh sáng hay đường đi của ngôi sao.

Cụ thể, ngoại thành hành tinh là những hành tinh nằm ở một hệ sao khác với hệ mặt trời. Các ngoại hành tinh thuộc về một hệ hành tinh, nhưng lại đi theo quỹ đạo của một ngôi sao, hố đen, tàn tích hay một hành tinh khác thay vì đi theo quỹ đạo của mặt trời.

Từ vài thế kỷ trước đây, hành tinh ngoài hệ mặt trời từng chỉ là một điều suy đoán. Nhiều nhà thiên văn học đoán được rằng, một số hành tinh tồn tại như vậy nhưng không ai biết số lượng là bao nhiêu và cũng không ai biết chúng có giống như hành tinh khác trong hệ mặt trời hay không.