Aspirin buổi chiều: Nguồn gốc và tên gọi của những thiên thể (Phần 2)

Do khoảng cách đến mặt trời lớn, các thiên thể lớn ở vòng ngoài hệ mặt trời chứa tỷ lệ cao các chất dễ bay hơi như nước, amoniac và metan so với các vật liệu đá của thành phần các hành tinh bên trong hệ mặt trời. Và khi nhiệt độ càng thấp cho phép các hợp

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

 
Các hành tinh trong hệ mặt trời - Ảnh: NASA

Mộc tinh là hành tinh thứ 5 trong hệ mặt trời. Nó và các mặt trăng của nó đều có nguồn gốc và đặc điểm rất thú vị.

Vì mộc tinh là hành tinh lớn nhất trong hệ mặt trời nên người La Mã đã đặt tên hành tinh là Jupiter, vị nam thần đứng đầu trong thần thoại La Mã. Vị thần này được người Hy Lạp gọi trong thần thoại Hy Lạp là Zeus. Ký hiệu thiên văn học dành cho hành tinh này là biểu tượng của một cây tầm sét hoặc con đại bàng của thần hoặc là viết cách điệu của chữ Zeta, chữ đầu trong từ Zeus trong tiếng Hy Lạp.

Zeus đóng một vai trò thống trị lãnh đạo tất cả các vị thần trên đỉnh Olympus của Hy Lạp cổ đại. Zeus đã sinh ra rất nhiều các vị anh hùng và anh thư.

Mộc tinh nặng chỉ bằng 1/1.000 mặt trời nhưng lại nặng gấp 2,5 lần tổng khối lượng các hành tinh còn lại nên cái tên Jupiter - Zeusquả thật là xứng đáng. Ngoài ra, mộc tinh cũng là hành tinh có nhiều vệ tinh tự nhiên nhất trong hệ mặt trời, với ít nhất 79 vệ tinh tự nhiên đã được biết, tính đến thời điểm hiện tại.