Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Lộ trình cấm xe máy vào nội đô và hạn chế ôtô như thế nào?

Phóng viên - 08/11/2018 | 16:07 (GTM + 7)

VOVGT - UBND Hà Nội đã có đề án cấm xe máy vào nội đô và hạn chế ôtô. Đến 2030, TP cấm xe máy ở nội thành và cấm ôtô theo ngày, theo giờ ở một số tuyến phố.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Hà Nội bắt đầu thực hiện lộ trình cấm xe máy vào nội đô. Ảnh: Tạp chí GTVT

Nhằm tìm hiểu rõ hơn về lộ trình này, phóng viên có cuộc trao đổi với ông Ngô Mạnh Tuấn – Phó Giám đốc Sở GTVT Hà Nội.

PV: Thưa ông, ông cho biết cụ thể việc thực hiện những nội dung trong Nghị quyết 04 năm 2017 của HĐND TP Hà Nội về Đề án quản lý phương tiện giao thông 2017-2020 tầm nhìn 2030?

Ông Ngô Mạnh Tuấn: Một số nội dung đưa ra trong Nghị quyết này và kế hoạch triển khai thực hiện phải theo lộ trình, từng bước. Ở giai đoạn này, có một số cơ chế Hà Nội không thể triển khai thực hiện mà phải báo cáo Chính phủ, phải có cơ chế thì mới làm được.

Một số nhiệm vụ đang làm, UBND TP đã có báo cáo về việc: Ban hành quy định về an toàn giao thông đường bộ, ô nhiễm môi trường với phương tiện; Đề xuất tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn khí thải, kiểm soát chất lượng xe máy hoạt động trên địa bàn TP; quy định xe kinh doanh vận tải hành khách dưới 9 chỗ ngồi ứng dụng CNTT. Đây là những nội dung Bộ GTVT chịu trách nhiệm thực hiện.

Còn các nội dung sau Hà Nội sẽ thực hiện: Thu phí phương tiện cơ giới đường bộ ở một số khu vực có nguy cơ ùn tắc, ô nhiễm môi trường để hạn chế lượng xe cơ giới không cần thiết đi vào; Đề xuất mức thu khí thải ô nhiễm môi trường thông qua đăng kiểm; Đề xuất quản lý xe đạp điện tương tự xe máy; Lắp đặt thiết bị giám sát hành trình; đưa vào quản lý xe bốn bánh sử dụng động cơ điện phục vụ kinh doanh. Theo lộ trình thì từ năm 2017 đến 2020, TP sẽ thực hiện các nội dung này để có cơ sở pháp lý các nội dung tiếp theo, đặc biệt là việc hạn chế các phương tiện vào nội đô.

PV: Vậy Hà Nội đã có mốc thời gian cụ thể cho lộ trình cấm xe máy và hạn chế ô tô vào nội đô chưa, thưa ông?

Ông Ngô Mạnh Tuấn: Như tôi đã nói, điều này phụ thuộc vào các cơ chế, chính sách mà chúng tôi đang trình Chính phủ và Bộ GTVT thực hiện. Trên cơ sở đó thì mới triển khai thực hiện theo lộ trình đã đưa ra. Còn việc triển khai chính xác từ năm nào thì cũng chưa thể khẳng định. Sau khi thông qua cơ chế, chính sách, chúng tôi sẽ thực hiện các bước tiếp theo.

PV: Xin cảm ơn ông!

Sở GTVT Hà Nội cam kết quản chặt mức giá của G7 taxi

G7 taxi ra đời dưới sự hợp tác của 3 hãng taxi lớn tại Hà Nội, bao gồm Taxi Ba Sao, Taxi Sao Hà Nội, Taxi Thành Công. Ảnh: Tiền phong

Sau khi học tập và tham khảo một số mô hình cạnh tranh với Uber/Grab tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, G7 taxi tại Việt Nam đã ra đời dưới sự hợp tác của 3 hãng taxi lớn tại Hà Nội, bao gồm Taxi Ba Sao, Taxi Sao Hà Nội, Taxi Thành Công cùng với sự cam kết đầu tư mạnh mẽ vào việc nâng cao thương hiệu và phương pháp phát triển thị trường.

Đại diện G7 taxi cho biết, mục tiêu của G7 taxi sẽ trở thành thương hiệu taxi số 1 Việt Nam thông qua việc thu hút các hãng taxi nhỏ lẻ còn lại cùng hợp nhất vào G7 taxi. Tuy nhiên, tham vọng này khiến nhiều người lo lắng mô hình sẽ độc quyền, ép giá khách hàng.

Trước nội dung này, đại diện Sở GTVT Hà Nội cho biết, sẽ phối hợp chặt chẽ với Sở Tài chính và Phòng Tài chính các quận, huyện, thị xã để thường xuyên tuyên truyền các quy định liên quan đến việc kê khai giá, yêu cầu các đơn vị phải niêm yết trên phương tiện, thông báo về tiền cước trước mỗi chuyển đi trên trên phần mềm ứng dụng. Trường hợp G7 taxi vẫn là taxi truyền thống nên chịu sự quản lý của nhà nước thông qua những điều kiện kinh doanh cụ thể, trong đó, có quản lý về giá cước, hành khách sẽ không lo bị ép giá, không thể tăng hay giảm giá cước vô tội vạ.

Sở GTVT Hà Nội cũng cho rằng, việc G7 taxi ra đời có trung tâm điều hành chung là rất phù hợp với nội dung của dự thảo Quy chế quản lý hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Tin xa lộ:

# Đến năm 2022, tỷ lệ thương vong vì TNGT sẽ giảm được 20% so với năm 2016 và bằng 50% so với năm 2010. Đây là mục tiêu được các chuyên gia Hàn Quốc đưa ra khi đánh giá về tiềm năng và hiệu quả của Dự án ATGT Hà Nội, đã được triển khai 2 năm nay. Theo Dự án, Hà Nội cần đầu tư để đảm bảo cơ sở hạ tầng đường bộ an toàn, với tổng số vốn dự kiến hơn 1.000 tỷ đồng/5 năm.

# Đề cập công tác tổ chức giao thông khi cho ô tô đi vào làn xe máy trên cầu Chương Dương, đại diện Sở GTVT Hà Nội cho biết, đơn vị sẽ rà soát, kiểm tra, nếu có bất cập sẽ điều chỉnh lại cho hợp lý. Được biết, sự việc xe ô tô Mercedes đâm đổ lan can cầu Chương Dương lao xuống sông khiến 2 người thiệt mạng là sự cố chưa từng xảy ra trong 15 năm cầu Chương Dương được bàn giao về Tp.Hà Nội.

# Trong tháng 10/2018, ngành đường sắt đã xảy ra 20 vụ tai nạn làm 8 người chết, 11 người bị thương. Về sự cố chạy tàu xảy ra 98 vụ; trong đó do yếu tố khách quan 49 vụ và do yếu tố chủ quan là 49 vụ. Trước tình hình này, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cho biết, sẽ tăng cường áp dụng khoa học công nghệ để giám sát chặt chẽ, chủ động hơn trong công tác bảo đảm an toàn giao thông và an toàn chạy tàu.

Nghe toàn bộ chương trình tại đây:

 

Tags:
Ý kiến của bạn
Tạm biệt nhé, liễu rủ Hồ Gươm

Tạm biệt nhé, liễu rủ Hồ Gươm

Người Hà Nội yêu cây, điều đó khỏi phải bàn, chỉ cần một gốc cây nào đó bất chợt đổ xuống, là dư luận “dậy sóng”. Ai cũng luyến tiếc, bày tỏ sự bất bình về công tác bảo vệ cây xanh của thành phố, cũng như phê phán việc một cá nhân, hay cộng đồng nào đó… góp phần làm chết cây xanh ấy.

Cần sớm có lời giải cho hàng nghìn căn tái định cư bỏ hoang

Cần sớm có lời giải cho hàng nghìn căn tái định cư bỏ hoang

Hiện nay trên địa bàn thành phố còn hàng chục nghìn căn hộ tái định cư đang bỏ hoang, trong khi đó nhà ở xã hội lại không đủ để đáp ứng nhu cầu của người dân.

Để tránh đứt gãy hoạt động đăng kiểm trong giai đoạn xét xử các sai phạm

Để tránh đứt gãy hoạt động đăng kiểm trong giai đoạn xét xử các sai phạm

Theo Cục Đăng kiểm Việt Nam, dự kiến hoạt động xét xử của các cơ quan tố tụng đối với những sai phạm trong hệ thống đăng kiểm sẽ diễn ra từ cuối tháng 5 này và cao điểm sẽ rơi vào tháng 6, tháng 7 tới.

Hà Nội sống và yêu: Chè nhãn lồng sen kiểu Hà Nội xưa

Hà Nội sống và yêu: Chè nhãn lồng sen kiểu Hà Nội xưa

Mùa sen Hà Nội đã đến. Từ sen, người Hà Nội đã biến tấu rất nhiều món ngon cho ngày hè nóng nực. Nhãn và sen không phải đặc trưng riêng có của Hà Nội, nhưng chè nhãn lồng sen thưởng thức qua tay các bà nội trợ Hà Thành lại có vị rất riêng.

Xe điện, cần trạm sạc và nhiều hơn thế

Xe điện, cần trạm sạc và nhiều hơn thế

Những năm gần đây ở nước ta quá trình chuyển đổi phương tiện giao thông từ xe sử dụng nhiên liệu hoá thạch sang xe điện diễn ra nhanh chóng. Tuy nhiên vẫn còn không ít người tỏ ra chần chừ trước ý định thay đổi bởi những vướng mắc chưa được tháo gỡ, trong đó có việc hoàn thiện hạ tầng trạm sạc.

Đường Nguyễn Cảnh Dị, 10 năm vẫn chưa hết khổ

Đường Nguyễn Cảnh Dị, 10 năm vẫn chưa hết khổ

Đường Nguyễn Cảnh Dị, đoạn nối từ cầu Định Công vào khu đô thị mới Đại Kim (thuộc địa phận phường Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội) là nỗi ám ảnh đã hơn 10 năm nay không chỉ với người dân sinh sống trong khu vực mà còn với mọi phương tiện tham gia giao thông trên tuyến đường này.

Ký ức 'mạng nhện'

Ký ức "mạng nhện"

Việc hạ ngầm cáp điện, cáp viễn thông đã giúp cho cảnh quan phố phường trở nên thông thoáng hơn, không còn hình ảnh những búi dây cáp viễn thông trên khắp các cột điện, những đường dây điện chạy dọc ngang trên đầu như mạng nhện. Đây thực sự là một nỗ lực rất lớn của thành phố trong thời gian qua...

// //