Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Lạm phát năm 2022 vẫn trong tầm kiểm soát

Như Ngọc - Anh Thư - 11/07/2022 | 8:15 (GTM + 7)

Dự báo về chỉ số giá tiêu dùng cả năm 2022, PGS.TS Nguyễn Bá Minh, Viện trưởng Viện Kinh tế - Tài chính (Học viện Tài chính) cho rằng CPI bình quân năm 2022 so với năm 2021 sẽ tăng ở mức 3,3%-3,9%:

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Thông tin trong nước và quốc tế

# Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa yêu cầu các bộ ngành không được chủ quan, lơ là trong công tác điều hành giá và đảm bảo kiểm soát lạm phát bình quân cả năm 2022 theo mục tiêu Quốc hội giao. 

# Còn Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành vừa ký Quyết định công bố danh mục cảng biển Việt Nam gồm 34 cảng biển, trong đó có 2 cảng biển loại đặc biệt là Hải Phòng và Bà Rịa – Vũng Tàu. 

# Đáng chú ý, lạm phát năm 2022 vẫn trong tầm kiểm soát, là đánh giá của các chuyên gia đưa ra mới đây. 

Dự báo về chỉ số giá tiêu dùng cả năm 2022, PGS.TS Nguyễn Bá Minh, Viện trưởng Viện Kinh tế - Tài chính (Học viện Tài chính) cho rằng CPI bình quân năm 2022 so với năm 2021 sẽ tăng ở mức 3,3%-3,9%:

"Chúng tôi dự báo CPI cả năm 2022 so với năm 2021 sẽ tăng ở mức 3,5% trên dưới 0,2. Tức là dao động trong khoảng từ 3,3 – 3,9. Nguyên nhân là bởi tăng trưởng các nền kinh tế thế giới đang chậm lại, thứ 2 là dự báo giá xăng dầu sẽ ổn định, giá cả nguyên, nhiên, vật liệu trên thị trường thế giới khó giữ ở mức cao như những tháng vừa qua".

Bên cạnh đó, cung - cầu nông sản ở Việt Nam những tháng cuối năm 2022 dự báo sẽ không căng thẳng, giúp cho giá các mặt hàng lương thực, thực phẩm không bị tăng đột biến…

Yếu tố nữa là cả hệ thống chính trị của Việt Nam luôn chủ động, tích cực triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, bình ổn giá cả thị trường, điều hành chính sách tiền tệ kiên định mục tiêu giữ ổn định vĩ mô và kiểm soát lạm phát đã đề ra.

Bình ổn mặt bằng giá để ổn định sản xuất, sinh hoạt của người dân. Ảnh: Minh Phương/Báo Tin tức

Bình ổn mặt bằng giá để ổn định sản xuất, sinh hoạt của người dân. Ảnh: Minh Phương/Báo Tin tức

# Từ đầu năm, kim ngạch XK của Việt Nam sang Nhật Bản tăng 13% và đạt hơn 11 tỷ USD, đứng thứ 4 sau các đối tác Trung Quốc, Hoa Kỳ, Hàn Quốc. 

# Và trong cuối tuần qua, lần đầu tiên vải thiều tươi được xuất khẩu qua cửa khẩu tại Móng Cái, góp phần hỗ trợ XK nông sản cho người dân trong bối cảnh Trung Quốc vẫn duy trì kiểm soát dịch bệnh chặt chẽ. 

# Với lĩnh vực BĐS, theo CBRE, tốc độ tăng giá bán chung cư ở Hà Nội đang nhanh hơn TP.HCM. Đặc biệt giá một số phân khúc tại Hà Nội đã bắt đầu tiệm cận TP.HCM. 

# Đáng chú ý, nhiều ngân hàng tiếp tục lãi lớn trong nửa đầu năm 2022. Tăng trưởng tín dụng cao, trong khi mặt bằng lãi suất huy động thấp, lãi suất cho vay neo cao mang lại lợi nhuận lớn cho các NH. 

# Chương trình Khuyến mại tập trung thành phố Hà Nội vừa chính thức khai mạc cuối tuần qua và diễn ra đến hết ngày 12/7 với mức giảm giá lên tới 100% từ hơn 100 DN.

Giá xăng dầu trong nước đồng loạt giảm hơn 3.000 đồng/lít

Giá xăng dầu trong nước đồng loạt giảm hơn 3.000 đồng/lít

# Từ hôm nay (11/7), giá xăng dầu trong nước đồng loạt giảm hơn 3.000 đồng/lít. Cụ thể, giá mới của xăng E5RON92 về mức 27.788 đồng/lít, xăng RON95-III là29.675 đồng/lít. Dầu diêzel 0,5S về mức 26.593 đồng/lít.

# Mặc dù sắc xanh đã quay trở lại nhóm nông sản trong tuần qua, nhưng chỉ số hàng hóa chung MXV-Index vẫn không thể tránh khỏi tuần giảm thứ 4 liên tiếp, với mức giảm 1,8% xuống còn 2.624 điểm. Trong đó, nhóm năng lượng giảm mạnh nhất với mức giảm 4,3%. Giá trị giao dịch tại MXV giảm 6% do tâm lý thận trọng hơn của các nhà đầu tư trong nước, xuống còn hơn 4.000 tỷ đồng mỗi ngày trong tuần vừa qua.

Tâm điểm của thị trường hàng hóa vẫn đang là giá dầu. Trên sở NYMEX, giá dầu WTI đóng cửa tuần giảm 3,3% xuống còn 104,79 USD/thùng và giá dầu Brent cũng giảm 4,1% xuống còn 107,02 USD/thùng.

Thông tin mà các nhà đầu tư cần chú ý trong tuần này, ông Phạm Quang Anh, Giám đốc Trung tâm Tin tức Hàng hóa Việt Nam cho biết: “Báo cáo Thị trường dầu hàng tháng của OPEC sẽ phát hành vào 18h tối thứ ba, và 23h cùng ngày sẽ là báo cáo Triển vọng Năng lượng ngắn hạn của Cơ quan thông tin năng lượng Mỹ EIA. 15h ngày thứ tư sẽ có báo cáo Dầu thô hàng tháng của Tổ chức năng lượng quốc tế IEA.

Cả 3 báo cáo này đều sẽ làm rõ bức tranh cung cầu hiện nay của thị trường dầu và hoàn toàn có thể gây ra những biến động rất lớn đối với mặt hàng dầu thô, cũng như các mặt hàng liên quan như dầu đậu tương, dầu cọ, ngô, đường và xăng pha chế”.

Ngoại trưởng Nga tại hội nghị G20. Nguồn: Reuters.

Ngoại trưởng Nga tại hội nghị G20. Nguồn: Reuters.

# Tại Hội nghị ngoại trưởng G20 diễn ra cuối tuần qua tại Indonesia, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov khẳng định, Nga sẵn sàng thực hiện tất cả các cam kết về việc cung cấp các sản phẩm năng lượng, dầu mỏ và khí đốt tự nhiên giá rẻ. 

# Ngoài ra, các nền kinh tế G20 sẽ tiếp tục kiềm chế việc sử dụng các biện pháp hạn chế thương mại, bất chấp sự bất ổn kinh tế ngày càng gia tăng do đại dịch Covid-19. 

# Các chính sách siêu nới lỏng để hỗ trợ kinh tế từ thời ông Abe vẫn được duy trì cho đến nay. Vì vậy, kinh tế Nhật Bản có thể bị ảnh hưởng khi mất đi sự ủng hộ lớn từ cựu Thủ tướng. 

# Còn tại Đông Nam Á, nhiều quốc gia vẫn đang chật vật để đối phó với lạm phát. Indonesia và Philippines trợ giá nhiên liệu, trong khi Malaysia và Singapore viện trợ tiền cho người nghèo, còn Thái Lan cân nhắc tăng lãi suất. 

Thông tin thị trường chứng khoán

# Diễn biến thị trường chứng khoán tháng 6 cho thấy sự thận trọng khi chỉ số VNIndex đã hiệu chỉnh từ vùng cản là 1.300 điểm Tuy nhiên, sau đó thị trường cũng đã thành công trong việc kiểm lại vùng đáy ngắn hạn là 1.160 điểm và có hồi phục.

Những phiên cuối của tháng 6 cũng như đầu tháng 7 cho thấy thị trường đang ở trạng thái chủ yếu là đi ngang. Liệu thị trường chứng khoán đã tạo đáy hay chưa?

Đề cập đến vấn đề này, ông Nguyễn Trọng Đình Tâm, Cty chứng khoán SSI cho biết: "Hiện chỉ kết luận rằng việc cân bằng trở lại vùng đáy ngắn hạn tháng 5, để còn để kết luận được là chỉ số hoặc khi nói về giá cổ phiếu là tạo đáy thì ta phải xác nhận được mẫu hình kỹ thuật tạo đáy.

Thứ hai, cũng nên quan sát các cổ phiếu. Mặc dù thị trường là chưa xác nhận tạo đáy nhưng nhiều cổ phiếu đã hoàn tất về mô hình 2 đáy rồi hoặc là một số cổ phiếu đã vượt lên trên đường trung bình động 20 ngày bất chấp thị trường vẫn chưa vượt ngưỡng trên vùng đấy thì tôi cho rằng đó đều rất quan trọng. Bởi có cơ hội để mua để giao dịch tại nhóm cổ phiếu khỏe hơn thị trường".

# Cũng theo SSI Reseach, trong phiên hôm nay, nếu VNIndex vẫn tiếp tục duy trì trên khu vực đáy tháng 5 (1.161 – 1.157 điểm), chỉ số nhiều khả năng sẽ chuyển sang trạng thái side-way (đi ngang) với vùng cận trên là 1.220 – 1.223 điểm. Trong khi đó nếu không giữ vững trên vùng đáy kể trên, VN Index nhiều khả năng sẽ điều chỉnh và tìm kiếm một điểm cân bằng mới./.

Ý kiến của bạn
Từ đề xuất tàu điện không ray ở Hà Nội: Không khác gì BRT, phải có làn riêng

Từ đề xuất tàu điện không ray ở Hà Nội: Không khác gì BRT, phải có làn riêng

Mới đây, đã có đề xuất nghiên cứu xây dựng 3 tuyến tàu điện không ray chạy trên vành đai 3 và đại lộ Thăng Long để giải quyết ùn tắc giao thông ở Hà Nội. Tuy nhiên vẫn còn nhiều ý kiến băn khoăn về tính khả thi của loại phương tiện này.

Sài Gòn sống và yêu: Giai thoại một thời Chợ Cầu Ông Lãnh

Sài Gòn sống và yêu: Giai thoại một thời Chợ Cầu Ông Lãnh

Cầu Ông Lãnh bắc ngang kênh Bến Nghé nối liền quận nhất và quận tư đã quá quen thuộc với người dân TP.HCM. Cây cầu này được xây dựng lại nhiều lần nhưng không đổi tên. Cầu Ông Lãnh cũng là tên khu chợ đầu mối lớn nhất Sài Gòn từng tồn tại hơn một thế kỷ và đã bị xóa sổ.

Có nên truy đuổi để ngăn chặn vi phạm giao thông?

Có nên truy đuổi để ngăn chặn vi phạm giao thông?

Một trong những nội dung đáng chú ý của dự thảo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ là việc quy định lực lượng chức năng có thể được thực hiện quyền truy đuổi để ngăn chặn và xử lý hành vi vi phạm.

Ngã tư Minh Khai - Bạch Mai: Có đèn tín hiệu, giao thông vẫn xung đột và hỗn loạn

Ngã tư Minh Khai - Bạch Mai: Có đèn tín hiệu, giao thông vẫn xung đột và hỗn loạn

Một ngã tư giữa lòng thủ đô, mặt đường đẹp, rộng rãi, hệ thống đèn tín hiệu hoạt động bình thường, tuy nhiên thường xuyên xung đột, hỗn loạn, thậm chí trở thành nỗi ám ảnh với không ít người mỗi khi đi qua.

Dự án mì gõ 0 đồng

Dự án mì gõ 0 đồng

Một quán mì gõ ở TPHCM, chỉ mở từ 19h vào hai ngày thứ Sáu và thứ Bảy hằng tuần. Điều đáng nói ở đây là quán luôn đông nghịt thực khách ghé thăm, bởi chi phí một tô mì gõ chỉ có giá 0 đồng.

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Sau nhiều năm mong chờ, cầu Tứ Liên dự kiến sẽ được khởi công trong năm nay. Đây có lẽ là cây cầu được người dân Hà Nội mong mỏi sớm triển khai nhất hiện nay để kết nối thuận lợi từ trung tâm thành phố Hà Nội với huyện Đông Anh và các tỉnh phía Bắc.

Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Hiện nay, trong bối cảnh Hà Nội đang đối mặt với tình trạng ùn tắc và ô nhiễm không khí, nhiều người dân có xu hướng chuyển sang sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, trong đó có đường sắt đô thị.

// //