Trọng Nghĩa - Nhất Hoàng - 25/01/2023 | 10:09 (GTM + 7)
Những tín hiệu tích cực từ các công trình giao thông trọng điểm của TP.HCM nói riêng và cả nước nói chung đang tạo ra kỳ vọng mới. Đó là yêu cầu gắn kết giữa Trung ương với địa phương, giữa Nhà nước với thị trường, giữa người dân với doanh nghiệp, giữa trong nước với các tổ chức, nhà đầu tư quốc tế.
Giải bài toán ùn tắc khu vực sân bay Tân Sơn Nhất
Những ngày cuối năm 2022, khi người dân háo hức trong không khí lễ hội ngập tràn khắp mọi nẻo đường thì lãnh đạo chính quyền TP.HCM vẫn đang tất bật với những buổi khởi công các công trình hạ tầng lớn trên địa bàn, từ hàng không tới đường bộ...
Điểm chung thì đây đều là các công trình có tính chất tháo gỡ nút thắt, sức lan tỏa mạnh và tác động lớn đến nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác.
Nổi bật nhất là dự án xây dựng nhà ga hành khách T3 - Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất do Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) làm chủ đầu tư, được khởi công xây dựng ngày 24-12-2022 với kỳ vọng sẽ góp phần giải tỏa điểm đen về giao thông tại Sân bay Tân Sơn Nhất vốn đã tồn tại trong suốt thập kỷ qua.
Công trình dự kiến thi công trong 24 tháng, hoàn thành và chạy thử cuối năm 2024. Khi đó, nhà ga T3 sẽ có công suất 20 triệu hành khách/năm, đáp ứng 7.000 hành khách/giờ cao điểm. Dự án có tổng mức đầu tư 10.990 tỷ đồng, huy động từ nguồn vốn chủ sở hữu của ACV (70%) và vốn vay thương mại (chiếm 30%). Khi hoàn thành, sân bay Tân Sơn Nhất sẽ khai thác 90% chuyến bay nội địa, 10% chuyến bay quốc tế, còn sân bay quốc tế Long Thành sẽ khai thác 10% chuyến bay nội địa, 90% chuyến bay quốc tế.
Có mặt tại buổi lễ khởi công dự án, Thủ tướng - Phạm Minh Chính đã yêu cầu các Bộ ngành phối hợp chặt chẽ, đảm bảo đúng tiến độ đề ra và dứt khoát không được đội vốn một cách bất hợp lý như những công trình đã qua:
‘Để công trình hoàn thành đúng tiến độ, an toàn, đảm bảo chất lượng, không đổi vốn bất hợp lý. Tôi yêu cầu thứ nhất là Bộ Giao thông vận tải tiếp tục là phối hợp chặt chẽ với Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, với các bộ, ngành có liên quan và với chủ đầu tư chỉ đạo quyết liệt triển khai thực hiện dự án đảm bảo thứ nhất là về chất lượng.
Cái thứ hai là dứt khoát không được đội vốn một cách bất hợp lý và cái thứ ba là phải hoàn thành đúng cái độ mà rất mong là vượt tiến độ trước hai năm thì càng tốt và nếu làm được như vậy thì sẽ góp phần làm cho Bộ Giao thông vận tải làm cho ngành hàng không của chúng ta phát triển một cách toàn diện, bền vững và góp phần phát triển kinh tế xã hội của TP.HCM, của đất nước ta nói chung trong giai đoạn mới.’
Để giải quyết bài toán về giao thông tại khu vực sân bay Tân Sơn Nhất, cũng trong tháng 12 vừa qua, TP.HCM đã khởi công dự án xây dựng đường nối Trần Quốc Hoàn - Cộng Hòa, dài khoảng 4km, mặt cắt ngang 6 làn xe, vận tốc thiết kế 50km/giờ. Dự án có tổng mức đầu tư 4.848 tỷ đồng. Ngoài mục tiêu kết nối trực tiếp với nhà ga T3, dự án còn tạo ra một tuyến đường mới song hành và giảm tải cho các tuyến đường Cộng Hòa, Trường Chinh hiện hữu, ông Bùi Xuân Cường – Phó chủ tịch UBND TP.HCM cho biết dự án sẽ cố gắng hoàn thành và đưa vào khai thác trong tháng 9 năm 2024, từ đó sẽ góp phần hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông và kéo giảm tình trạng ùn tắc giao thông khu vực sân bay Tân Sơn Nhất.
“UBND Thành phố yêu cầu các đơn vị tiếp tục tập trung cao độ khẩn trương hơn nữa để đẩy nhanh tiến độ bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư, đẩy nhanh tiến độ thi công hoàn thành đưa công trình vào khai thác sử dụng theo đúng tiến độ đề ra. Quá trình triển khai thi công xây dựng với yêu cầu cao nhất về tiến độ, về chất lượng, về mỹ quan công trình, đặc biệt phải đảm bảo về trật tự an toàn giao thông ở cửa ngõ khu vực cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất và luôn luôn bám sát không được điều chỉnh mục tiêu hoàn thành khai thác tuyến đường vào tháng 9 năm 2024”.
Tăng tính kết nối liên vùng bằng việc khởi công dự án mở rộng Quốc lộ 50 cũng như tuyến đường Vành đai 3
Chỉ sau 3 ngày khởi công nhà Ga T3, thành phố cũng tiến hành khởi công dự án xây dựng, mở rộng quốc lộ 50, với tổng mức đầu tư 1.498 tỷ đồng. Dự án tiếp giáp tỉnh Long An, chiều dài gần 7km, mặt cắt ngang 34m (tương đương 6 làn xe), dự kiến hoàn thành cuối năm 2024. ông Phạm Hoàn Tuấn – Giám đốc Sở giao thông vận tải Tỉnh Long An cho biết, khi hoàn thành sẽ tăng năng lực khai thác tuyến này, giúp kết nối thành phố Hồ Chí Minh với tỉnh Long An và các tỉnh miền Tây trong thời gian tới:
‘Về phía Long An thì chúng tôi cũng là xác định đó là một trong những cái cửa ngõ phía Tây của Thành phố Hồ Chí Minh. Cho nên là chúng tôi cũng xác định sẽ đồng hành cùng với Thành phố Hồ Chí Minh để làm sao khai thông các cái điểm nghẽn này để mà các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long được tiếp cận với thành phố thông qua các cái tuyến quốc lộ cũng như là các tuyến đường tỉnh trên địa bàn Long An đến thành phố được nói thuận lợi.
Và tôi nghĩ rằng trong tương lai nếu mà chúng ta đã khai thông các cái cái tuyến đường giao thông, cụ thể như là cái quốc lộ mở rộng, nâng cấp Quốc lộ 50 hiện nay và tới đây là chúng tôi phối hợp với Thành phố để triển khai cái đường vành đai 3, vành đai 4 thành phố Hồ Chí Minh, thì tôi nghĩ rằng là trong tương lai là cái phát triển giao thông này nó sẽ góp phần phát triển kinh tế xã hội của cả khu vực nói chung và cho đồng bằng sông Cửu Cửu Long nói riêng.’
Một dự án giao thông cực kỳ quan trọng khác mang tính kết nối vùng là đường Vành đai 3 cũng vừa có bước chuyển quan trọng về tiến độ khi đã hoàn thành cắm hơn 1.900 cọc mốc; Mục tiêu bàn giao 100% mặt bằng trong năm nay và sẽ chính thức thông xe vào 2025. Ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP.HCM nhận định khi hoàn thành, tuyến đường vành đai 3 sẽ tạo thêm động lực cho sự phát triển kinh tế xã hội của TP.HCM và cả các tỉnh thành lân cận:
Nhiều lần chúng ta đã nói và tất cả chúng ta đều biết đường dây lai ba rất là quan trọng, không chỉ cho TP.HCM, cho các vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và chắc chắn khi các cái điểm nghẽn này được tháo gỡ thì nó sẽ mở ra một cái không gian mới cho sự phát triển, tạo thêm cái động lực mới, sự phát triển và như thế nó sẽ đóng góp cho phát triển kinh tế xã hội của đất nước chúng ta rất là lớn và như thế thì Chính phủ, Trung ương, Chính phủ đã quyết định đây là công trình trọng điểm quốc gia và tập trung chỉ đạo rất là quyết liệt trong thời gian ngắn để chúng ta có thể hoàn thành được các cái hồ sơ, thủ tục để giờ này chúng ta bắt tay dự án
Cũng trong nhóm dự án trọng điểm mà người dân TP đã mòn mỏi chờ đợi, sáng 28.12, những chiếc xe cẩu trên công trường nút giao An Phú (TP.Thủ Đức) chính thức nổ máy. Suốt nhiều năm qua, khu vực này được đánh giá là nút thắt lớn nhất khiến tuyến cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây trở thành nỗi ám ảnh của người dân. Không chỉ có nút giao, đây là khu vực có rất nhiều loại hình giao thông kết nối như đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây chuẩn bị mở rộng lên 8 làn xe; trong tương lai có đường sắt cao tốc TP.HCM - Nha Trang, đường sắt nhẹ từ TP.HCM đi Cảng hàng không quốc tế Long Thành, tuyến metro số 2 từ Bến Thành qua Thủ Thiêm...
Với quy mô như vậy, việc khởi công nút giao An Phú có ý nghĩa khởi động đầu mối giao thông lớn của TP.HCM cũng như toàn khu vực. Vì thế, hình ảnh lãnh đạo TP bấm nút khởi công nút giao An Phú đã cháy lên kỳ vọng sẽ trở thành biểu tượng kiến trúc mới ở phía đông TP.HCM khi phương án thiết kế có tháp biểu tượng với ý tưởng xuyên suốt là “TP.HCM trẻ năng động vươn lên tầm cao mới”.
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hồ Chí Minh Bùi Xuân Cường đánh giá, dự án hoàn thành sẽ tăng cường kết nối cho cao tốc thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây với đường Mai Chí Thọ và các tuyến trục chính của thành phố. Đồng thời, giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông tại khu vực, bảo đảm giao thông thông suốt tại khu vực cửa ngõ phía Đông thành phố và khu vực Cảng Cát Lái.
‘Ngoài cái việc mà phục vụ cho hướng phát triển chính của thành phố về phía Đông cũng như là dự án tiếp tục qua đó là tiền đề rất là quan trọng để tiếp tục thực hiện các dự án đường sắt đô thị khác, qua đó là cũng sẽ có cái việc kết nối mang cái tính vùng thì dự án này đã được tổ chức quy hoạch kết nối với Đồng Nai, kết nối với Bình Dương, đảm bảo được cái phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam’.
Kỳ vọng vận hành tuyến metro số 1 sau 10 năm trắc trở.
Bên cạnh các công trình được khởi công cuối năm 2022 thì một trong các dự án trước đó khiến báo chí tốn không ít giấy mực và người dân TpHCM mòn mỏi chờ đợi đó là tuyến Metro số 1. Sau 10 năm trắc trỡ với những vướng mắc khiến công trình ì ạch thi công thì khoảng thời gian cuối năm 2022 được xem là năm với những bước chuyển mạnh mẽ của công trình khi vào ngày 21.12 đoàn tàu Metro đã chính thức lăn bánh, kéo theo đó là kỳ vọng cuối năm 2023 đoàn tàu sẽ chính thức được vận hành. Để có góc nhìn mới hơn về một trong những công trình trọng điểm thành phố chúng ta hãy cùng lắng nghe những ghi nhận của phóng viên Nhất Hoàng tại nhà ga số 1, nơi được hoàn thành sớm nhất của tuyến Metro:
Nhà ga, khu công nghệ cao thuộc thành phố Thủ Đức là một trong những nhà ga hoàn sạch sớm nhất thuộc dự án tuyến Metro số một Bến Thành Suối Tiên. Ngày 21/12/2022 vừa qua, đoàn tàu đầu tiên của tuyến Metro số một là chính thức được chạy thử nghiệm trên cao. Đây là cột mốc đánh dấu sự chuyển đổi từ giai đoạn hoàn thiện quá trình thi công dự án sang bước chuẩn bị cho công tác vận hành.
Dự kiến đến quý 3 năm 2023, tàu sẽ chạy thử nghiệm trên toàn tuyến và tiến tới bước chạy thử nghiệm cuối cùng để có những đánh giá và nếu thuận lợi, dự kiến đến cuối năm 2023 sẽ chính thức đưa vào vận hành khai thác. Đây là một trong những công trình trọng điểm của Thành phố Hồ Chí Minh và cả nước được kỳ vọng sẽ giải tỏa được tình trạng ùn tắc giao thông tại Thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là cửa ngõ phía Đông. Bên cạnh đó cũng sẽ góp phần phát triển kinh tế cũng như kết nối vùng.
Có thể thấy năm 2022 là một năm sôi động của ngành giao thông TpHCM. Tuy nhiên những vấn đề về cơ sở hạ tầng, về ùn tắc, về chậm tiến độ tại các công trình dường như vẫn chưa thể được trút bỏ. Vậy trong năm 2023 ngành giao thông TpHCM sẽ có những kế hoạch gì để cải thiện bộ mặt giao thông thành phố phóng viên Trọng Nghĩa đã có cuộc trao đổi nhanh với Ông Lương Minh Phúc - Giám đốc Ban Quản lý đầu tư xây dựng các công trình giao thông Thành phố, Ban Giám đốc Trung tâm Quản lý giao thông công cộng và các Phòng chuyên môn của Sở GTVT, mời quý thính giả cùng theo dõi.
PV: Để đem lại diện mạo mới cho hạ tầng giao thông thành phố Hồ Chí Minh, năm 2023, ngành Giao thông thành phố Hồ Chí Minh đưa ra mục tiêu gì?
Ông Lương Minh Phúc: ‘Trong năm 2023 thì chúng ta sẽ chứng kiến một loạt dự án được triển khai. Thứ nhất là chúng ta sẽ khởi công cái dự án vành đai 3 Th TP.HCMvào khoảng 30/6/2023 rồi các cái dự án chuẩn bị đầu tư như là trình chủ đầu tư dự án dịch này. Bốn, chủ tinh đầu tư dự án vành đai 2 và thông qua cái chủ trương đầu tư của dự án đường cao tốc Thanh Bốc Bài cũng như phối hợp với Bình Dương để chuẩn bị cho đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây.
Chúng ta sẽ hoàn thành dự án cầu Long Kiển vào cuối năm 2023 như là lời hứa với bà con, rồi một số cái công trình giao thông trọng điểm khác. Bên cạnh đó thì chúng ta sẽ tiếp nhận khoảng 15 cái mặt bằng từ các cái dự án mà đã chờ đợi rất là lâu trong thời gian qua như là cầu Thăng Long, cầu Nam Lý, cầu Ông Nhiêu, cầu Ông Bồn, cầu Phước Long, cầu Rạch Đỉa và chúng ta cũng sẽ hoàn thành cái cầu vòm sắt 2 ở Cần Giờ.
PV: Với những công trình đã khởi công, đặc biệt trong cuối năm 2022 và đầu năm 2023 thì ngành giao thông thành phố sẽ đặt ra những kỳ vọng gì trong năm 2023?
Ông Lương Minh Phúc: Đối với chúng tôi thì cái năm 2023 là một năm rất là đặc biệt, là năm mà tôi nghĩ là nó sẽ mở đầu khoảng 10 năm đột phá trung hạ tầng giao thông của Thành phố Hồ Chí Minh cũng như các vùng kinh tế trung điểm phía Nam.
Bởi vì đây là năm mà chúng ta bắt đầu triển khai những cái dự án lớn mang tính liên vùng, nối kết như là cao tốc Mộc Bài, cao tốc chân thành giùm tại hai giùm tại ba giùm tại bốn cũng như cái các dự án đối kết cảng không phải Sơn Nhất và thu nhập cảng Cát Lái’
PV: Dạ vâng cảm ơn ông!
Trong thời điểm cuối Nhâm Dần, đầu Quý Mão hàng loạt công trình trọng điểm đang được đẩy nhanh tiến độ, kết hợp với những công trình lớn vừa hoàn thành đang góp phần thay đổi bộ mặt giao thông Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành lân cận.
Đây thực sự là những thông tin tích cực, để người dân, doanh nghiệp có thêm niềm tin vào một giai đoạn nền kinh tế sẽ tăng tốc, sau khi vượt qua được thời điểm khó khăn hậu COVID.
Sau phản ánh của Kênh VOV Giao thông về câu chuyện “quá nhiều bất ổn ở ngôi trường chuẩn” tại trường THCS Lương Định Của, TP Thủ Đức, TP.HCM, ngay sau đó Kênh VOV GT đã gửi công văn đến UBND TP Thủ Đức để tiếp tục yêu cầu làm rõ nhiều vấn đề tồn tại ngôi trường này.
Có một ngôi trường nằm ở quận đông dân nhất cả nước, học sinh phần lớn là con em gia đình công nhân, điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn. Nhưng từ đầu năm 2024, ngôi trường này đã được trang bị ti vi thông minh và kết nối internet, phục vụ cho công tác giảng dạy, học tập.
Theo dự thảo nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đường bộ, do Bộ Công an soạn thảo chuẩn bị trình Chính phủ ban hành, hành vi vượt đèn đỏ dược đề xuất tăng đáng kể mức phạt.
Đến nay vẫn còn không ít người tỏ ra băn khoăn, chưa đồng thuận vì mức giá đền bù “chưa sát với thị trường”, các phương án định giá nhà ở đất ở chưa phù hợp hay địa điểm tái định cư còn xa… Các ý kiến này cần được lắng nghe, tiếp thu một cách cầu thị, thấu đáo từ các ngành chức năng.
Nếu như trên phố chính, xe đạp chủ yếu phục vụ người đi thể dục, đi chơi, đi làm ở quãng đường ngắn, hoặc chở hoa quả rong…thì trên những đường phố nhỏ hơn, nó là bạn đồng hành đến trường của con trẻ. Nhưng điều thú vị không nằm ở chiếc xe, mà ở những chiếc giỏ xe – những chiếc giỏ lộn ngược.
Câu chuyện thời sự lớn nhất trong những ngày này chính là cuộc cách mạng tinh giản bộ máy theo tinh thần của Tổng bí thư Tô Lâm “Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả”. Tinh thần đó cần được cụ thể hóa như thế nào?
Như VOV Giao thông đã đề cập, TP Hà Nội vừa ban hành kế hoạch tăng cường quản lý các cửa hàng kinh doanh trái cây, nhằm xóa bỏ những điểm kinh doanh tự phát tại vỉa hè, lòng đường không đảm bảo an toàn thực phẩm.