Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Hà Nội: Đề xuất tăng mức phí sử dụng vỉa hè lên gấp 3 lần

Phóng viên - 16/11/2017 | 7:07 (GTM + 7)

VOVGT - Đề xuất tăng mức phí sử dụng vỉa hè lòng đường ở các tuyến phố khu vực trung tâm Hà Nội, mức phí này sẽ tăng lên gấp 3 lần so với hiện nay.

Phí sử dụng vỉa hè để sản xuất, kinh doanh có thể tăng mạnh từ năm 2018 - Ảnh: Báo ANTĐ

Nghe chi tiết tại đây:

Theo đề xuất của UBND TP Hà Nội, phí lòng đường, hè phố sử dụng để trông giữ ô tô tại khu vực lõi đô thị (gồm 12 tuyến tại quận Hoàn Kiếm), trong đó có phố Nguyễn Xí, Lý Thái Tổ, Lý Thường Kiệt, Hàng Ngang, Hàng Đào… sẽ tăng từ mức 80.000 lên 240.000 đồng/m2/tháng (gấp 3 lần).

Lòng đường, hè phố các tuyến còn lại của quận Hoàn Kiếm và các tuyến phố nằm trong khu vực đường vành đai 1 tăng từ 60.000 lên 150.000 đồng/m2/tháng; Lòng đường, hè phố các tuyến nằm trong đường vành đai 2, vành đai 3 tăng từ 45.000 đồng - 60.000 đồng lên từ 60.000 đồng – 80.000 đồng/m2/tháng.

Tương tự, phí lòng đường, hè phố sử dụng để trông giữ xe máy tại khu vực lõi đô thị (gồm 12 tuyến tại quận Hoàn Kiếm) tăng từ 45.000 đồng lên 135.000 đồng/m2/tháng; khu vực từ đường vành đai 1 đến vành đai 3 có mức tăng 45.000 đồng đến 90.000 đồng/m2/tháng…

Mức phí đối với các tuyến đường, phố còn lại của các quận từ đường vành đai 3 trở ra; thị xã Sơn Tây và các huyện ngoại thành được giữ nguyên.

Trao đổi với chương trình về vấn đề này, TS Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông quốc gia nhấn mạnh:

“Luật phí, lệ phí mới đã cho phép chúng ta thu phí diện tích sử dụng tạm thời lòng đường vỉa hè cho các hoạt động khác. Luật pháp hiện nay cho phép điều này và chính quyền địa phương có đủ căn cứ pháp lý để thực hiện. Vấn đề ở đây là chính quyền địa phương xây dựng và quản lý việc thu phí như thế nào cho phù hợp thì theo từng đặc điểm và theo quyết định của Hội đồng nhân dân”.

Sau khi UBND thành phố có đề xuất tăng phí sử dụng vỉa hè, lòng đường lên gấp 3 lần, sáng 14/11 vừa qua, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố Hà Nội đã tổ chức cuộc họp lấy ý kiến các tổ chức, xã hội.

Tại cuộc họp, đại diện Cục Thuế Hà Nội cho biết, có 5 mục tiêu tăng phí trong đó có mục tiêu tăng để tăng thu ngân sách. Tại cuộc họp, nhiều ý kiến cho rằng việc đưa ra các biện pháp để chấn chỉnh, quản lý tốt hơn hoạt động trông giữ xe trên địa bàn thành phố là rất cần thiết, các tổ chức xã hội nghề nghiệp và chuyên gia, nhà khoa học trên địa bàn thành phố hoàn toàn tán thành.

Tuy nhiên khi đề cập đến mức phí UBND thành phố Hà Nội vừa đề xuất tăng cao nhất đến 3 lần, nhiều ý kiến cho rằng mức phí tăng như vậy là quá cao.

Thay mặt UBND thành phố, Phó Cục trưởng Cục thuế Hà Nội Thái Dũng Tiến cho rằng, mức phí sử dụng lòng đường, vỉa hè trông giữ xe đã được duy trì nhiều năm nay và không còn phù hợp. Do vậy, UBND thành phố vừa có đề xuất tăng mức sử dụng lòng đường, vỉa hè để phù hợp với tình hình mới.

Đề cập đến mục tiêu tăng phí, ông Tiến cho biết, thành phố đặt ra 5 mục tiêu, bao gồm: Thứ nhất, nhằm hạn chế phương tiện cá nhân; Thứ hai: giảm vi phạm của các tổ chức trông giữ, đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật; Thứ ba: tăng thu thu cho ngân sách nhà nước (thông qua phí, thuế...); Thứ tư: tạo điều kiện khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào các bãi đỗ xe cao tầng, bãi đỗ xe ngầm, bãi đỗ xe hiện đại; Thứ 5: việc triển khai ứng dụng điểm đỗ xe thông minh - Iparking trong thời gian vừa qua đã nhận được nhiều phản hồi tích cực của người dân.

Phí sử dụng lòng đường, vỉa hè tại Hà Nội được đề xuất tăng gấp 3 lần - Ảnh: Báo Tiền Phong

Tuy nhiên, ở góc độ chuyên gia, Tiến sỹ Võ Kim Cương, nguyên Phó Kiến trúc sư trưởng Thành phố Hồ Chí Minh, cho rằng: vỉa hè là của công và ai sử dụng, khai thác, hưởng lợi thì phải trả tiền để nhà nước lấy tiền đó làm hạ tầng. Vì vậy, trước khi tăng phí sử dụng vỉa hè, lòng đường cần lưu ý: hài hòa được lợi ích giữa người dân và nhà nước, quy định rõ ràng vỉa hè chỗ nào khai thác, chỗ nào không, giá cả cụ thể và nhất là không được làm ảnh hưởng đến giao thông, đảm bảo công khai, minh bạch.

Tiến sỹ Võ Kim Cương, nguyên Phó Kiến trúc sư trưởng Thành phố Hồ Chí Minh nói:

“Cái này đụng lợi ích nhiều bên thì phải công khai, minh bạch để mọi người cùng tham gia hỗ trợ nhau. Không minh bạch dễ nảy sinh xung đột trong nội bộ dân, giữa dân với chính quyền hoặc là các bên có liên quan khác. Nếu muốn tăng phí, thì cũng phải phân tích sao cân đối hài hòa, lợi ích đó”.

Như vậy, vẫn còn có nhiều ý kiến trái chiều về đề xuất tăng mức phí sử dụng vỉa hè lòng đường. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, bên cạnh việc khảo sát, lấy ý kiến trước khi thay đổi mức phí thì điều quan vẫn cần phải làm cho vỉa hè Hà Nội được quản lý tốt hơn, được sử dụng đúng mục đích, và đem lại sự dễ chịu cho người dân thành phố.

Để làm được điều này, TP cần tiến hành điều tra khảo sát vỉa hè nơi nào dùng cho người đi bộ, vỉa hè nào làm chỗ đậu xe hoặc cho phép kinh doanh.

Gần VN có Thái Lan, Đài Loan, Singapore... họ tổ chức vỉa hè đi bộ có buôn bán rất nề nếp đã hấp dẫn du khách đến vui chơi.

Do đó, để thực hiện việc sử dụng vỉa hè sao cho đúng và hiệu quả, các cơ quan chức năng TP nên lập đề án tổ chức vỉa hè với sự tham gia của các chuyên gia, các nhà khoa học góp ý hoàn thiện đề án này.

Tags:
Ý kiến của bạn
Ký ức 'mạng nhện'

Ký ức "mạng nhện"

Việc hạ ngầm cáp điện, cáp viễn thông đã giúp cho cảnh quan phố phường trở nên thông thoáng hơn, không còn hình ảnh những búi dây cáp viễn thông trên khắp các cột điện, những đường dây điện chạy dọc ngang trên đầu như mạng nhện. Đây thực sự là một nỗ lực rất lớn của thành phố trong thời gian qua...

Xe điện, cần trạm sạc và nhiều hơn thế

Xe điện, cần trạm sạc và nhiều hơn thế

Những năm gần đây ở nước ta quá trình chuyển đổi phương tiện giao thông từ xe sử dụng nhiên liệu hoá thạch sang xe điện diễn ra nhanh chóng. Tuy nhiên vẫn còn không ít người tỏ ra chần chừ trước ý định thay đổi bởi những vướng mắc chưa được tháo gỡ, trong đó có việc hoàn thiện hạ tầng trạm sạc.

Thông minh dần đều

Thông minh dần đều

Việc điều chỉnh pha đèn theo tình hình giao thông thực là nhu cầu thiết yếu tại các nút giao, các trục giao thông có lưu lượng phương tiện đông đúc một chiều.

Đường Nguyễn Cảnh Dị, 10 năm vẫn chưa hết khổ

Đường Nguyễn Cảnh Dị, 10 năm vẫn chưa hết khổ

Đường Nguyễn Cảnh Dị, đoạn nối từ cầu Định Công vào khu đô thị mới Đại Kim (thuộc địa phận phường Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội) là nỗi ám ảnh đã hơn 10 năm nay không chỉ với người dân sinh sống trong khu vực mà còn với mọi phương tiện tham gia giao thông trên tuyến đường này.

Biệt thự trăm tuổi của quan Tổng đốc một thời

Biệt thự trăm tuổi của quan Tổng đốc một thời

Căn biệt thự cổ số 12 Ngõ Trạm, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) từng là nơi ở của gia đình Tổng đốc Phạm Gia Thụy. Sau khoảng 100 năm tồn tại, đến nay công trình này vẫn còn giữ nguyên vẹn nhiều chi tiết cổ kính.

Nhiều người còn thơ ơ với diễn tập phòng cháy chữa cháy

Nhiều người còn thơ ơ với diễn tập phòng cháy chữa cháy

Gần đây liên tục xảy ra nhiều vụ hỏa hoạn gây thiệt hại không nhỏ về người và tài sản. Thực tế cho thấy người dân khi phát hiện cháy nổ thường lúng túng, thiếu kỹ năng để có thể ngăn chặn, hạn chế đám cháy ngay từ ban đầu.

// //