Hạn chế tốc độ trong đô thị: Kinh nghiệm nào cho Việt Nam?
Chạy quá tốc độ là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tai nạn giao thông, gia tăng nguy cơ tử vong và chấn thương tai nạn giao thông.
“Khói bụi ô nhiễm cực kỳ, ngày nắng hanh thì bụi bặm, ngày mưa thì nó nhớp nháp, lầy lội, mà cũng không che chắn gì, xe tải ra vào chuyển phế liệu thì cũng không che chắn, cũng không phun rửa rất bẩn, quanh đây là 2 trường Tiểu học và mầm non Vạn Bảo hơn nghìn cháu, mấy đứa tự đi bộ về thì cũng nguy hiểm sợ nó chạy vào các khu đất đang đổ phế liệu này nghịch. Nhà trường cũng kiến nghị mãi rồi mà không thấy thay đổi được.”
“Đa phần là kinh doanh vật liệu xây dựng bên trong đó đấy, máy xúc máy ủi ồn ào lắm, phường cũng bó tay rồi cháu ạ.”
Đó là những ý kiến thể hiện sự bức xúc của người dân khi kể với PV về những bãi tập kết phế thải, vật liệu xây dựng tại Tổ 4, Khối Độc Lập, Phường Vạn Phúc, quận Hà Đông.
Theo thông tin người dân cung cấp, những bãi tập kết này nằm trên khu đất phân lô, giãn dân đã gần 2 năm. Khu đất đó tạm thời chưa có người tới xây nhà nên được cho thuê lại.
Bên trong là những bãi đất cát, vật liệu được đổ đống, không che chắn, bên ngoài cũng không quây rào ngăn cách. Có bãi thì được quây tôn nhưng cũng rất sơ sài, ngày nắng hanh thường gây bụi, ô nhiễm cho các khu vực xung quanh.
Tuy nhiên, sự bức xúc không chỉ dừng lại ở việc phải sống cạnh những bãi tập kết phế liệu, vật liệu xây dựng khổng lồ đó, mà sự khó chịu còn đến từ tình trạng ô nhiễm do số ít người thiếu ý thức đổ rác bừa bãi. Cụ thể, lợi dụng việc tồn tại những bãi tập kết, từng “núi rác” đã mọc lên như “nấm sau mưa”:
“Đây rác đây, thối lắm, mà toàn đi xe máy đến vứt luôn cạnh trường, bảo sao thì bảo là nhà cháu không có chỗ vứt, cứ thế này thì cuối tuần là ngộn lên thành núi.”
Mặc dù trường tiểu học Vạn Bảo, phường Vạn Phúc, quận Hà Đông - ngôi trường vừa phải chịu ô nhiễm, bụi bặm và ồn ào của các bãi tập kết phế liệu, vừa phải chấp nhận sống chung với rác - đã làm rất nhiều cách khắc phục, nhưng theo Hiệu trưởng ngôi trường này là bà Trần Thị Hương, dường như khó thay đổi được trong một sớm một chiều:
“Cũng do ý thức của người dân khu vực này đấy, nhà trường cũng trồng nhiều cây xanh, phụt rửa liên tục nhưng ô nhiễm vì rác, có nhà còn đi cả ô tô ra vứt rác ở đây, phường thì cũng thường xuyên cho xe đến dọn, thu gom rác nhưng cứ vài ngày là đâu lại vào đấy. Mà các học sinh thì ở trường từ sáng đến tối mới về, nếu cứ thế này thì rất ảnh hưởng.”
Cũng theo phản ánh của người dân, phường Vạn Phúc, quận Hà Đông đã nhiều lần vào cuộc để thu dọn rác thải, nhắc nhở người dân và các bãi tập kết đảm bảo môi trường, nhưng có vẻ như thực tế không như mong muốn, đòi hỏi phải có những giải pháp mang tính dài hạn và hiệu quả hơn nữa của chính quyền, thay vì chỉ ra quân theo đợt mỗi khi có phản ánh như hiện nay.
Điều mà người dân Tổ 4, Khối Độc Lập, Phường Vạn Phúc, quận Hà Đông mong muốn là môi trường trong lành, không bị ảnh hưởng bởi việc xây dựng, thi công và tập kết vật liệu.
PV đã gửi giấy giới thiệu và nội dung làm việc tới UBND phường Vạn Phúc, tuy nhiên đến thời điểm phát sóng bài viết này vẫn chưa có hồi âm. Chúng tôi sẽ cập nhật thông tin cụ thể tới các bạn trong những bài viết tới.
Chạy quá tốc độ là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tai nạn giao thông, gia tăng nguy cơ tử vong và chấn thương tai nạn giao thông.
Đã hơn 10 ngày kể từ khi Hà Nội điều chỉnh tổ chức giao thông trên đường Trần Phú (quận Hà Đông) để phục vụ thi công Gói thầu số 04 dự án Dự án hệ thống xử lý nước thải Yên Xá TP Hà Nội.
"Tháng Chín đôi mươi, tháng Mười mùng năm" - Đây là câu nói để nhắc về những ngày có rươi, một món ăn rất đặc biệt của mùa đông miền Bắc. Tháng 10 Âm lịch, hương thơm của rươi đã bay đầy những mảnh vỉa hè khuất nẻo của phố cổ.
Mặc dù là một trong những tuyến đường chính của địa phương và có đông phương tiện qua lại, thế nhưng, tuyến đường 13.000, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang hiện xuống cấp nghiêm trọng với chi chít ổ gà, ổ voi. Tình trạng này xuất hiện đã lâu nhưng chậm được khắc phục khiến người dân bất an.
Nếu bài Dạ Cổ Hoài Lang, ở Bạc Liêu đặt nền móng cho sự phát triển của âm nhạc tài tử, cải lương Nam Bộ thì “Dây Rạch Giá” là sự sáng tạo mới của trường phái diễn tấu hài vọng cổ theo phong cách độc nhất vô nhị, tạo đà cho sự phát triển của nhiều loại dây đờn cổ nhạc sau này.
Năm nay, nhiều nhà vườn ở xã Long Thới rơi vào cảnh “đứng ngồi không yên” vì cúc mâm xôi đang gặp tình trạng chậm phân nhánh, chậm ra hoa so với thời vụ. Thậm chí có một số nhà vườn đành phải bấm bụng nhổ bỏ để chuyển sang trồng các loại hoa kiểng khác cho kịp bán tết.
Với bản sắc được tạo dựng hơn 4000 năm lịch sử, di sản văn hóa được xem là tài sản vô giá và là nguồn lực quan trọng để phát triển đất nước, hội nhập toàn cầu.