Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Giới trẻ ĐBSCL đóng góp gì cho phát triển đất nước?

Hà Hương - 26/01/2023 | 9:31 (GTM + 7)

Cùng với cả nước vượt qua thời gian khó khăn vì dịch bệnh COVID-19, năm 2022, ĐBSCL nỗ lực phục hồi phát triển kinh tế- xã hội, đóng góp chung vào sự phát triển kinh tế cả nước. Trong bức tranh nhiều gam màu sáng ấy phải kể đến sự đóng góp của sức trẻ.

Dù hoạt động ở bất kỳ lĩnh vực nào nhưng với tinh thần xung kích, sáng tạo, tuổi trẻ ĐBSCL đã và đang nỗ lực phát triển bản thân, cống hiến cho cộng đồng, xã hội theo cách của riêng mình.

Chất giọng miền Tây ngọt ngào, phong thái tự tin và luôn rất hào hứng, cởi mở khi chia sẻ dự án khởi nghiệp của mình, đó là điều khiến nhiều người ấn tượng về chị Đỗ Thị Xuân Diệu – chủ nhân Dự án “Bảo tồn và nâng cao giá trị trái lêkima ở Việt Nam” tại cuộc thi Dự án khởi nghiệp nông nghiệp - Ðổi mới sáng tạo”, được tổ chức vào giữa tháng 10/2022 vừa qua.

Là một cử nhân kinh tế, chị Diệu cùng chồng – một thạc sĩ công nghệ thực phẩm đã và đang từng bước xây dựng thương hiệu Dika với mong muốn khai thác hiệu quả hơn nữa giá trị các loại nông sản của ĐBSCL, qua đó góp phần phát triển kinh tế quê nhà, tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương.

Nói về những điều mình ấp ủ qua Dự án khởi nghiệp này, chị Diệu cho biết: "Với ước mơ phát triển những loại nông sản từ địa phương của mình, thì đâu đó thì trong quá trình mà đi học và học tập và trao đổi thì Dika đã nghe được từ người thầy của mình nói rằng trái cây ĐBSCL rất là nhiều, người bán hàng và công cụ bán hàng thì rất là nhiều.

Tuy nhiên, thiếu sản phẩm để có thể bán ra. Từ đó thì đại diện cho tuổi trẻ nông thôn, đôi bạn trẻ Diệu, Khoa là sự kết hợp giữa một cử nhân kinh tế và thạc sĩ công nghiệp thực phẩm, đã quyết định là xây dựng nên một cái thương hiệu DIKA để nhằm phát triển những cái loại nông sản từ cái địa phương của mình."

Chị Ðỗ Thị Xuân Diệu đưa sản phẩm chế biến từ quả lêkima thi khởi nghiệp tại TPHCM hồi tháng 10/2022. Ảnh: Tienphong

Chị Ðỗ Thị Xuân Diệu đưa sản phẩm chế biến từ quả lêkima thi khởi nghiệp tại TPHCM hồi tháng 10/2022. Ảnh: Tienphong

Sinh ra và lớn lên ở thành phố Cần Thơ, nơi có điều kiện thuận lợi để phát triển các loại cây trồng, chị Diệu hiểu và tin rằng mình có thể tận dụng lợi thế của người trẻ là sự nhanh nhạy nắm bắt xu hướng, nhu cầu thị trường; là tinh thần sáng tạo, dễ dàng tiếp cận, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật; là sự kiên trì, không sợ thất bại để cùng bà con ĐBSCL khai thác hiệu quả hơn nữa nguồn tài nguyên bản địa.

Nghĩ là làm, chị Diệu, anh Khoa cùng các cộng sự của mình đã bắt tay hiện thực hóa ý tưởng, hình thành nên các sản phẩm như lê-ki-ma trái tươi, lê-ki-ma sấy dẻo. Ngoài ra, có hai sản phẩm mà anh, chị cũng đang nghiên cứu và chuẩn bị cung ứng cho thị trường là bột lê-ki-ma và kẹo lê-ki-ma. Không dừng lại ở việc phát triển mô hình kinh doanh cá nhân, thông qua cách làm này, anh chị mong muốn lan tỏa nguồn cảm hứng khởi nghiệp để đội ngũ tri thức trẻ cùng góp sức làm giàu trên quê hương: 

"Từ khi mà mình làm, xây dựng thương hiệu DIKA tới giờ thì mình vẫn ước mơ là sau này mình sẽ cố gắng thành công với cái thương hiệu này và với hy vọng là muốn chia sẻ để lôi kéo một đội ngũ tri thức giống như mình hoặc là giỏi hơn mình về nông thôn, để cùng nhau phát triển những cái loại nông sản khác. Thật sự là những gì mà mình có được hôm nay.

Nó cũng đơn giản từ những cái suy nghĩ, quan trọng là mình phải suy nghĩ được cái chuyện đó và mình thực thi nó từng bước một.Đối với chị, chị nghĩ là những hành động, hoặc là những thành công lớn, nó đều bắt đầu từ những cái suy nghĩ nhỏ."

“Thành công lớn bắt đầu từ những suy nghĩ nhỏ” đây cũng chính là niềm tin của chàng trai Gen Z- Nguyễn Duy Linh, một người con của quê hương Bình Tân, Vĩnh Long. Anh bạn trẻ này còn được nhiều bạn bè và người thân quen nhắc đến với cái tên “Linh nhà cổ”. Bởi dù tuổi đời còn khá trẻ nhưng Linh đã sở hữu một kho tư liệu hình ảnh của hàng trăm ngôi nhà cổ Nam bộ do chính mình chụp và lưu giữ. Khi được hỏi về những chuyến đi của mình, chàng trai miền Tây với nụ cười thân thiện, hào hứng chia sẻ:

"Có thể nói bình quân mỗi tỉnh như vậy em đi chắc cũng hai, ba chục căn thôi chứ không không nhiều. Các tỉnh thì có thể hiện tại là trên 300 – 400 căn thôi. Với số lượng hình ảnh của em thì hiện tại là có thể hơn 100 5 GB rồi, rất là nhiều. Có một số công trình vẫn còn tồn tại và có những cái công trình đang trùng tu thì em được góp ý, rồi có những công trình hiện nay nó đã biến mất, cũng là một điều đáng tiếc, nhưng mà cũng may mắn là em còn lưu lại được những cái hình ảnh trước khi nó biến mất."

Nguyễn Duy Linh nghiên cứu, đọc chữ Hán Nôm tại một ngôi mộ xưa. Ảnh: Báo Thanh Niên

Nguyễn Duy Linh nghiên cứu, đọc chữ Hán Nôm tại một ngôi mộ xưa. Ảnh: Báo Thanh Niên

Trong suốt hơn 5 năm qua, với niềm say mê văn hóa và đôi chân không mỏi, Linh đã thực hiện hơn 200 chuyến đi, gần có, xa có; hay tin nơi nào có nhà, có công trình kiến trúc cổ là Linh sẽ đến. Hiện tại, chàng trai này cũng là một cộng tác viên năng nổ của Hội Khoa học và Lịch sử tỉnh Đồng Tháp. Linh thường tranh thủ các buổi gặp gỡ để trò chuyện với những bậc cao niên, trao dồi kiến thức về văn hóa, lịch sử.

Chia sẻ cảm nhận về chàng trai trẻ này, anh Nguyễn Thanh Thuận- Phó chủ tịch Hội Khoa học và Lịch sử Đồng Tháp cho biết: "Đối với bạn Duy Linh thì chúng tôi thấy là mặc dù là một bạn rất trẻ, tuy nhiên cái niềm đam mê của Duy Linh đối với việc nghiên cứu văn hóa Nam Bộ nói chung, cũng như là nghiên cứu về cái mảng nhà cổ, thì bạn có niềm đam mê rất lớn. Bạn không phải là mới đây, có thể là có được một cái vốn rất là nhiều về nhà cổtrong nhiều năm rồi.

Duy Linh đã tự mày mò, tự đi, tự nghiên cứu để đi đến từng cái ngôi nhà cổ ở khắp các tỉnh ở ĐBSCL để tìm hiểu.Việc chụp ảnh, cũng như là nghiên cứu về những ngôi nhà cổ thì đó là một cái điều mà chúng tôi thấy là hiếm ai có thể có được một cái sự đầu tư lớn như vậy cho cái việc tìm hiểu về văn hóa cũng như là nhà cổ."

Sinh ra trong một gia đình giàu truyền thống, Duy Linh luôn cho rằng mình may mắn khi được trao truyền và nuôi dưỡng tình yêu với văn hóa quê hương, vì vậy Linh cũng mong muốn lan tỏa và giúp hình thành niềm say mê ấy nơi những người trẻ. Tận dụng mạng xã hội làm công cụ lan tỏa, Linh cùng những người bạn có chung đam mê thường xuyên chia sẻ những bài viết về văn hóa, di sản trên Fanpage Tản mạn kiến trúc. Đến nay, trang mạng xã hội này đã có hơn 45 ngàn lượt theo dõi và đa số là người trẻ.

"Ban đầu tụi em xây dựng thì cứ nghĩ rằng đây là cái fanpage cho những người nghiên cứu, nhưng mà rất may mắn là thu hút được số lượng lớn giới trẻ, có thể nói là hơn 50 %, rất may mắn ở chỗ đó."

Chị Diệu và Duy Linh là 2 trong số rất nhiều những người trẻ của ĐBSCL đang từng ngày góp sức xây dựng quê hương theo cách của riêng mình. Có thể mỗi người có những mối bận tâm khác nhau, mỗi thế mạnh khác nhau nhưng họ ý thức phát triển bản thân vì một mục tiêu chung.

Khánh thành Công trình thanh niên “Thắp sáng đường quê” tại ấp Huê II B, xã Vĩnh Thanh, huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu. Ảnh: Đoàn TNCS HCM tỉnh Bạc Liêu

Khánh thành Công trình thanh niên “Thắp sáng đường quê” tại ấp Huê II B, xã Vĩnh Thanh, huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu. Ảnh: Đoàn TNCS HCM tỉnh Bạc Liêu

Tại tỉnh Bạc Liêu, năm 2022 cũng là thời điểm tuổi trẻ tỉnh nhà nhìn lại chặng đường phát huy vai trò tiên phong, xung kích, sáng tạo. Trong nhiệm kỳ 2017 – 2022, bằng phần việc cụ thể, thiết thực, tuổi trẻ Bạc Liêu đã tích cực tham gia các hoạt động, phong trào lao động sáng tạo, phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ Tổ quốc, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng.

Điển hình như công trình thanh niên “Thắp sáng đường quê” với chiều dài 20km; sửa chữa 50 cây cầu nông thôn; nâng cấp, sửa chữa, phát quang 107km đường giao thông nông thôn; xây dựng 80 tuyến đường nông thôn mới kiểu mẫu; vận động xây 100 căn nhà nhân ái, tặng gần 10.000 suất quà cho đoàn viên, hội viên, thanh niên, gia đình chính sách; khám bệnh và cấp thuốc miễn phí cho 7.320 hộ nghèo; hiến máu tình nguyện hơn 15.000 đơn vị máu...

Theo anh Trần Nguyễn Trường Giang- Phó Bí thư Tỉnh đoàn Bạc Liêu, với tỷ lệ hơn 23% dân số của tỉnh, lực lượng thanh niên luôn hăng hái, nhiệt tình, nhanh nhạy tiếp thu cái mới, sẵn sàng phát huy những mặt mạnh của mình để ra sức xây dựng quê hương Bạc Liêu ngày càng giàu đẹp văn minh:

"Thời gian vừa qua thì tuổi trẻ tỉnh nhà luôn được sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh đối với công tác đoàn và phong trào thanh, thiếu nhi, đặc biệt đối với đoàn viên, thanh niên của tỉnh thì luôn được sự quan tâm của tất cả các cấp, các ngành. Thì hết sức kỳ vọng qua đợt đối thoại lần này sẽ tạo ra những cơ hội, cũng như là điều kiện để cho tuổi trẻ tỉnh nhà tiếp tục phát huy."

Giáo viên Trường các Trường THPT Phan Ngọc Hiển, THPT An Khánh và Phổ thông Việt Mỹ, Cần Thơ đồng hành cùng mô hình “Bếp ấm – Chung tay phòng chống Covid-19”. Ảnh: Công đoàn giáo dục Việt Nam

Giáo viên Trường các Trường THPT Phan Ngọc Hiển, THPT An Khánh và Phổ thông Việt Mỹ, Cần Thơ đồng hành cùng mô hình “Bếp ấm – Chung tay phòng chống Covid-19”. Ảnh: Công đoàn giáo dục Việt Nam

Còn tại Cần Thơ - trái tim của ĐBSCL, dấu ấn của tuổi trẻ thành phố thời gian qua phải kể đến các hoạt động, công trình thiết thực hướng đến cộng đồng, góp phần chăm lo cho thanh thiếu nhi và người dân, đảm bảo an sinh xã hội, chung sức xây dựng hạ tầng giao thông, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, góp phần xây dựng thành phố văn minh, hiện đại.

Trong đó, tiêu biểu là: mô hình “Bếp ấm”, “Siêu thị 0 đồng”, “Chuyến xe yêu thương”, “Đội shipper tình nguyện”, công trình 100 Cầu hy vọng, Công trình trồng 100.000 cây bần chống sạt lở và ứng phó với biến đổi khí hậu, Công trình Trao tặng 28.000 thiết bị lọc nước … Tổng giá trị đóng góp từ các công trình, phần việc của tuổi trẻ thành phố Cần Thơ trong 5 năm qua (2017 – 2022) là hơn 1.600 tỷ đồng.

Nhìn chung, mỗi giai đoạn hình thành, xây dựng, phát triển của đất nước đặt ra cho giới trẻ những sứ mệnh, nhiệm vụ khác nhau. Nhưng có thể khẳng định một điều rằng ý tưởng cao đẹp, tư tưởng sẵn sàng dấn thân, khát khao cống hiến đã trở thành mạch nguồn chảy trong trái tim, khối óc, thôi thúc các thế hệ đoàn viên, thanh niên tiên phong, xung kích tình nguyện, đi đầu trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển quê hương từ những việc làm đơn giản và thiết thực nhất. Với họ, khát vọng cống hiến là lẽ sống của thanh niên.

 

Ý kiến của bạn
Vì sao chưa thông xe nút cầu vượt Mai Dịch?

Vì sao chưa thông xe nút cầu vượt Mai Dịch?

Theo ghi nhận của VOV Giao thông, vào khoảng 9h30 sáng ngày 19/4 tại nút giao Mai Dịch (Hà Nội), hiện 2 cây cầu vượt thép tại đây đã thi công xong nhưng chưa được thông xe. Đáng chú ý, tại khu vực 2 đầu cầu vượt thép chưa thông xe này có rất đông xe ôm đứng chờ đón khách.

Chuyện xưa Lung Ngọc Hoàng

Chuyện xưa Lung Ngọc Hoàng

Theo lý giải của người dân địa phương, “lung” là vùng đất trũng tự nhiên rộng lớn, hoang sơ, nước ngập quanh năm. Lung Ngọc Hoàng là “lung của ông trời” hay “lung trời sanh” vì rộng lớn và có nhiều câu chuyện kỳ bí truyền từ đời này sang đời khác.

TP.Thủ Đức tiên phong vận dụng NQ98 để kêu gọi đầu tư dự án theo hình thức PPP

TP.Thủ Đức tiên phong vận dụng NQ98 để kêu gọi đầu tư dự án theo hình thức PPP

Mới đây TP.Thủ Đức đã tổ chức sự kiện thu hút đầu tư theo hình thức PPP và trao chứng nhận đầu tư cho 6 dự án với tổng mức đầu tư gần 7000 tỷ đồng.

‘Giếng làng’ nơi gắn kết tình ‘Láng giềng’

‘Giếng làng’ nơi gắn kết tình ‘Láng giềng’

Hình ảnh ‘giếng làng’ xưa gắn bó mật thiết với cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của người dân. Ngày ấy, nguồn nước trong mát của giếng làng là nguồn nước sạch chính được người dân khắp xóm gánh về đun nước, nấu ăn.

Sinh viên làm thêm: Quản lý như thế nào?

Sinh viên làm thêm: Quản lý như thế nào?

Từ lâu hình ảnh những sinh viên đại học tranh thủ làm thêm ngoài giờ học không còn xa lạ, thậm chí trong một số trường hợp, việc này nhận được sự khích lệ. Vì vậy, đề xuất của Bộ LĐTB&XH quản lý chặt hơn việc đi làm thêm của sinh viên đã thu hút sự quan tâm của dư luận.

Giá tour tăng cao, cách nào kích cầu du lịch nội địa?

Giá tour tăng cao, cách nào kích cầu du lịch nội địa?

Mùa du lịch nội địa lớn nhất trong năm sắp bắt đầu. Tuy nhiên, giá tour tăng cao, đặc biệt là giá vé máy bay, đang trở thành thách thức lớn của ngành du lịch, với tỷ lệ người dân chuyển sang đặt tour nước ngoài chiếm tới 60 - 70% trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

// //