Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Giao thông Nhật Bản ưu tiên người đi bộ như thế nào?

Phóng viên - 16/01/2022 | 15:18 (GTM + 7)

Tại Nhật Bản, việc đi bộ đã trở thành thói quen của người dân ngay từ khi còn nhỏ. Sở dĩ như vậy là bởi, ngoài việc xây dựng một hệ thống giao thông công cộng thuận tiện, rộng khắp, quốc gia này cũng đặc biệt chú trọng đến vấn quy hoạch, thiết kế hạ tầng

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Người dân Nhật Bản được xem là thích đi bộ nhất thế giới.

Chị Đào Thị Minh Thành (30 tuổi), chia sẻ chị sang Tokyo, Nhật sinh sống từ tháng 5/2019 theo diện gia đình. Hồi mới sang đây, chị khá “sốc văn hóa” bởi người Nhật chủ yếu đi bộ và sử dụng giao thông công cộng trong khi chị vốn quen với việc cứ bước chân ra đường là lên xe máy khi còn ở Việt Nam. Thế nhưng, chỉ sau một thời gian, chị đã hiểu vì sao mà người Nhật thích đi bộ đến thế.

“Sau một thời gian dài sống ở đây, rồi sinh em bé ở bên này thì mình cảm thấy giao thông công cộng ở Nhật rất thuận tiện và hỗ trợ rất nhiều cho người tham gia giao thông. Ví dụ, đường luôn có lan can để ngăn cách giữa phần đường dành cho người đi bộ và xe ô tô. Ở trên đường được thiết kế có những gờ để giúp người khuyết tật, người đi xe lăn nhận biết. Ở ngã tư có nút bấm xin đường, nút bấm phát ra âm thanh dành cho người mù để giúp họ đi đúng phần đường, đảm bảo an toàn”, chị Thành cho biết.

Theo chị Thành, giao thông ở Nhật rất ưu tiên người đi bộ, tại các giao lộ không có đèn giao thông mà chỉ có vạch đi bộ thì tài xế đi xe ô tô phải dừng xe, mời người đi bộ qua đường rồi mới được đi tiếp, điều này được quy định trong luật mà bất cứ ai thi lấy bằng lái cũng đều phải ghi nhớ. Bên cạnh đó, hệ thống tàu điện ngầm, xe buýt rộng khắp, hiện đại cũng khiến người dân sẵn sàng từ bỏ phương tiện cá nhân, không ngại đi bộ và sử dụng giao thông công cộng.

Trên thực tế, tại Nhật Bản, người dân được rèn thói quen đi bộ từ nhỏ. Bắt đầu từ cấp tiểu học, trẻ em đã được cha mẹ cho phép tự đi tới trường.

. Bắt đầu từ cấp tiểu học, trẻ em đã được cha mẹ cho phép tự đi tới trường.

Còn nhớ trong một phóng sự được đài CBS (Mỹ) thực hiện cách đây vài năm tại Nhật Bản, câu chuyện về những cô bé, cậu bé Nhật Bản hàng ngày tự mình đi tới trường mà không cần sự hỗ trợ của cha mẹ đã khiến nhiều người phải kinh ngạc. 

Từ 5h30 - 6h30 các ngày trong tuần, giống như các em bé tiểu học khác, sau bữa ăn sáng tại nhà, Ryuhei Sato, một bé trai 7 tuổi sống ở Tokyo, đeo chiếc ba lô to, tự mình di chuyển 55 phút để tới trường, trong đó có 10 phút đi bộ từ nhà tới sân ga và nhiều lần đi bộ để chuyển tàu rồi từ sân ga tới trường.

Cô Yumi Sato, mẹ cậu bé chia sẻ: “Ban đầu tôi cũng lo lắng lắm nhưng tại Nhật Bản cha mẹ đều khuyến khích con tự đi tới trường. Tại trường của Sato, đây là quy định bắt buộc”.

Cũng chính bởi thói quen đi bộ được xây dựng ngay từ nhỏ nên người dân Nhật Bản được xem là thích đi bộ nhất thế giới. Với người trưởng thành, theo một thống kê được công bố cách đây ít năm, trung bình mỗi ngày nam giới của Nhật Bản đi bộ khoảng 7.200 bước chân, còn nữ giới đi bộ khoảng 6.200 bước.

Đa phần họ dùng cách di chuyển này để đi từ nhà tới bến, tàu điện ngầm/bến xe bus và từ bến tới văn phòng. Chỉ tính riêng 23 quận nội đô của Thủ đô Tokyo, mỗi ngày có đến 28 triệu lượt người sử dụng các phương tiện công cộng để đi lại.

Tại các đô thị lớn, như ở Tokyo, trong khu vực dân cư, đường sá được ưu tiên tuyệt đối cho người đi bộ, còn các phương tiện cơ giới được phép di chuyển nhưng phải ở vận tốc dưới 20km/h. Chính quyền địa phương cũng mở các đường đi bộ không rào chắn, cho phép mở rộng vỉa hè dọc các tuyến đường huyết mạch và đường chính khác. Tùy thuộc không gian đường, một số nơi có vỉa hè đủ rộng để 2 xe lăn di chuyển cùng lúc.

Nhật Bản cũng xây dựng nhiều tuyến đường đi bộ ngầm dưới lòng đất, kết nối các khu vực dân cư đến các nhà ga đồng thời xây dựng cả những tuyến phố thương mại ngầm để tạo thuận tiện cho người đi bộ.

Giao lộ Shibuya đông kín người đi bộ qua lại. Ảnh: Les Taylor
Giao lộ Shibuya đông nghịt người đi bộ qua lại. Ảnh: Les Taylor

Một trong những khu đi bộ, thương mại gần tàu điện ngầm nổi tiếng nhất thế giới là Shibuya (Tokyo) có tới 10 ngã rẽ và 5 vạch kẻ đường dành cho người đi bộ.

Theo thống kê của Trung tâm đường phố Shibuya, mỗi lần đèn xanh bật (khoảng 2 phút), có khoảng 3.000 người băng qua giao lộ này. Thậm chí, trong những ngày bận rộn, nơi đây còn là nơi qua lại của khoảng 500.000 người đi bộ/ngày.

Còn tại Việt Nam, người dân gặp khó nếu muốn đi bộ. Bởi theo các chuyên gia giao thông, thực trạng thiếu hạ tầng cho người đi bộ hoặc có hạ tầng nhưng hiệu quả không cao, xuất phát trước tiên từ những bất cập trong quy hoạch giao thông đô thị khi người đi bộ dường như đã bị bỏ quên.

TS Phan Lê Bình, chuyên gia giao thông chia sẻ ý kiến: “Ở các đô thị lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, các tuyến đường lớn đương nhiên là có vỉa hè để phục vụ cho người đi bộ. Tuy nhiên, trong rất nhiều trường hợp các vỉa hè này bị lấn chiếm để phục vụ việc đỗ xe máy hay bán hàng khiến cho không gian cho người đi bộ trên vỉa hè hoặc là mất hết hoặc rất hạn chế. Tôi nghĩ đây là một khuyết điểm rất lớn trong quản lý đô thị”.

TS Phan Lê Bình cũng cho rằng, bên cạnh việc tạo không gian cho người đi bộ thì cần xây dựng một hệ thống giao thông công cộng thuận tiện như xe buýt, đường sắt đô thị kết nối hợp lý với hạ tầng dành cho người đi bộ, có như vậy người dân mới có thể từ bỏ phương tiện cá nhân, từ đó hình thành thói quen đi bộ.

Tags:
Ý kiến của bạn
Phải trả tiền để “mua gió hồ Tây”

Phải trả tiền để “mua gió hồ Tây”

Hồ Tây, một địa điểm không còn xa lạ với người dân thủ đô và khách du lịch mỗi khi đến với Hà Nội. Những cuộc “hẹn hò hóng gió hồ Tây” cũng được diễn ra thường xuyên hơi đối với các bạn trẻ nhất là vào thời điềm giao mùa, không khí mát mẻ như hiện tại.

CSGT không công khai “kế hoạch, chuyên đề”, người dân vẫn có quyền giám sát

CSGT không công khai “kế hoạch, chuyên đề”, người dân vẫn có quyền giám sát

"Quyền giám sát các lực lượng thực thi pháp luật là quyền của người dân. Việc giám sát theo kế hoạch chuyên ngành là câu chuyện giám sát trong các báo cáo. Còn trong hoạt động thường ngày, với mỗi sự kiện chúng ta đều có thể giám sát theo quy định".

Chưa thanh toán, cắt điện: Cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây mất an toàn

Chưa thanh toán, cắt điện: Cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây mất an toàn

Tối 12/4, nhiều tài xế phản ánh đến đường dây nóng của VOV Giao thông về việc một số nút giao lớn trên cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây tối om, khiến tầm nhìn bị sụt giảm nghiêm trọng, gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc tham gia lưu thông trên tuyến này.

Lùng bùng chuyện quản lý lộ trình xe khách

Lùng bùng chuyện quản lý lộ trình xe khách

Trong khi lộ trình tuyến cố định được giao cho Sở GTVT hai đầu tuyến chấp thuận, trên cơ sở khảo sát, đề xuất của doanh nghiệp vận tải, thì việc thay đổi lộ trình tuyến lại phải chờ quyết định của Bộ GTVT, khiến hiệu quả khai thác bị ảnh hưởng.

TP.HCM: Xe điện phục vụ du lịch nội đô, nhất cử lưỡng tiện

TP.HCM: Xe điện phục vụ du lịch nội đô, nhất cử lưỡng tiện

Mới đây TP.HCM đã chính thức khai trương đưa vào sử dụng hệ thống xe điện 5-14 chỗ chở khách tham quan, du lịch khu nội đô thành phố. Điểm đặc biệt của các chuyến xe điện này là tính linh hoạt khi lưu thông trong nội đô, không bị phụ thuộc vào giờ giấc cao điểm, thấp điểm.

Nuôi con gì? Ăn con gì?

Nuôi con gì? Ăn con gì?

Với người Việt, việc ăn thịt chó mèo hay nuôi chó mèo để giết thịt là chuyện hết sức bình thường từ xưa tới nay, và có thể nói rằng với lịch sử ẩm thực của người Việt, thịt chó mèo như một phần nét văn hóa ẩm thực… Nhưng rồi thói quen nào cũng sẽ thay đổi cùng với thời gian và nhận thức.

Điều tra dân số trực tiếp: VNeID ở đâu?

Điều tra dân số trực tiếp: VNeID ở đâu?

Từ 1/4, cơ quan thống kê cả nước bắt đầu tiến hành điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024, trong đó thu thập các thông tin như: Thông tin về nhân khẩu học; về di cư; về giáo dục; hôn nhân; về nhà ở và điều kiện sống của hộ...

// //