Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Đường sắt Cát Linh - Hà Đông: Hành khách tăng, nhưng đường dưới vẫn tắc

Minh Hiếu - 20/05/2022 | 8:31 (GTM + 7)

Trong 4 tháng đầu năm, sản lượng vận tải hành khách công cộng bằng đường sắt đô thị đạt 1,9 triệu lượt. Lượng khách đi tàu Cát Linh - Hà Đông hiện tăng khoảng 2,5 lần so với thời điểm dịch, trung bình trên 20.000 lượt/ngày. Trong khi đó, cảnh ùn tắc ở trục đường có tàu điện chạy qua vẫn diễn ra hằng ngày.

Lương Huyền Trang, sinh viên Trường Đại học Phenikaa, Hà Nội đi học hằng ngày bằng tàu Cát Linh -Hà Đông. Không chỉ Trang mà nhiều hành khách khác lựa chọn đường sắt trên cao vì sự tiện lợi:

"Từ hồi có tuyến đường sắt này tiện hơn nhiều, đi lại thuận lợi hơn mà không bị ùn tắc".

"Nó sẽ đỡ nắng mưa, khá là tiện. Em là sinh viên, vé tháng 100.000 đồng/tháng. Dạo này, em thấy mọi người sử dụng phương tiện này để đi lại nhiều hơn, có những hôm đông đến mức em cũng phải đứng.

Nhà em cũng không gần ga lắm, nhưng mà em đi xe máy đến ga, rồi từ ga đến trường".

Sau nửa năm hoạt động, nhu cầu giao thông trên trục đường có tàu điện Cát Linh – Hà Đông được đáp ứng như thế nào?

Giao thông dọc tuyến và các vùng phụ cận tuyến đường sắt Cát Linh có sự thay đổi ra sao? Tắc đường có giảm đi không?

Đón nghe tọa đàm phát thanh với chủ đề: “Giao thông thay đổi thế nào sau nửa năm vận hành đường sắt Cát Linh Hà Đông?”, phát sóng lúc 14h10 - 15h10, thứ Sáu (20/5) trên tần số FM91 của Kênh VOV Giao thông Hà Nội và TP. HCM.

Lượng khách hiện tăng khoảng 2,5 lần so với thời điểm dịch, trung bình 20.000 - 30.000 lượt một ngày, 50 - 70% hành khách sử dụng vé tháng.

Lượng khách hiện tăng khoảng 2,5 lần so với thời điểm dịch, trung bình 20.000 - 30.000 lượt một ngày, 50 - 70% hành khách sử dụng vé tháng.

Trong 4 tháng đầu năm, sản lượng vận tải hành khách công cộng bằng đường sắt đô thị đạt 1,9 triệu lượt.

Ông Vũ Hồng Trường, Tổng giám đốc Hanoi Metro cho biết, lượng khách đi tàu Cát Linh - Hà Đông hiện tăng khoảng 2,5 lần so với thời điểm dịch, trung bình trên 20.000 lượt/ngày. Trong đó, hành khách sử dụng vé tháng là trên 50%, trong giờ cao điểm là trên 70%.

"Sau 6 tháng vận hành, tàu Cát Linh - Hà Đông chạy đúng giờ, văn minh, hiện đại nên đã thu hút được người dân. Ngoài ra, còn có những yếu tố mang tính thời điểm, như giá xăng tăng, thời tiết khí hậu.

Metro đã thay đổi văn hóa đi lại của người dân, đi bộ xa hơn, dùng phương tiện công cộng khác như xe buýt để kết nối, vùng phục vụ của tuyến được mở rộng", ông Vũ Hồng Trường cho biết.

Tàu điện Cát Linh - Hà Đông chỉ đông đúc vào giờ cao điểm, vắng khách vào các khung giờ khác trong ngày.

Tàu điện Cát Linh - Hà Đông chỉ đông đúc vào giờ cao điểm, vắng khách vào các khung giờ khác trong ngày.

Tuy nhiên, bên cạnh lượng hành khách thường xuyên là những người đi học, đi làm tại các điểm dọc theo tuyến đường sắt, thì khá nhiều người chưa mặn mà với loại hình phương tiện này:

"Hầu như ít khi đi. Đi xuống ga rồi đến chỗ làm việc, hoặc đi đến chỗ nào đấy phải thực sự thuận tiện. Cái hạ tầng của mình phải đồng bộ, chứ nếu chỉ mình cung đường Cát Linh thôi thì sẽ rất là bất cập".

"Dân công sở sáng dậy tắm rửa sạch sẽ, đi bộ từ trong ngõ ra lên xe buýt hoặc tàu điện trên cao, mồ hôi như tắm rồi đến cơ quan người ta không làm việc được".

Còn với những người dân sinh sống trên trục đường có tàu điện chạy qua, họ vẫn chứng kiến cảnh ùn tắc diễn ra hằng ngày:

"Kể cả có tàu điện trên cao vẫn thế thôi, vẫn tắc lắm!"

"Từ hồi có đường sắt trên cao này giảm được một chút, một chút thôi".

Đánh giá về mật độ phương tiện giao thông trên trục đường có tàu điện Cát Linh - Hà Đông, TS. Lê Đỗ Mười, Viện trưởng Viện Chiến lược và Phát triển GT-VT, Bộ GTVT cho rằng: "Khi chúng ta nói có vận tải khối lớn thì áp lực giao thông tuyến ấy sẽ đỡ đi, nhưng hoàn toàn không phải như thế.

Cát Linh - Hà Đông đưa vào khai thác rồi thì chúng ta thấy áp lực đường Nguyễn Trãi vẫn như cũ, thậm chí còn tăng lên.

Ở đây, bài toán sâu xa là quy hoạch. Khi nghiên cứu chúng ta chỉ nghiên cứu cho lượng dân như thế, nhưng đến khi chúng ta thay đổi quy hoạch thì hoàn toàn khác.

Đáng nhẽ chỗ đó 1-2 tòa nhà, thì chúng ta nâng lên thành 4-5 tòa nhà. Số lượng tầng cao đáng nhẽ 25 tầng, chúng ta đẩy lên 34 tầng, thì không áp lực giao thông nào chịu nổi"./.

Ý kiến của bạn
Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Một câu chuyện đang làm đau lòng cả cộng đồng: nam sinh bị nghi là do có xích mích với bạn mà bị người nhà bạn đánh tới chết não xảy ra tại Long Biên (Hà Nội). Kết luận cuối cùng vẫn phải chờ cơ quan công an, tuy nhiên, đây không phải chuyện nhỏ! Giải pháp nào để ngăn chặn sự việc tương tự?

Sống leo lắt trong ánh đèn dầu ở Thủ đô

Sống leo lắt trong ánh đèn dầu ở Thủ đô

Không trường học, không nhà văn hóa cũng không có tổ dân phố thậm chí không có điện lưới để dùng… Nếu chỉ nói đến đây, nhiều người sẽ liên tưởng ngay đến hình ảnh làng quê của hàng chục năm về trước.

Công an Hà Nội thông tin về vụ việc học sinh lớp 8 bị đánh chết não

Công an Hà Nội thông tin về vụ việc học sinh lớp 8 bị đánh chết não

Đại diện Công an TP. Hà Nội cho biết hiện cơ quan cảnh sát điều tra Công an quận Long Biên đã khởi tố vụ án, bắt tạm giam đối với T.V.M (SN 2008, trú tại Long Biên, Hà Nội) để điều tra về hành vi cố ý gây thương tích.

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Hiện tại vẫn còn một số vướng mắc mặt bằng và mỏ vật liệu, nhưng các nhà thầu cao tốc Vân Phong – Nha Trang vẫn đang bố trí hàng nghìn nhân lực, hàng trăm máy móc thiết bị. Tuy nhiên, do mặt bằng "xôi đỗ", có nơi máy móc, nhân sự vẫn phải chờ mặt bằng và vật liệu, gây lãng phí nguồn lực.

Quản lý ô nhiễm không khí, 'loay hoay' đến bao giờ?

Quản lý ô nhiễm không khí, "loay hoay" đến bao giờ?

Những ngày đầu tháng 3, Hà Nội trở thành một trong những thành phố ô nhiễm nhất thế giới với chỉ số AQI luôn ở mức nguy hại. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có tới 29/30 quận, huyện, thị xã có nồng độ bụi PM 2.5 trung bình năm vượt quy chuẩn quốc gia.

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Tính đến cuối năm 2023, cả nước có khoảng hơn 22.000 ô tô điện và con số này gia tăng nhanh chóng theo từng năm. Cùng với đó, chiều dài cao tốc của cả nước hiện lên gần 1.900km và gần 1.700km đang thi công, dự kiến năm 2025, cả nước có 3.000km và 2030 có trên 5.000km cao tốc.

Vì sao đường Lương Định Của làm gần 10 năm vẫn chưa xong?

Vì sao đường Lương Định Của làm gần 10 năm vẫn chưa xong?

Dự án nâng cấp đường Lương Định Của (thuộc địa bàn TP. Thủ Đức, TP.HCM) dài gần 2,5 km được khởi công từ năm 2015, dự kiến hoàn thành sau 2 năm. Tuy nhiên, đến nay đã gần 10 năm, dự án này vẫn đang còn dang dở gây ảnh hưởng đến đi lại và đời sống người dân.

// //