Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Đường mới bị gán tên sai quy định: Phòng tránh như thế nào?

Phóng viên - 30/07/2019 | 6:28 (GTM + 7)

Tuyến đường mới mở tại HN bỗng nhiên có một cái tên xa lạ không một ai hay biết là Ngô Minh Dương, thậm chí tên đường còn xuất hiện trên Google Map từ một khoảng thời gian khá lâu trước đó cho dù thành phố không hề có một quyết định nào đặt tên nào cho co

Tên đường tự phát Ngô Minh Dương đã được tháo

Mặc dù thành phố Hà Nội chưa hề có quyết định nào đặt tên cho con đường mới đoạn nối từ đường Phạm Văn Đồng ra đường Võ Chí Công, thuộc quận Tây Hồ, Hà Nội, nhưng trên Google Maps đoạn đường này đã có tên "Ngô Minh Dương" và thậm chí còn trở thành tên giao dịch chính thức trên các trang bất động sản. 

Con đường nối hai tuyến vành đai Võ Chí Công và Phạm Văn Đồng, chạy cắt qua khu đô thị Tây Hồ Tây có chiều dài chừng 2 km, rộng tới 60 m. Đường được chia làm 10 làn xe, mỗi bên 5 làn được thông xe từ tháng 10/2018. Tuy nhiên, cho đến đợt đặt tên đường mới nhất của Hà Nội diễn ra vào tháng 12/2018, không có con đường nào mang tên "Ngô Minh Dương" tại quận Tây Hồ. 

Từ năm 2017, UBND TP Hà Nội đã có Quyết định 6686, ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng Tư vấn đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng TP Hà Nội. Theo đó, công tác đặt, đổi tên được sẽ phải trải qua nhiều vòng kiểm kê, nghiên cứu, thẩm định của các sở ngành của thành phố rồi mới tham mưu cho UBND thành phố, trình HĐND thành phố để thông qua tại các kỳ họp thường niên. Vậy nên việc xuất hiện một cái tên đường mà chính quyền địa phương cũng không biết, HĐND thành phố chưa thông qua đã gây rất nhiều bất ngờ cho người dân. 

KTS Ngô Doãn Đức, người từng có nhiều năm là thành viên của Hội đồng tư vấn đặt, đổi tên đường phố của Hà Nội lên tiếng, trước nay, việc đặt tên đường phố vẫn thường có nhiều tranh cãi khi sử dụng tên các danh nhân, người nổi tiếng. Việc này cần nghiên cứu lại trên cơ sở khoa học hơn :  Tôi là người có thời gian tham gia đặt tên đường phố Hà Nội, tôi thấy rằng có những cái về mặt vĩ mô cần thống nhất lại khoa học hơn, văn minh hơn. VD : Mỹ Đình 1, Mỹ Đình 2 rất dễ quản lý. Đừng quá dùng tên người nhiều. Hội đồng sẽ phải làm việc kiên quyết hơn, chứ vừa rồi tôi thấy còn khá thụ động. 

Theo nhà báo Nguyễn Ngọc Tiến, có rất nhiều tòa nhà, khu đô thị mới hình thành đi cùng với đó là sự xuất hiện của những con đường chính, đường nhánh, hoặc những trục đường mới cũng xuất hiện cùng với sự phát triển đô thị. Song thực tế là việc đổi, đặt tên đường chưa theo kịp, chưa đồng bộ với sự phát triển này, dẫn đến những con đường vô danh quá lâu. Một nguyên nhân là do quy trình xét duyệt tên đường phố thường nhiêu khê, với sự tham qua của quá nhiều bên liên quan gây chậm chễ cho việc đặt tên. Các đơn vị tư vấn nên họp nhanh, bất thường để kịp thời HĐND thông qua trong kỳ họp gần nhất, để cơ quan quản lý hành chính cấp phường, quận, huyện dễ dàng quản lý, đáp ứng nhu cầu của người dân, tránh tình trạng tùy tiện đặt tên như trường hợp vừa qua:

Việc để quá lâu con đường đã tồn tại và trở thành một con đường giao thông chính mà không có tên cũng là bất cập cần phải thay đổi trong quyết định đặt tên phố của con đường, tuyến phố Hà Nội. Thiết nghĩ là khi những khu vực mới, đô thị mới hình thành làm xuất hiện những con đường tuyến phố mới tại Hà Nội thì địa phương nên yêu cầu quận huyện quản lý khu vực đó đề xuất UBND thành phố đặt tên cho con đường tạo ra những chỉ dẫn địa lý kịp thời cho người dân, nhà báo Nguyễn Ngọc Tiến nói.

Được biết, hiện Sở Văn hóa, Thể thao Hà Nội đã giao cho các đơn vị chức năng kiểm tra lại sự việc tự đặt tên đường Ngô Minh Dương và sẽ có thông tin trả lời báo chí. 

Tags:
Ý kiến của bạn
Xe giả thương binh và góc nhìn của thương binh thật

Xe giả thương binh và góc nhìn của thương binh thật

Thành phố Hà Nội đang tăng cường công tác quản lý, kiểm tra và xử lý vi phạm trong hoạt động vận tải đối với xe ba bánh tự sản xuất, lắp ráp có hành vi chở hàng cồng kềnh, gây mất an toàn giao thông.

Dồn lực thi công cao tốc, bù tiến độ sau nhiều tháng mưa triền miên

Dồn lực thi công cao tốc, bù tiến độ sau nhiều tháng mưa triền miên

Nhiều tháng qua do ảnh hưởng của gió mùa nên thời tết khu vực miền Trung luôn trong tình trạng mưa kéo dài triền miên, khiến cho công tác thi công nền đường tại các dự án cao tốc Bắc – Nam qua khu vực này bị ảnh hưởng nghiêm trọng, tiến độ bị đe dọa.

Đồng khô cỏ cháy, người Gò Công Đông đào “hầm” chắt chiu từng giọt nước

Đồng khô cỏ cháy, người Gò Công Đông đào “hầm” chắt chiu từng giọt nước

Khoảng 9 giờ sáng, tại ấp 6, người trẻ đã đi làm, chỉ còn thưa thớt người già chờ... nước từ thiện. Một chiếc “hầm” chứa nước mới được người dân thiết kế đào sáng nay. “Hầm” sâu 1 mét, dài 11 mét, rộng 3 mét, đủ chứa hơn 30 khối nước.

Thiếu nhân viên y tế học đường bởi chế độ chưa tương xứng

Thiếu nhân viên y tế học đường bởi chế độ chưa tương xứng

Sức khỏe, sự an toàn của học sinh trong môi trường giáo dục luôn là ưu tiên hàng đầu. Thế nhưng hiện nay đang tồn tại một vấn đề cấp bách: tình trạng thiếu hụt nhân viên y tế học đường, làm tăng nguy cơ xảy ra các vấn đề về sức khỏe tâm thần và thể chất với học sinh.

Lo ngại giá vàng giảm mạnh, nhiều nhà đầu tư vội vàng bán chốt lời

Lo ngại giá vàng giảm mạnh, nhiều nhà đầu tư vội vàng bán chốt lời

Từ hôm qua, giá vàng giảm mạnh, nhiều nhà đầu tư đã mang vàng đi bán. Nhiều người lo ngại, nếu nắm giữ vàng lâu hơn nữa, trường hợp giá vàng hạ, mức lời sẽ không còn cao.

Ấm lòng “hầm” chứa nước giữa mùa hạn

Ấm lòng “hầm” chứa nước giữa mùa hạn

Ấp Gò Xoài, xã Tân Trung, thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang có hơn 400 hộ dân; 2/3 bà con không có nước sạch để dùng. "Hầm" chứa nước mới đào chứa được khoảng 45m3 nước, nhưng cứ cuối ngày là hết, may sao có các đoàn từ thiện từ TPHCM, Long An... về liên tục trong 2 tuần qua.

Đảm bảo nước sinh hoạt cho người dân vùng hạn: Cần những giải pháp lâu dài

Đảm bảo nước sinh hoạt cho người dân vùng hạn: Cần những giải pháp lâu dài

Hạn mặn là vấn đề được dự báo trước, thế nhưng các địa phương vẫn loay hoay trong công tác ứng phó, chủ động nguồn nước ngọt phục vụ cho dân sinh. Điều này đòi hỏi các địa phương cần phải có một kế hoạch lớn, dài hạn để thích ứng với tình trạng hạn hán hàng năm, không để người dân thiếu nước.

// //