Trong khi các địa phương, ban ngành chức năng đang ra sức củng cố “lá chắn” phòng ngừa “làn sóng COVID-19 lần thứ ba” thì vẫn có những cá nhân đặt mình ở ngoài nỗ lực chung ấy.
Lực lượng chức năng lập biên bản đối với 2 trường hợp lái xe "thông chốt" chiều 21/2
Nghe nội dung chi tiết tại đây:
Mới đây, 2 trường hợp lái ô tô trên cao tốc Nội Bài – Lào Cai đã bất chấp hiệu lệnh CSGT dừng phương tiện để đo thân nhiệt, khai báo y tế, rồi cố tình cho xe chạy thẳng, “trốn” chốt kiểm dịch.
Hay trước đó, một nhóm người đã gây khó dễ cho CSGT Quảng Ninh khi nhận được hướng dẫn tương tự. Một trong số đó còn xuất trình thẻ nhà báo để “hạch họe” lực lượng chức năng.
Một ví dụ điển hình khác cho suy nghĩ chủ quan, tâm lý “chắc dịch bệnh chừa mình ra” là giáo viên ở Hải Phòng. Dù ăn Tết ở Hải Dương nhưng khi trở về, người này lại khai man là ăn tết ở… Hà Nội.
Rồi những vụ việc kỳ thị vùng miền với địa phương có dịch bệnh, ít người trong số đông buông lời chỉ trích, thóa mạ ấy có tâm lý đồng cảm với những khó khăn mà người dân, chính quyền vùng có dịch đang trải qua.
Trong khi truyền thông đại chúng, các chuyên gia y tế đã tuyên truyền rộng rãi về tầm quan trọng của việc chấp hành nghiêm các quy định phòng dịch, về sự tham gia của mỗi cá nhân trong hệ thống phòng dịch, thì vẫn có nhiều người còn xuề xòa, lơi lỏng, nghe tuyên truyền xong rồi để đấy.
Họ không biết rằng, đằng sau việc “thông chốt”, trốn kiểm dịch, khai báo gian dối là những ê kíp liên ngành vất vả chạy ngược xuôi để truy vết, cắt đứt đường lây nhiễm, nếu có.
Họ vô tâm không để ý rằng, mỗi câu nói “vơ đũa cả nắm”, nói xấu người từ địa phương có dịch có thể khiến tình hình cung ứng hàng hóa, nhu yếu phẩm, nhu cầu đi lại, giao lưu kinh tế của địa phương đó bị ảnh hưởng nặng nề.
Bản thân họ cũng chưa mường tượng ra kịch bản, một ngày nào đó, chính họ, người thân của họ, khu vực họ sinh sống sẽ trở thành nạn nhân của dịch bệnh. Liệu khi đó, họ có còn vô tình phát ngôn hoặc hành động để châm biếm chính mình?
Có lẽ là không, vì dịch bệnh nào có chừa ai. Với bệnh truyền nhiễm như COVID-19, không ai là ngoại lệ./.
Khoảng 4h00 sáng nay ( 17/5) tại đường QL39 đoạn trước cửa Công ty Tân Á Đại Thành, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên xảy ra vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng khiến 1 người phụ nữ lớn tuổi tử vong.
Tháng 5 năm nay rất kỳ lạ. Đầu tháng, nắng như đổ lửa như tháng 7, tháng 8. Thế rồi, giữa tháng, trời như lập đông, hiu hiu heo may khiến những đầm sen nở trong tê tái. Hà Nội bây giờ, những định kiến mùa, những ước lệ mùa giờ đã không còn nữa.
Khó khăn lớn nhất của các dự án công trình hạ tầng giao thông nói chung và dự án đường vành đai 4 nói riêng là công tác giải phóng mặt bằng (nhóm dự án 1) tại 3 địa phương Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Ninh. Vậy làm thế nào để khơi thông nguồn vốn, đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng?
Vào khoảng 23h50 đêm qua (15/05), trên đường Ngô Gia Tự, thuộc ấp Chợ, Bình Đức, Châu Thành, Tiền Giang đã xảy ra một vụ va chạm giao thông giữa xe máy và xe ô tô làm một nam thanh niên tử vong tại chỗ.
Theo ghi nhận của phóng viên VOV Giao thông chiều 13/5, tại cổng viện K cơ sở Tân Triều phía mặt đường QL 70 có rất nhiều xe taxi, xe ôm dừng đỗ ở cổng viện, dàn thành 3 hàng ngang để chờ đón khách.
Từ ngày 1/6, sẽ chỉ thu phí tự động không dừng trên toàn tuyến cao tốc Hà Nội-Hải Phòng và sẽ không lùi thời gian thực hiện. Các lực lượng chức năng sẽ phạt nghiêm phương tiện không đủ điều kiện cố tình lưu thông.
Chỉ có khoảng 20.000 vé trận chung kết và tranh huy chương đồng môn bóng đá nam SEA Games 31 diễn ra ngày 22/5 tới đây trên sân Mỹ Đình được bán cho người hâm mộ, còn lại là vé mời. Làm thế nào để những tấm vé đến đúng tay người hâm mộ?