TP.HCM: Nhà 4 tầng bất ngờ sập đổ, 5 nạn nhân nhập viện
Đến 14 giờ ngày 24/09 lực lượng cứu nạn vẫn đang triển khai tìm kiếm 2 nạn nhân mắc kẹt sau vụ sập nhà cao tầng tại hẻm 133 đường Bình Quới, phường 27, quận Bình Thạnh (TP.HCM).
Đến khu nhà trọ nằm sâu trong khu vực 6, phường An Khánh, quận Ninh Kiều những ngày triều cường hoành hành, mới thấy hết nỗi khổ của những bạn sinh viên ở thuê. Trong căn phòng ọp ẹp, mùi ẩm mốc vẫn chưa bay hết, Kinh Thị Mỹ Dung - sinh viên năm thứ 5 trường Đại Học Y Dược Cần Thơ đang dọn dẹp, giặt mùng mền, chiếu gối vì bị thấm nước.
Không có điều kiện tài chính, Mỹ Dung chọn ở căn phòng tầng trệt giá 900 nghìn đồng/tháng, trong đợt triều cường vượt mức báo động III hồi cuối tháng 10, toàn bộ căn phòng của em bị ngập ngang mắc cá chân. Những ngày như thế, em phải ôm đồ đi ngủ nhờ nhà bạn.
Em Kinh Thị Mỹ Dung – sinh viên trọ tại KV phường An Khánh, Quận Ninh Kiều cho biết: "Chú chủ trọ cũng nói trước là nước lên là phòng con sẽ bị ngập nên con dọn đồ cho chắc, nhưng mà em lo đi học cái em quên, rồi là nước nó tràn vô nhà luôn. Lúc nó lên là lên từ nhà vệ sinh, làm như cống thoát nước nó không thể thoát được nên nước cứ lên lên rất nhanh. Mà nước nó thúi lắm, thúi kinh khủng. Mình đăng nằm ngủ mà bỗng dưng ngửi thấy mùi thối là biết dấu hiệu nước sắp lên. Nó mà vô nhà thì phải mất mấy ngày mới dọn dẹp xong."
Trước cửa khu trọ của Mỹ Dung là con rạch đã được hình thành trên 100 năm mang tên Mương Củi (ranh giới giữa phường An Khánh và phường Hưng Lợi, quận Ninh Kiều) dài hơn 1.500m, chiều rộng khoảng 7m, bắt nguồn từ mương lộ 91B đổ ra rạch Đầu Sấu.
Đây là con rạch công cộng, trong quá khứ là tuyến giao thông thủy, ghe xuồng đi lại thông thương, nguồn nước chưa bị ô nhiễm, người dân còn sử dụng để sinh hoạt hằng ngày. Thế nhưng, giờ đây, nó trở thành một dòng kênh “chết”.
Anh Lê Văn Lâm – ngụ tại phường An Khánh, người dân đã lớn lên bên con rạch Mương Củi cho biết: "Con rạch này ngày xưa lớn lắm, mình tắm được mà, nhưng mà sau này ai cũng bỏ rác nên bị ùn ứ không thoát nước được. Mưa lớn hoặc nước lên là nhà ai cũng ngập hết, mùi hôi nồng nặc. Ở phường năm nào cũng họp, nói là nạo vét và làm bờ kè mà mãi không biết ngày nào làm."
Đi dọc chiều dài hơn 1.500m của rạch Mương Củi để quan sát, thì chỉ được gần 10% số đoạn nước còn chảy nhưng đen kịt. 40% số đoạn bị san lấp gần như hoàn toàn, do nhiều hộ dân tùy tiện lấn chiếm xây dựng nhà và 50% số đoạn gần như cô đặc bởi rác thải sinh hoạt. Trầm trọng hơn, xa xa lại xuất hiện bãi rác công nghiệp nổi lềnh phềnh chắn ngang dòng chảy với đủ loại phế thải: Nhựa, mốt, sắt, thép, inox…
Ao tù, nước đọng, dơ bẩn đã sinh sôi côn trùng gây bệnh. Ngoài chuyện người dân khó mở quán ăn vì môi trường mất vệ sinh mà còn đối mặt với các chứng bệnh truyền nhiễm trên người.
Chị Nguyễn Thị Ngọc – ngụ tại khu vực 6, phường An Khánh cho biết: "Con rạch này rác vức xuống bởi vậy nước rút rất chậm, sinh ra nhiều muỗi. Sống ở đây ngày nào cũng xịt mũi, tại nhà có con nhỏ, không thôi nó căn thằng nhỏ."
Đảm nhiệm vai trò thoát nước nhưng tình trạng bị xâm chiếm và vức rác bừa bãi tại rạch Mương Củi đã làm người dân lo lắng, tương lai không xa, rạch Mương Củi sẽ bị “khai tử”. Hiện nay, trong dự án nâng cấp, phát triển đô thị cũng có hướng san lấp một số kinh, mương để mở rộng hẻm, lối đi công cộng, vừa đảm bảo vệ sinh, vừa đảm bảo mỹ quan đô thị nhưng phải đảm bảo dòng chảy mương rạch thông thoáng để việc thoát nước không bị ảnh hưởng.
Do đó, việc tùy tiện lấn chiếm mương rạch, đường thoát nước công cộng để xây dựng của các hộ dân chắc chắn sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc thi công các công trình mở rộng, nâng cấp hẻm, khu vực sau này. Vì thế, công tác quản lý của địa phương đối với các phần đất công, mương rạch, đường thoát nước công cộng không thể xem nhẹ. Đã đến lúc các cơ quan chức năng phải kiên quyết hơn đối với vấn đề này.
Ông Võ Thành Tuấn – Chủ tịch UBND phường An Khánh, quận Ninh Kiều khẳng định rằng: "Đã có dự án ODA về cải tạo con rạch này, thì hội đồng đang xin ý kiến của TP về chủ trương bồi hoàn, nếu chủ trương được chấp thuận thì năm 2023-2024 sẽ tiến hành. Trước mắt là mình vận động tuyên truyền người dân không cơi nới nữa, thường xuyên kiểm tra nếu có trường hợp vi phạm là buộc tháo dỡ ngay tai chỗ. Lâu lâu là tổ chức ra quân để vệ sinh môi trường."
Cần Thơ đang tiến đến xây dựng đô thị sinh thái, là thành phố đáng sống của khu vực ĐBSCL. Nhưng thành phố đang đối mặt với thách thức ngập lụt do triều cường, ngoài ảnh hưởng của biến đổi khí hậu gây sụt lún hằng năm cộng với địa hình trũng thấp tự nhiên thì vấn đề tắt nghẽn các kênh rạch tiêu thoát nước trong khu vực nội thị là nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngập nghẹt ở các khu dân dân và tuyến phố.
.Hồi sinh” lại những dòng kênh, rạch đã “chết” trong thành phố là điều cấp bách hiện nay. Bởi ngoài việc phục hồi cảnh quan, cải thiện môi trường thì khơi thông kênh rạch để giúp cho thành phố thoát cảnh ngập lụt hằng năm làm xáo trộn đời sống của người dân và tiến đến một đo thị sinh thái như mong đợi.
Đến 14 giờ ngày 24/09 lực lượng cứu nạn vẫn đang triển khai tìm kiếm 2 nạn nhân mắc kẹt sau vụ sập nhà cao tầng tại hẻm 133 đường Bình Quới, phường 27, quận Bình Thạnh (TP.HCM).
Sáng 24/9, tại Bệnh viện 30/4 (TP.HCM) –Bộ công An đã tổ chức Hội thảo “Cập nhật chẩn đoán và điều trị sa sút trí tuệ” nhân chào mừng tháng Alzheimer thế giới. Chương trình được hợp tác giữa bệnh viện và Trung tâm Nghiên cứu bệnh thoái hóa thần kinh Đại học Y Rostock, CHLB Đức.
Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội vừa có thông báo về việc thí điểm điều chỉnh tổ chức giao thông, đảm bảo an toàn và giảm ùn tắc khu vực nút giao Chùa Bộc – Học viện Ngân hàng trên địa bàn Q. Đống Đa (Hà Nội).
Liên quan đến vụ việc sập căn nhà 4 tầng tại hẻm 133 đường Bình Quới, phường 27, quận Bình Thạnh (TP.HCM), Bệnh viện Nhân Dân Gia Định tiếp nhận và tập trung cứu chữa 2 nạn nhân trong trường hợp chấn thương nặng.
Ngày 23/9, tại TP.HCM, hãng xe Morris Garages (MG) ra mắt thị trường 2 mẫu xe phân khúc mới với công nghệ hiện đại, an toàn và mức giá phổ thông.
Cục Đường bộ Việt Nam vừa có văn bản gửi các Khu quản lý đường bộ, các Sở GTVT quản lý ủy thác quốc lộ, các Ban QLDA trực thuộc yêu cầu đẩy nhanh giải ngân kinh phí quản lý, bảo trì hệ thống quốc lộ năm 2023.
Một siêu đô thị như TP.HCM đang loay hoay giải quyết bài toán về tắc đường, kẹt xe chưa có lối ra như hiện nay; việc đề xuất làm đường sắt xuyên tâm qua các khu vực sầm uất từ ga Bình Triệu - ga Sài Gòn nối Tân Kiên, huyện Bình Chánh của đơn vị tư vấn là một đề xuất táo bạo.