Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Độc đáo lễ hội tưởng nhớ vị anh hùng đánh thắng giặc Ân

Như Ngọc - 10/05/2022 | 2:51 (GTM + 7)

Diễn ra từ ngày 4 - 10/5/2022, Lễ hội Gióng Phù Đổng là sự kiện thu hút sự mong đợi của người dân làng Phù Đổng và hàng ngàn khách thập phương.

Từ ngày 4 đến 10-5-2022 (tức ngày 4 đến mùng 10 tháng 4 âm lịch), Lễ hội Gióng Phù Đổng được tổ chức trở lại sau 3 tạm ngưng do dịch bệnh Covid-19.

Từ ngày 4 đến 10-5-2022 (tức ngày 4 đến mùng 10 tháng 4 âm lịch), Lễ hội Gióng Phù Đổng được tổ chức trở lại sau 3 tạm ngưng do dịch bệnh Covid-19.

Hội Gióng diễn ra ở đền Phù Đổng, xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm (nơi sinh Thánh Gióng). Để tổ chức Hội Gióng, những gia đình có vinh dự được chọn người đóng những vai quan trọng như các vai Ông Hiệu (Hiệu cờ, Hiệu trống, Hiệu chiêng, Hiệu Trung quân, Hiệu Tiểu cổ), vai cô Tướng hay các phường Áo đen, phường Áo đỏ..., tùy theo vai vế, khả năng kinh tế mà chuẩn bị những điều kiện vật chất và người được chọn vai sinh hoạt kiêng cữ từ hàng tháng trước ngày Lễ hội.

Cô Tướng trên đường dàn trận từ Giá Ngự đến Đền Mẫu - trước trận địa Soi Bia (một trong hai trận đánh giặc của Thánh Gióng).

Cô Tướng trên đường dàn trận từ Giá Ngự đến Đền Mẫu - trước trận địa Soi Bia (một trong hai trận đánh giặc của Thánh Gióng).

Lễ hội có 28 Cô Tướng vào vai phản diện, tượng trưng cho 28 đạo quân giặc xâm lược vào thời của Thánh Gióng, Vua Hùng thứ 6.

Trong đó có một Cô Tướng Đốc Chánh Soái (tướng cầm đầu) và Cô Tướng Ngựa Phó Soái (trực tiếp chỉ huy quân sự).

Tất cả gia nhân phục vụ Cô Tướng cũng tượng trưng cho bính lính của từng đạo quân xâm lược, đồng thời chính là những người phục vụ khiêng kiệu, che lọng, dẹp đường cho Cô Tướng khi hành hội.

Tất cả gia nhân phục vụ Cô Tướng cũng tượng trưng cho bính lính của từng đạo quân xâm lược, đồng thời chính là những người phục vụ khiêng kiệu, che lọng, dẹp đường cho Cô Tướng khi hành hội.

Trong suốt thời gian diễn ra lễ hội, Cô Tướng tới Đền Mẫu (thờ mẹ Thánh Gióng), Đền Thượng (thờ Thánh Gióng), Chùa Kiến Sơ (nơi Lý Công Uẩn từng tu tập và được Thánh Gióng báo mộng sẽ lên ngôi vua), Miếu Ban (nơi sinh Thánh Gióng) và các đình, chùa tại nơi các cô đang sinh sống để làm lễ vào những ngày mùng 1, mùng 6 và mùng 10/4 âm lịch.

Cô Tướng lễ bái vọng trước Đền Thượng xin phép đóng vai phản diện trong lễ hội.

Cô Tướng lễ bái vọng trước Đền Thượng xin phép đóng vai phản diện trong lễ hội.

Ngày mùng 9/4 âm lịch khi thua trận, các Cô Tướng đồng loạt vẫy cờ trắng đầu hàng. Kể từ đây, các Cô Tướng không được phép ngồi trên kiệu, mô phỏng sự thất bại của một cuộc xâm lược phi nghĩa và phải bỏ chạy.

Khi chạy qua Đền Thượng, các Cô Tướng dừng lại lễ bái vọng Thánh Gióng, báo cáo vai diễn đã kết thúc và trở về nhà. Hôm sau, Cô Tướng và gia đình đi lễ tạ, giao trả các đạo cụ, trở về cuộc sống bình thường.

Ngày mùng 9/4 âm lịch khi thua trận, các Cô Tướng đồng loạt vẫy cờ trắng đầu hàng. Kể từ đây, các Cô Tướng không ngồi trên kiệu, mô phỏng sự thất bại của một cuộc xâm lược phi nghĩa và phải bỏ chạy.

Ngày mùng 9/4 âm lịch khi thua trận, các Cô Tướng đồng loạt vẫy cờ trắng đầu hàng. Kể từ đây, các Cô Tướng không ngồi trên kiệu, mô phỏng sự thất bại của một cuộc xâm lược phi nghĩa và phải bỏ chạy.

Ngoài các “Cô Tướng“, Hội Gióng Phù Đổng biểu đạt những ý tưởng và triết lý dân gian qua những vai diễn hết sức phong phú và độc đáo. Đó là các ông “Hiệu” hệ thống tướng lĩnh của Ông Gióng: “Phù Giá” đội quân chính quy; các tượng trưng các đạo quân xâm lược; Phường “Ải Lao” trong đó có “Ông Hổ“ đội quân tổng hợp; “Làng áo đỏ” đội quân trinh sát nhỏ tuổi; “Làng áo đen“, đội dân binh..v.v.

“Ông Hiệu” trống – Tả tướng của ông Gióng, làm lễ xuất tướng tại cửa đền

“Ông Hiệu” trống – Tả tướng của ông Gióng, làm lễ xuất tướng tại cửa đền

“Ông Hổ” trong Phường “Ải Lao” đội quân tổng hợp

“Ông Hổ” trong Phường “Ải Lao” đội quân tổng hợp

Sau nghi lễ tế Thánh, ông Hiệu cờ lần lượt tiến vào từng chiếc chiếu, nhảy qua các quả đồi (bát úp) và thực hiện các động tác “đánh cờ”.

Kết thúc mỗi màn múa cờ là kết thúc một trận đánh, ông Hiệu cờ vừa bước ra khỏi chiếu là chiếc chiếu được tung lên, dân chúng ào vào cướp lấy những mảnh chiếu mà họ tin tưởng là sẽ đem đến cho gia đình họ điều may mắn trong suốt cả năm.

Hàng ngàn người dân và du khách về tham gia lễ hội bao quanh khu vực sẽ diễn ra trận chiến háo hức chờ xem nghi lễ quan trọng nhất trong lễ hội.

Hàng ngàn người dân và du khách về tham gia lễ hội bao quanh khu vực sẽ diễn ra trận chiến háo hức chờ xem nghi lễ quan trọng nhất trong lễ hội.

Cuối cùng là lễ rước cờ báo tin thắng trận với trời đất và lễ khao quân trong rộn rã tiếng cười, lời ca, điệu múa của phường Ải Lao, chiếu chèo và các trò chơi dân gian. Tướng, quân bên giặc cũng được tha bổng và cho tham dự lễ mừng chiến thắng.

Cách hành xử này thể hiện truyền thống hiếu nghĩa đối với tổ tiên, những vị anh hùng dân tộc và tinh thần khoan dung, nhân đạo của dân tộc Việt Nam.

Các đội quân tái hiện trận giao tranh, đội nào giành được chiếc bát và chiếu dùng trong lễ tế cờ sẽ coi như thắng trận và rút khỏi trận chiến.

Các đội quân tái hiện trận giao tranh, đội nào giành được chiếc bát và chiếu dùng trong lễ tế cờ sẽ coi như thắng trận và rút khỏi trận chiến.

Là một hội trận được trình diễn bằng một hệ thống biểu tượng độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa Việt, được cộng đồng bảo tồn nguyên giá trị cho tới ngày nay. Hội Gióng ở đền Phù Đổng đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại vào tháng 11 năm 2010./.

Con vi phạm giao thông, mẹ nhắn: 'Kệ, con cứ ngồi đấy là họ sẽ thả”

Con vi phạm giao thông, mẹ nhắn: "Kệ, con cứ ngồi đấy là họ sẽ thả”

Khác biệt với thái độ nghiêm khắc của các phụ huynh khi con mình vi phạm Luật Giao thông đường bộ, có phụ huynh khi con gọi điện, nhắn tin thông báo bị lực lượng chức năng xử lý vi phạm giao thông, lại rất...

Thu phí trông xe không dùng tiền mặt và cơ hội minh bạch

Thu phí trông xe không dùng tiền mặt và cơ hội minh bạch

Hà Nội đang thí điểm thu phí trông giữ xe không dùng tiền mặt tại quận Tây Hồ và từ 15/4 tới sẽ mở rộng sang một số khu vực, một số tuyến phố tại quận Hoàn Kiếm. Điều này được nhiều người dân mong chờ vì hứa hẹn mang lại nhiều tiện lợi và cơ hội minh bạch.

Mô hình xe điện 2 bánh chia sẻ tại Hà Nội, tại sao khó triển khai?

Mô hình xe điện 2 bánh chia sẻ tại Hà Nội, tại sao khó triển khai?

Theo kết quả nghiên cứu về xe điện 2 bánh chia sẻ tại Hà Nội do Trường Đại học Công nghệ GTVT vừa công bố, có khá nhiều rào cản khiến xe điện 2 bánh khó triển khai tại Hà Nội, hoặc mới chỉ dừng lại ở mô hình thí điểm. Vậy, những rào cản này là gì?

Cao điểm hạn mặn, người dân “đong nước” với giá cao

Cao điểm hạn mặn, người dân “đong nước” với giá cao

Do hạn mặn kéo dài làm mạch nước ngầm và nguồn nước mặt bị nhiễm mặn, một số địa phương ở ĐBSCL đã không còn nước ngọt để sinh hoạt. Những khu vực dân cư ở xa trung tâm xã hoặc ven biển thì buộc lòng phải mua nước ngọt với giá cao gấp 5 lần giá bình quân chung

Loay hoay chuyện nuôi chó và phòng bệnh dại

Loay hoay chuyện nuôi chó và phòng bệnh dại

Tiếp nối câu chuyện “Hà Nội đang quên bắt chó thả rông?”, VOV Giao thông tiếp tục câu chuyện “Người Sài Gòn loay hoay câu chuyện nuôi chó và phòng bệnh dại”.

Hà Nội đang quên bắt chó thả rông?

Hà Nội đang quên bắt chó thả rông?

Nếu sống ở Hà Nội, chắc hẳn ai cũng đã từng nghe đến tên “Đội bắt chó thả rông”. Thế nhưng, sau những đợt ra quân này thì mọi việc có vẻ như lại đâu vào đấy, chó thả rông vẫn ngang nhiên chỗ đông người. Vậy Hà Nội có đang lãng quên công việc này?

1 tháng bị lập biên bản 5 lần, quán cafe vẫn lấn chiếm vỉa hè

1 tháng bị lập biên bản 5 lần, quán cafe vẫn lấn chiếm vỉa hè

Dù mới khai trương tại quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục, thế nhưng chỉ trong tháng 01/2024, quán cafe này đã bị 5 lần lập biên bản vì lỗi lấn chiếm lòng đường vỉa hè, tuy nhiên đến nay quán vẫn tiếp tục vi phạm.