Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Dinh dưỡng mùa dịch như thế nào cho phù hợp?

Phóng viên - 27/01/2021 | 5:42 (GTM + 7)

Bộ Y tế đã đưa ra 10 lời khuyên về dinh dưỡng trong mùa dịch bệnh cho người dân. Cụ thể vấn đề này, PGS.TS Bùi Thị Nhung, Viện dinh dưỡng quốc gia chia sẻ thông qua trao đổi với PV VOVGT.

Ảnh minh họa

PV: Thưa bác sĩ, để có cơ thể khỏe mạnh, dự phòng COVID-19, chúng ta cần chế độ dinh dưỡng ra sao?

PGS.TS Bùi Thị Nhung: Bộ Y tế đã đưa ra công thức 4-5-1 để tăng cường sức khỏe, miễn dịch trong mùa dịch. Công thức này gồm: Chúng ta phải cân đối giữa protein, lipit, gluxit; cân đối protein động vật và thực vật; giữa lipit động vật với thực vật; vitamin và khoáng chất.

Chúng ta sử dụng ít nhất 5 trong 8 nhóm thực phẩm đã được khuyến cáo, trong đó chất béo là bắt buộc, đảm bảo nguyên tắc đa dạng hóa bữa ăn, bữa chính gồm 10 loại thực phẩm. Còn yếu tố cuối có nghĩa là trong 1 ngày cần hài hòa các loại thực phẩm, đảm bảo ATVSTP, phòng chống dịch, giảm nguy cơ ngộ độc thực phẩm.

PV: Liệu tăng cường thêm các loại thực phẩm kháng khuẩn như gừng, hành, tỏi, chanh. Bác sĩ có khuyến cáo gì về các loại thực phẩm này?

PGS.TS Bùi Thị Nhung: Món ăn theo truyền thống của chúng ta cũng đã bao gồm rất nhiều gia vị. Cách ông cha ta đã ăn rất khoa học, ví dụ như nộm, canh, rau xào đều có nhiều gia vị, vừa tăng hương vị, vừa tăng sức đề kháng.

Nhưng không một thực phẩm nào đột ngột tăng được sức đề kháng, mà bữa ăn vẫn phải phối hợp trên 10 loại thực phẩm cho bữa chính, 15 loại cho cả ngày.

Ví dụ thịt bò có thể xào với 2, 3 loại rau, cần tây, hành tây, mùi tàu, ướp bằng tỏi, gừng. Nhưng cũng không nên sử dụng quá nhiều, vì có thể gây nóng và không tốt cho sức khỏe. Chúng ta vẫn cần tuân thủ quy tắc 4-5-1 Bộ y tế đã hướng dẫn.

PV: Cảm ơn bác sĩ!

---

Mời các bạn nghe nội dung đầy đủ của chuyên mục Nhật ký đô thị ngày 26/1 tại đây:


 

Tags:
Ý kiến của bạn
Cách nào gấp rút phủ kín trạm dừng nghỉ trên cao tốc?

Cách nào gấp rút phủ kín trạm dừng nghỉ trên cao tốc?

Một trong những vấn đề thu hút sự quan tâm của dư luận và được các chuyên gia giao thông đề cập tới trong Hội thảo “An toàn giao thông trên cao tốc” do VOV Giao thông vừa tổ chức vừa qua là thiếu trạm dừng nghỉ trên cao tốc.

Tai nạn rình rập từ các thanh sắt ở dải phân cách trên cầu Thanh Trì

Tai nạn rình rập từ các thanh sắt ở dải phân cách trên cầu Thanh Trì

Mới đây ngày 17/4, một ô tô tải lưu thông trên cầu Thanh Trì (Hà Nội) đã bất ngờ mất lái, đâm vào dải phân cách, làm các thanh sắt nối văng ra, khiến 2 người đi xe máy bị thương.

Những hình ảnh gợi nhắc 'thời COVID'

Những hình ảnh gợi nhắc "thời COVID"

Dù dịch bệnh COVID-19 cơ bản đã không còn ảnh hưởng tới cuộc sống bình thường của chúng ta, thế nhưng những ảnh hưởng của nó vẫn còn, và đôi khi hiện hữu như nhắc nhở cộng đồng cần có ý thức hơn để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và mọi người xung quanh mình...

Hà Nội sống và yêu: Nơi giữ gìn nghề truyền thống làm ô mai

Hà Nội sống và yêu: Nơi giữ gìn nghề truyền thống làm ô mai

Phố Hàng Đường khác trước nhiều, chỉ còn vài nhà giữ nghề làm ô mai nhưng trong tiềm thức người dân tên phố Hàng Đường vẫn gắn liền với món quà đậm đà bản sắc, tạo nên một nét riêng cho Hà Nội.

Để giảm thiểu nguy cơ mất an toàn cho cao tốc phân kỳ đầu tư

Để giảm thiểu nguy cơ mất an toàn cho cao tốc phân kỳ đầu tư

Theo Bộ GTVT, đến nay cả nước đã đưa vào khai thác khoảng 1.892km đường bộ cao tốc, đang xây dựng 1.802km, đang chuẩn bị đầu tư khoảng 805km, đang nghiên cứu đầu tư khoảng 729km.

Thiếu thông tin, lái xe “dò dẫm” trên cao tốc

Thiếu thông tin, lái xe “dò dẫm” trên cao tốc

Nhiều tài xế mong muốn được cung cấp thông tin về tình trạng giao thông trên cao tốc thông qua các bảng thông tin điện tử không chỉ để quyết định có tham gia giao thông trên cao tốc hay không mà còn đảm bảo sự chủ động của người lái xe khi tham gia giao thông trên cao tốc.

// //