Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Điểm danh các chủ đầu tư dự án giao thông chậm quyết toán

Theo TTXVN - 19/10/2022 | 12:03 (GTM + 7)

Bộ Giao thông Vận tải vừa có văn bản gửi các đơn vị Vụ, Cục, Ban Quản lý dự án giao thông, Sở Giao thông Vận tải các tỉnh, thành phố... phê bình lãnh đạo các chủ đầu tư để tồn đọng các dự án đã hoàn thành trên 5 năm nhưng chưa trình quyết toán dứt điểm.

Thi công đường Hồ Chí Minh, đoạn qua tỉnh Đắk Lắk (Ảnh TTXVN)

Thi công đường Hồ Chí Minh, đoạn qua tỉnh Đắk Lắk (Ảnh TTXVN)

Theo rà soát của Bộ Giao thông Vận tải, các chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án bị phê bình gồm: Ban Quản lý dự án 2 (dự án cải tạo và nâng cấp Quốc lộ 18); Ban Quản lý dự án Thăng Long (8 dự án gồm: Dự án ADB1 (ngân hàng Phát triển châu A) Khôi phục Quốc lộ 1 đoạn Tp. Hồ Chí Minh - Nha Trang, dự án WB1 (Ngân hàng Thế giới) đoạn Hà Nội - Vinh và Tp. Hồ Chí Minh - Cần Thơ, Dự án ADB2 khôi phục Quốc lộ 1 đoạn Hà Nội - Lạng Sơn, dự án khôi phục Quốc lộ 1 đoạn Vinh - Đông Hà, Đông Hà - Quảng Ngãi, dự án cải tạo Quốc lộ 1 đoạn Quảng Ngãi - Nha Trang, Quốc lộ 1 đoạn Km1589+300-Km1642 và Km1692-Km1720+800, dự án cải tạo nâng cấp Quốc lộ 6 đoạn Hòa Bình - Sơn La, dự án đường Vành đai 3 giai đoạn 1).

Ban Quản lý dự án đường sắt có 4 dự án gồm: Dự án Cải tạo, nâng cấp tuyến đường sắt Yên Viên - Lào Cai; dự án hiện đại hóa hệ thống thông tin tín hiệu đường sắt các tuyến Hà Nội - Lào Cai, Hà Nội - Đồng Đăng, Hà Nội - Thái Nguyên và khu đầu mối Hà Nội giai đoạn I; dự án hiện đại hóa thông tin tín hiệu đường sắt Vinh - Sài Gòn; dự án 9 cầu đường sắt tuyến Hà Nội - Tp. Hồ Chí Minh.

Ban Quản lý dự án Hàng hải (dự án nâng cấp luồng tàu vào cảng Quy Nhơn; Ban Quản lý các dự án Đường thủy (dự án Phát triển cơ sở hạ tầng đồng bằng sông Cửu Long, WB5); Sở Giao thông Vận tải Hà Nội (dự án cải tạo nâng cấp mở rộng Quốc lộ 32 - Nhổn; Sở Giao thông Vận tải Lào Cai (dự án cao tốc Nội Bài-Lào Cai, đoạn do Sở Giao thông Vận tải Lào Cai làm chủ đầu tư); Sở Giao thông Vận tải Ninh Bình (dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1A đoạn từ cầu Đoan Vĩ đến Cửa Bắc và Cửa Nam đến Dốc Xây, Ninh Bình); Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (2 dự án gồm: Cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình; dự án phát triển hệ thống kiểm soát giao thông cho đường cao tốc tại Hà Nội, ITS); Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (dự án đầu tư mua sắm đoàn tàu tốc hành).

Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu các đơn vị nghiêm túc kiểm điểm, xác định trách nhiệm cụ thể và trình giá trị quyết toán dứt điểm trước 31/12/2022. Đối với các dự án BOT, BT, các Ban quản lý dự án tiếp tục đôn đốc, hướng dẫn doanh nghiệp dự án hoàn tất các thủ tục theo các chỉ đạo của Bộ Giao thông Vận tải đảm bảo theo đúng quy định. Riêng đối với chi phí lãi vay trong thời gian xây dựng, trong trường hợp các bên chưa thống nhất về điều khoản lãi vay trong hợp đồng, các Ban quản lý dự án phải kiểm tra.

Đối với các dự án vốn ngân sách Nhà nước, các chủ đầu tư, Ban quản lý dự án phải tập trung xử lý các dự án trọng điểm, có giá trị lớn còn tồn đọng (cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi; xây dựng nhà ga T2 - Cảng hàng không quốc tế Nội Bài; đường ô tô Tân Vũ - Lạch Huyện; cầu Nhật Tân; cầu Cần Thơ...).

Trong trường hợp thiếu hồ sơ đến mức không đủ điều kiện quyết toán, yêu cầu các chủ đầu tư, Ban quản lý dự án làm việc với Kho bạc Nhà nước tất toán tài khoản như hướng dẫn của Bộ Tài chính. Các chủ đầu tư, Ban quản lý dự án chịu trách nhiệm toàn diện về các giá trị này; hoàn thành trước ngày 31/12/2022.

Ngoài ra, Bộ Giao thông Vận tải cũng yêu cầu các chủ đầu tư, Ban quản lý dự án tập trung quyết toán các dự án hoàn thành, đảm bảo đủ nhân sự để xử lý các tồn đọng, bất cập theo thời hạn yêu cầu; xử lý các kiến nghị Thanh tra, Kiểm toán Nhà nước, khẩn trương báo cáo trong trường hợp có vấn đề vượt thẩm quyền để xử lý dứt điểm.

Ý kiến của bạn
Từ đề xuất tàu điện không ray ở Hà Nội: Không khác gì BRT, phải có làn riêng

Từ đề xuất tàu điện không ray ở Hà Nội: Không khác gì BRT, phải có làn riêng

Mới đây, đã có đề xuất nghiên cứu xây dựng 3 tuyến tàu điện không ray chạy trên vành đai 3 và đại lộ Thăng Long để giải quyết ùn tắc giao thông ở Hà Nội. Tuy nhiên vẫn còn nhiều ý kiến băn khoăn về tính khả thi của loại phương tiện này.

Sài Gòn sống và yêu: Giai thoại một thời Chợ Cầu Ông Lãnh

Sài Gòn sống và yêu: Giai thoại một thời Chợ Cầu Ông Lãnh

Cầu Ông Lãnh bắc ngang kênh Bến Nghé nối liền quận nhất và quận tư đã quá quen thuộc với người dân TP.HCM. Cây cầu này được xây dựng lại nhiều lần nhưng không đổi tên. Cầu Ông Lãnh cũng là tên khu chợ đầu mối lớn nhất Sài Gòn từng tồn tại hơn một thế kỷ và đã bị xóa sổ.

Có nên truy đuổi để ngăn chặn vi phạm giao thông?

Có nên truy đuổi để ngăn chặn vi phạm giao thông?

Một trong những nội dung đáng chú ý của dự thảo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ là việc quy định lực lượng chức năng có thể được thực hiện quyền truy đuổi để ngăn chặn và xử lý hành vi vi phạm.

Ngã tư Minh Khai - Bạch Mai: Có đèn tín hiệu, giao thông vẫn xung đột và hỗn loạn

Ngã tư Minh Khai - Bạch Mai: Có đèn tín hiệu, giao thông vẫn xung đột và hỗn loạn

Một ngã tư giữa lòng thủ đô, mặt đường đẹp, rộng rãi, hệ thống đèn tín hiệu hoạt động bình thường, tuy nhiên thường xuyên xung đột, hỗn loạn, thậm chí trở thành nỗi ám ảnh với không ít người mỗi khi đi qua.

Dự án mì gõ 0 đồng

Dự án mì gõ 0 đồng

Một quán mì gõ ở TPHCM, chỉ mở từ 19h vào hai ngày thứ Sáu và thứ Bảy hằng tuần. Điều đáng nói ở đây là quán luôn đông nghịt thực khách ghé thăm, bởi chi phí một tô mì gõ chỉ có giá 0 đồng.

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Sau nhiều năm mong chờ, cầu Tứ Liên dự kiến sẽ được khởi công trong năm nay. Đây có lẽ là cây cầu được người dân Hà Nội mong mỏi sớm triển khai nhất hiện nay để kết nối thuận lợi từ trung tâm thành phố Hà Nội với huyện Đông Anh và các tỉnh phía Bắc.

Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Hiện nay, trong bối cảnh Hà Nội đang đối mặt với tình trạng ùn tắc và ô nhiễm không khí, nhiều người dân có xu hướng chuyển sang sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, trong đó có đường sắt đô thị.

// //