Đèn nguy hiểm chỉ nên bật khi gặp tình huống khẩn cấp thật sự, do đó mọi người khi tham gia giao thông nên có ý thức, không nên sử dụng đèn khẩn cấp với mục đích khác. Thói quen truyền miệng này hoàn toàn không đúng luật, bật đèn sẽ chỉ càng thêm gây rối
Hiện nay, có hiện tượng nhiều người tham gia giao thông sử dụng đèn cảnh báo nguy hiểm (Hazard Lights) để xin vượt khi đi qua các ngã ba, ngã tư, các điểm giao cắt, vòng xuyến hay vượt qua các xe khác… Nguyên nhân có lẽ do họ nhầm lẫn đây là đèn xin ưu tiên, chứ không phải đèn cảnh báo nguy hiểm.
Vậy mục đích của đèn cảnh báo nguy hiểm (Hazard Lights) là gì?
Đèn cảnh báo nguy hiểm thường được bố trí tại nơi dễ quan sát, kích thước lớn trên bảng táp-lô để tài xế dễ dàng sử dụng trong tình huống khẩn cấp. Dưới đây là một số trường hợp nên sử dụng được các nhà sản xuất khuyến cáo.
Xe gặp sự cố phải đỗ trên đường – Khi đi trên đường cao tốc hay quốc lộ, nếu xe gặp phải sự cố bất ngờ, không thể di chuyển đến nơi dừng đỗ theo quy định và bắt buộc phải đỗ lại bên đường thì tài xế cần bật đèn khẩn cấp để xe khác chủ động tránh. Và đây cũng là cách để kêu gọi sự giúp đỡ từ những người đi đường.
Xe di chuyển trong tình trạng nguy hiểm – Nếu rơi vào tình huống không thể tấp vào lề dừng đỗ, tài xế nên bật đèn cảnh báo khẩn cấp để thông báo cho các phương tiện lưu thông khác biết rằng xe đang gặp trục trặc để mà biết cách xử lý tình huống.
Thời tiết xấu – Trong trường hợp trời mưa, sương mù bình thường thì tài xế chỉ cần bật đèn sương mù hoặc đèn chiếu gần là được. Không nên bật đèn khẩn cấp vì phương tiện phía sau sẽ không biết ý định của bạn là gì, khi nào thì rẽ, chuyển làn… Chưa kể đến việc đèn khẩn cấp còn có thể làm mờ đèn phanh.
Tuy nhiên, nếu gặp thời tiết xấu, trời mưa to, sương mù dày đặc, tầm nhìn bị hạn chế chỉ còn vài mét thì lúc này nên bật đèn khẩn cấp để thu hút sự chú ý của các phương tiện phía sau để nhắc nhở họ giữ khoảng cách an toàn. Các nhà sản xuất cũng khuyến cáo, nếu rơi vào tình trạng này hãy chủ động dừng lại, tấp vào lề an toàn, bật đèn khẩn cấp và chờ cho đến khi thời tiết thuận lợi rồi mới tiếp tục di chuyển.
Theo anh Trung Hiếu – chuyên viên kỹ thuật đại lý ô tô Toyota, hầu như tất cả các nhà sản xuất ô tô đều bắt buộc phải trang bị đèn cảnh báo nguy hiểm và chỉ được sử dụng trong các trường hợp khẩn cấp. Đèn trước và sau sẽ nhấp nháy liên tục để cảnh báo cho người tham gia giao thông khác biết xe bạn đang là mối nguy hiểm, gặp sự cố phía trước và nhắc nhở họ chú ý quan sát.
“Có thể là do ảnh hưởng từ các xe ưu tiên đang trên đường đi làm nhiệm vụ, họ bật đèn cảnh báo mang tính chất báo hiệu. Từ đó mà nhiều người thấy đây là cách được ưu tiên nên cứ thế mà áp dụng rồi thành thói quen và sử dụng bừa bãi”, anh Hiếu chia sẻ thêm.
Anh Hoàng Dương (lái xe công nghệ) cũng cho hay, nhiều khi đi trên đường thấy các tài xế mở đèn ưu tiên khi đi qua các ngã tư hay khu vực đông dân cư mà không phải xe ưu tiên. Điều này làm anh rất khó hiểu, vì không biết chiếc xe đó đi hướng nào hay rẽ vào đâu để còn chủ động nhường.
“Thử nghĩ mà xem, một chiếc ô tô băng qua ngã tư mà bật đèn nguy hiểm, thì làm sao mà đoán được hướng họ muốn đi. Phải bật xi nhan thì mới biết họ rẽ hướng nào chứ, còn không bật thì mặc định là xe họ đi thẳng”, anh Dương nói thêm.
Đèn cảnh báo nguy hiểm chỉ nên bật khi gặp tình huống khẩn cấp thật sự, do đó mọi người khi tham gia giao thông nên có ý thức, không nên sử dụng đèn khẩn cấp với mục đích khác. Thói quen truyền miệng này hoàn toàn không đúng luật, bật đèn sẽ chỉ càng thêm gây rối đối với những người tham gia giao thông khác.
Việc TP.Hà Nội tiến hành khảo sát, nghiên cứu cho thuê vỉa hè ở 123 tuyến phố để phục vụ kinh doanh được nhiều người dân mong chờ và ủng hộ, nhưng vẫn còn đó nhiều băn khoăn về công tác quản lý, giá thuê và đối tượng thuê vỉa hè…
Cuối năm là thời điểm nhu cầu sản xuất hàng hóa gia tăng ở mức cao, kéo theo nguy cơ cháy nổ luôn tiềm ẩn với mỗi cơ sở sản xuất, kinh doanh. Vì vậy, công tác đảm bảo an toàn PCCC cần phải đặt lên hàng đầu.
Bên cạnh sự lãng phí lớn từ tình trạng ùn tắc giao thông, từ các công trình đầu tư xây dựng “chưa trúng đích”, không phát huy hiệu quả, các dự án thí điểm bị phá sản, lãng phí trong giao thông còn đến từ các chính sách, quy định bất cập, gây lãng phí tài sản, thời gian, công sức của người dân.
Sáng ngày 10 và ngày 12/12/2024, Bộ Tài chính phối hợp với Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức Hội nghị đối thoại về chính sách, thủ tục hành chính thuế và hải quan năm 2024.
Những đối tượng lừa đảo đã đánh vào đúng tâm lý muốn làm giàu nhanh chóng và thiếu hiểu biết của người dân về đầu tư tài chính để dụ dỗ, chiếm đoạt tài sản của nạn nhân.
Việc tổ chức vận hành hệ thống giao thông là một ngành khoa học quan trọng và thú vị trong xã hội hiện đại. Bởi nếu tổ chức vận hành không tốt, thì việc đầu tư hạ tầng giao thông chỉ tạo ra những cảnh giới ùn tắc mới mà thôi.