Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

ĐBSCL: Nguy cơ ngập úng vì triều cường tiếp tục dâng cao

Phóng viên - 30/09/2019 | 10:58 (GTM + 7)

Một số khu vực tại ĐBSCL triều cường tiếp tục dâng cao, khiến lực lượng chuyên trách căng mình hỗ trợ, người dân thì lo ngại, khổ sở vì cuộc sống tiếp tục bị đảo lộn hoàn toàn. Đặc biệt, Cần Thơ và Vĩnh Long đã không kịp “trở tay” với tình trạng ngập úng.

Không ít người dân phải di chuyển bằng các phương tiện “tự chế” dẫn đến hình ảnh dở khóc, dở cười
Không ít người dân phải di chuyển bằng các phương tiện “tự chế” dẫn đến hình ảnh dở khóc, dở cười

Kéo dài từ ngày 28/9 đến đêm 29/9, triều cường dâng cao với tốc độ nhanh và thất thường so với mọi năm khiến tình trạng ngập úng liên tục xảy ra. Đáng nói, vào thời điểm cuối tuần, lưu lượng phương tiện và nhu cầu đi lại của người dân tăng cao khiến giao thông hỗn loạn. Nếu ở nhà, người dân phải vất vả kê cao và di dời để cứu tài sản, thì ra đường, không ít người chôn chân giữa “biển nước”.  

Thành phố Cần Thơ được cho là “tâm điểm” của tình trạng ngập úng vừa qua, khi trong 2 ngày liên tục từ 28 – 29/9, nước sông dâng cao tràn vào thời điểm sáng sớm và chiều tối đã gây ngập lụt nhiều tuyến đường trung tâm như: Lý Tự Trọng, Nguyễn Thần Hiến, Trần Hưng Đạo, Mậu Thân, Nguyễn Văn Cừ vào trung tâm TP.Cần Thơ….

Các khu vực thuộc các tỉnh, thành lân cận, triều cường dân cao kết hợp mưa lớn, kéo dài cũng khiến “đường sá hoá sông”. Đơn cử như tại Vĩnh Long, chiều qua ngày 29/09, nhiều tuyến đường trọng điểm hàng năm vẫn ngập, nhưng năm nay tình hình tồi tệ hơn khi ngập sâu hơn nửa bến xe. Các phương tiện gặp nhiều khó khăn trong di chuyển, trong đó, không ít các trường hợp phải dẫn bộ vì tắc máy.

Tiếp xúc với PV VOVGT, anh Trần Văn Tài, người dân ở đường Mậu Thân, phường 3, thành phố Vĩnh Long cho biết hơn 18 giờ, nước vẫn chưa có dấy hiệu rút khiến các hoạt động vui chơi giải trí bị ảnh hưởng, người dân hai bên đường khổ sở và “thót tim” vì tai nạn giao thông chực chờ xảy ra.

Các phương tiện lưu thông trên Quốc lộ 1, thuộc địa phận của huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long “chôn chân” hàng giờ vì ngập nước.
Các phương tiện lưu thông trên Quốc lộ 1, thuộc địa phận của huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long “chôn chân” hàng giờ vì ngập nước

Rạng sáng nay (30/09), theo ghi nhận, tại khu vực Tiền Giang, nước đã có dấu hiệu rút bớt. Tuy nhiên, tại thành phố Cần Thơ, tình hình không khá hơn so với những ngày qua. Từ 05h00 sáng, nhiều người đã cố gắng đến cơ quan, xí nghiệp hoặc chở con đi học sớm nhưng vẫn bị triều cường bủa vây.

Bấy giờ, từ các kênh, sông, cống… nước túa ra, tràn vào các tuyến đường nội ô. Chị Hoàng Thị Ngọc, một hộ kinh doanh mua bán trên đường 30/4, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ bức xúc vì mua bán khó khăn, việc đưa rước con đi học rất bất tiện và nguy hiểm dù lực lượng chuyên ngành đã có mặt, nỗ lực hỗ trợ người dân.

Nhiều phương tiện chết máy và di chuyển khó khăn ngay tại dốc cầu, tiềm ẩn tai nạn giao 

Đáng nói, trong đó rất nhiều tuyến đường là bộ mặt của thành phố, nằm trong công trình chống ngập cho thành phố, được kỳ vọng là điểm nhấn cho trung tâm thành phố Cần Thơ đã bị ngập sâu khoảng 0,5m, nước chảy xiết như đường Nguyễn Văn Cừ, Mậu Thân, Lý Tự Trọng, Trần Văn Hoài, CMT8…

Nhiều bác tài cho hay tại nút giao IC3, khu vực siêu thị Big C bị ngập nặng nề, khiến ô tô chết máy dẫn đến giao thông hỗn loạn, nguy cơ xảy ra tai nạn rất cao nếu thiếu cẩn trọng.

Đài Khí tượng Thuỷ văn Cần Thơ cho biết triều cường đợt này kéo dài từ 5 đến 6 ngày, mực nước triều cao nhất có thể xảy ra vào ngày 30/9 và 1/10, có khả năng 2,15m đến 2,20m.

Như vậy, thời điểm này, triều cường đầu tháng 9 Âm lịch đang gây ngập nặng ở trung tâm các tỉnh thành phía Nam, đáng lưu ý nhất là tại Vĩnh Long và Cần Thơ. Theo dự báo, chiều nay (30/09), triều cường vẫn sẽ dâng cao, và đây là nỗi ám ảnh của nhiều người khi một ngày đầu tuần căng thẳng lại phải bì bõm trong dòng nước chảy xiết, công việc bị ảnh hưởng và buôn bán bị chững lại.

Đầu tuần mới, người dân và cả các em học sinh phải “bì bõm” di chuyển trên các tuyến đường trọng điểm.
Đầu tuần mới, người dân và cả các em học sinh phải “bì bõm” di chuyển trên các tuyến đường trọng điểm

Vì mực nước trên sông Hậu và các kênh rạch trong TP Cần Thơ chịu ảnh hưởng và biến đổi theo chế độ triều kết hợp lũ đầu nguồn sông Cửu Long đổ về nên sẽ lên nhanh và ở mức rất cao, vượt báo động III là 0,24m.

Do lũ trên sông Cửu Long đang đạt đỉnh nên nguy cơ xảy ra ngập lụt tại các vùng trũng thấp, vùng ven sông, vùng ngoài đê bao và sạt lở bờ sông tại các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long và Cần Thơ.

Sau khi đạt đỉnh, mực nước xuống dần nhưng vẫn mức cao trên BĐ III(1,90m) cho đến ngày 03/10. Đài Khí tượng Thuỷ văn Cần Thơ, thông tin thêm ngoài đợt mực nước triều cao nhất vào cuối tháng 9 và đầu tháng 10, cuối tháng 10 sẽ còn 1 đợt triều cường có mực nước triều cũng cao xấp xỉ như đợt này.

Một số hình ảnh giao thông hỗn loạn, đời sống người dân bị đảo lộn vì triều cường dân cao:

Khu vực Chợ đêm Vĩnh Long nước dâng cao khiến các tiểu thương khổ sở
Nhiều phụ huynh lo lắng cho sự an toàn của học sinh khi đưa các em đến trường vào giờ cao điểm
Nhiều phụ huynh lo lắng cho sự an toàn của học sinh khi đưa các em đến trường vào giờ cao điểm
Các bác tài cho biết phương tiện di chuyển khó khăn, nhiều xe chết máy vì ngập nước tại khu vực Big C, nút giao IC3
Các bác tài cho biết phương tiện di chuyển khó khăn, nhiều xe chết máy vì ngập nước tại khu vực Big C, nút giao IC3.

 

Tags:
Ý kiến của bạn
Tạm biệt nhé, liễu rủ Hồ Gươm

Tạm biệt nhé, liễu rủ Hồ Gươm

Người Hà Nội yêu cây, điều đó khỏi phải bàn, chỉ cần một gốc cây nào đó bất chợt đổ xuống, là dư luận “dậy sóng”. Ai cũng luyến tiếc, bày tỏ sự bất bình về công tác bảo vệ cây xanh của thành phố, cũng như phê phán việc một cá nhân, hay cộng đồng nào đó… góp phần làm chết cây xanh ấy.

Cần sớm có lời giải cho hàng nghìn căn tái định cư bỏ hoang

Cần sớm có lời giải cho hàng nghìn căn tái định cư bỏ hoang

Hiện nay trên địa bàn thành phố còn hàng chục nghìn căn hộ tái định cư đang bỏ hoang, trong khi đó nhà ở xã hội lại không đủ để đáp ứng nhu cầu của người dân.

Để tránh đứt gãy hoạt động đăng kiểm trong giai đoạn xét xử các sai phạm

Để tránh đứt gãy hoạt động đăng kiểm trong giai đoạn xét xử các sai phạm

Theo Cục Đăng kiểm Việt Nam, dự kiến hoạt động xét xử của các cơ quan tố tụng đối với những sai phạm trong hệ thống đăng kiểm sẽ diễn ra từ cuối tháng 5 này và cao điểm sẽ rơi vào tháng 6, tháng 7 tới.

Hà Nội sống và yêu: Chè nhãn lồng sen kiểu Hà Nội xưa

Hà Nội sống và yêu: Chè nhãn lồng sen kiểu Hà Nội xưa

Mùa sen Hà Nội đã đến. Từ sen, người Hà Nội đã biến tấu rất nhiều món ngon cho ngày hè nóng nực. Nhãn và sen không phải đặc trưng riêng có của Hà Nội, nhưng chè nhãn lồng sen thưởng thức qua tay các bà nội trợ Hà Thành lại có vị rất riêng.

Xe điện, cần trạm sạc và nhiều hơn thế

Xe điện, cần trạm sạc và nhiều hơn thế

Những năm gần đây ở nước ta quá trình chuyển đổi phương tiện giao thông từ xe sử dụng nhiên liệu hoá thạch sang xe điện diễn ra nhanh chóng. Tuy nhiên vẫn còn không ít người tỏ ra chần chừ trước ý định thay đổi bởi những vướng mắc chưa được tháo gỡ, trong đó có việc hoàn thiện hạ tầng trạm sạc.

Đường Nguyễn Cảnh Dị, 10 năm vẫn chưa hết khổ

Đường Nguyễn Cảnh Dị, 10 năm vẫn chưa hết khổ

Đường Nguyễn Cảnh Dị, đoạn nối từ cầu Định Công vào khu đô thị mới Đại Kim (thuộc địa phận phường Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội) là nỗi ám ảnh đã hơn 10 năm nay không chỉ với người dân sinh sống trong khu vực mà còn với mọi phương tiện tham gia giao thông trên tuyến đường này.

Ký ức 'mạng nhện'

Ký ức "mạng nhện"

Việc hạ ngầm cáp điện, cáp viễn thông đã giúp cho cảnh quan phố phường trở nên thông thoáng hơn, không còn hình ảnh những búi dây cáp viễn thông trên khắp các cột điện, những đường dây điện chạy dọc ngang trên đầu như mạng nhện. Đây thực sự là một nỗ lực rất lớn của thành phố trong thời gian qua...

// //