Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

ĐBSCL: Khai giảng năm học mới trực tuyến

Phóng viên - 05/09/2021 | 12:45 (GTM + 7)

Sáng ngày 5/9/2021, các tỉnh, thành phố khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long đã tổ chức lễ khai giảng năm học 2021 – 2022 trực tuyến trên sóng truyền hình.

Chương trình lễ khai giảng trang trọng, lan tỏa ý nghĩa của sự kiện mở đầu năm học mới với niềm tin vượt qua khó khăn thách thức của dịch bệnh để thi đua dạy tốt - học tốt.

Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Nguyễn Thanh Bình thực hiện nghi thức đánh trống khai giảng năm học mới. (Nguồn: báo An Giang)

Cần Thơ

Vào lúc 8h sáng nay, UBND TP Cần Thơ và Sở GD&ĐT TP đã tổ chức lễ khai giảng năm học mới 2021 – 2022, được truyền hình trực tiếp trên sóng của Đài Phát thanh và Truyền hình TP Cần Thơ để nhân dân theo dõi. Buổi lễ đồng thời diễn ra thông qua kênh phát trực tiếp trên nền tảng Youtube. Bên cạnh điểm trung tâm, lễ khai giảng còn được trực tuyến ở 27 điểm cầu tại UBND quận, huyện; cùng các điểm cầu các đơn vị trực thuộc Sở GD&ĐT.

TP Cần Thơ có trên 250.000 trẻ, học sinh, học viên đăng ký ra lớp trong năm học mới. Sở GD&ĐT TP Cần Thơ đã xây dựng 5 kịch bản đối phó với dịch COVID-19.

Trong đó có 2 kịch bản nổi bật là: trong trường hợp kiểm soát hoàn toàn dịch bệnh và học sinh đến trường; trường hợp khó khăn nhất là học sinh không thể đến trường, sẽ tổ chức dạy học bằng hình thức trực tuyến hoàn toàn. Ngành đã chỉ đạo các cơ sở giáo dục chuẩn bị điều kiện phục vụ dạy và học trực tuyến.

Đối với những học sinh không đủ điều kiện về công nghệ thông tin, các trường phải tổ chức giao nhiệm vụ học tập đến tận tay học sinh, nhận sản phẩm học tập của học sinh. TP cũng đã có chính sách hỗ trợ, miễn, giảm, giãn thời gian đóng học phí cho các em học sinh, học viên có hoàn cảnh khó khăn và tuyệt đối không để xảy ra tình trạng "lạm thu" đầu năm học.

Kiên Giang

Mở đầu lễ khai giảng, ông Thiều Văn Nam, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Kiên Giang thay mặt lãnh đạo ngành đã đọc thư của Chủ tịch nước gửi ngành giáo dục nhân ngày khai giảng năm học mới.

Ngoài ra, các em học sinh, phụ huynh và giáo viên còn được xem phóng sự về các địa phương chuẩn bị cho năm học mới, phóng sự về kết quả giáo dục mũi nhọn và tỷ lệ tốt nghiệp THPT năm 2021, phóng sự về nhiệm vụ năm học mới.

Sau lễ khai giảng, tỉnh Kiên Giang sẽ triển khai kế hoạch tổ chức thực học có học sinh đến trường từ ngày 20/9 thay vì ngày 6/9 như khung kế hoạch năm học 2021 - 2022 đã ban hành. Riêng học sinh khối 9 và khối 12, các trường sẽ tổ chức cho các em học học qua môi trường internet.

Về nhiệm vụ năm học mới, Kiên Giang sẽ tập trung đảm bảo an toàn trong trường học phòng chống dịch COVID-19, hoàn thành chương trình năm học đáp ứng yêu cầu về chất lượng giáo dục. Tập trung phát triển mạng lưới trường lớp, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục trung học cơ sở, xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, trường chuyên biệt giai đoạn 2020 2025.

Tăng cường các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục trung học, tiếp tục thực hiện đổi mới công tác quản lý giáo dục và công tác thi đua khen thưởng trong năm học mới.

Vĩnh Long

Riêng tại Vĩnh Long, lễ khai giảng năm học mới 2021-2022 được tổ chức tại trường trung học phổ thông Lưu Văn Liệt, thành phố Vĩnh Long. Đây là trường duy nhất ở tỉnh Vĩnh Long tổ chức lễ khai giảng năm học mới và được phát trực tiếp trên Đài truyền hình Vĩnh Long.

Các thầy cô và các em học sinh trong toàn tỉnh tham gia lễ khai giảng năm học mới qua truyền hình trực tiếp. Bà Trương Thanh Nhuận, Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Vĩnh Long cho biết, do dịch bệnh COVID-19 chưa được kiểm soát tốt, trước mắt các em học sinh sẽ được học trực tuyến bằng mọi hình thức cho đến khi có thông báo mới.

Từ ngày 6/9 học sinh khối 9 và khối 12 sẽ bắt đầu học trực tuyến. Nếu không đủ điều kiện học trực tuyến thì các em học thông qua tài liệu được gửi qua trang thông tin điện tự của trường, cũng như thông qua tin nhắn học đường hay các nhóm zalo của nhóm lớn, hoặc các em sẽ được nhà trường photo tài liệu gửi đến các khu cách ly phong tỏa cho các em học.

Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Nguyễn Thanh Bình tặng quà và trao học bổng Xổ số kiến thiết An Giang cho các học sinh nghèo vượt khó học giỏi. (Nguồn: báo An Giang)

Tiền Giang

Vào lúc 7h30 phút sáng, tất cả 11/11 huyện, thành phố, thị xã ở tỉnh Tiền Giang đồng loạt tổ chức khai giảng năm học mới 2021 – 2022 theo hình thức trực tuyến với thông điệp “Tạm dừng đến trường nhưng không dừng học”.

Để đảm bảo an toàn dịch bệnh, lễ khai giảng năm học mới diễn ra không quá 60 phút. Tại các điểm cầu chính chỉ bố trí tối đa là 05 người dự, có mang khẩu trang y tế đúng quy định.

Nội dung, nghi thức lễ khai giảng được tổ chức cũng như các năm học trước. Đặc biệt tại lễ khai giảng năm học mới có chương trình tặng học bỗng cho 590 học sinh nghèo vượt khó với mỗi suất là 1 triệu đồng. 

An Giang

Sở GD-ĐT tỉnh An Giang tổ chức khai giảng năm học 2021-2022 trực tiếp trên Đài Phát thanh và Truyền hình An Giang tại điểm cầu trường THPT chuyên Thoại Ngọc Hầu, TP Long Xuyên.

Theo kế hoạch, từ ngày mai 6/9, các trường trên địa bàn tỉnh An Giang sẽ tổ chức dạy học trực tuyến cho học sinh khối 9 và 12 trước. Đến ngày 15/9, tùy theo tình hình dịch bệnh các địa phương sẽ có cách dạy trực tiếp hay chia đôi hoặc phải học trực tuyến tiếp tục.

Cà Mau

Riêng tỉnh Cà Mau, các đơn vị, trường học trên địa bàn tỉnh (trừ cấp mầm non) tổ chức lễ khai giảng năm học 2021 - 2022 vào lúc 7 giờ ngày 13/9. Cụ thể, Giáo dục phổ thông với “vùng xanh” dạy và học trực tiếp trên lớp; “vùng vàng, cam và đỏ” dạy và học 100% trực tuyến.

Đối với Giáo dục mầm non tiếp tục dừng đến trường đến khi có thông báo mới. Đồng thời, hướng dẫn phụ huynh học sinh cách chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ tại nhà theo hướng dẫn của Sở GD&ĐT.

Từ ngày 6/9 đến ngày 11/9 các cơ sở giáo dục công lập trong tỉnh thực hiện xong việc sắp xếp số lượng học sinh theo từng lớp, phân công chuyên môn; thông báo rộng rãi đến giáo viên, học sinh, phụ huynh học sinh việc phân công giáo viên giảng dạy, giáo viên chủ nhiệm, số điện thoại của giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm lớp bằng hình thức phù hợp như đăng tải trên website của trường, zalo, facebook, Group của lớp. Đồng thời, phối hợp với Viettel và VNPT Cà Mau để triển khai các phần mềm dạy và học trực tuyến, nâng cấp đường truyền internet; xây dựng bài giảng phát sóng trên kênh truyền hình Viettel Tivi của Viettel Cà Mau và My Tivi của VNPT Cà Mau; các phần mềm dạy và học trực tuyến và hai kênh truyền hình trên được các nhà mạng tiếp tục miễn phí cho học sinh trong học kỳ 1 năm học 2021 - 2022. 

Tỉnh Bạc Liêu không tổ chức lễ khai giảng và tổ chức đón năm học mới trong phạm vi lớp học.

Lễ khai giảng năm học mới 2021-2022 diễn ra trong bối cảnh dịch COVID 19 diễn biến phức tạp, nhiều địa phương đã tạm hoãn thời gian khai giảng để đảm bảo công tác chống dịch hiệu quả. Tuy nhiên Sở GD&ĐT các tỉnh, thành phố ĐBSCL đã chuẩn bị chu đáo kế hoạch dạy và học bằng các hình thức phù hợp với tình hình của địa phương, đảm bảo đúng tiến độ và chất lượng.

Một số hình ảnh được VOVGT ghi nhận:

Lễ khai giảng được Cần Thơ tổ chức trang trọng, lan tỏa ý nghĩa của sự kiện mở đầu năm học mới.
Ông Phạm Văn Hiểu, Phó Bí thư thường trực Thành ủy Cần Thơ đánh trống khai giảng năm học mới 2021-2022.
Học sinh Cần Thơ cung phụ huynh tham dự lễ tại nhà với niềm tin vượt qua khó khăn thách thức của dịch bệnh để thi đua học tốt.

Học Sinh Kiên Giang tham gia lễ khai giảng năm học mới qua truyền hình trực tiếp.    
Lễ khai giảng năm học mới 2021-2022 được Vĩnh Long tổ chức tại trường trung học phổ thông Lưu Văn Liệt và trực tiếp qua sóng truyền hình Vĩnh Long.
Tất cả các trường học trên địa bàn tỉnh Tiền Giang đều khai giảng với hình thức trực tuyến với thông điệp “Tạm dừng đến trường nhưng không dừng học”.

 

Tags:
Ý kiến của bạn
Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Một câu chuyện đang làm đau lòng cả cộng đồng: nam sinh bị nghi là do có xích mích với bạn mà bị người nhà bạn đánh tới chết não xảy ra tại Long Biên (Hà Nội). Kết luận cuối cùng vẫn phải chờ cơ quan công an, tuy nhiên, đây không phải chuyện nhỏ! Giải pháp nào để ngăn chặn sự việc tương tự?

Quản lý ô nhiễm không khí, 'loay hoay' đến bao giờ?

Quản lý ô nhiễm không khí, "loay hoay" đến bao giờ?

Những ngày đầu tháng 3, Hà Nội trở thành một trong những thành phố ô nhiễm nhất thế giới với chỉ số AQI luôn ở mức nguy hại. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có tới 29/30 quận, huyện, thị xã có nồng độ bụi PM 2.5 trung bình năm vượt quy chuẩn quốc gia.

Những dấu chân hoa

Những dấu chân hoa

Tháng 3 ở Hà Nội là tháng của nhiều mùa hoa đến và đi trong tiết trời xuân rất đặc trưng của miền Bắc. Đó là sắc trắng miên man của hoa sưa, sắc tím nhẹ mong manh của hoa ban, hay màu đỏ rực của hoa gạo đã bung nở, khoe sắc, khoe hương rồi rụng rơi trên hè phố.

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Hiện tại vẫn còn một số vướng mắc mặt bằng và mỏ vật liệu, nhưng các nhà thầu cao tốc Vân Phong – Nha Trang vẫn đang bố trí hàng nghìn nhân lực, hàng trăm máy móc thiết bị. Tuy nhiên, do mặt bằng "xôi đỗ", có nơi máy móc, nhân sự vẫn phải chờ mặt bằng và vật liệu, gây lãng phí nguồn lực.

Vì sao đường Lương Định Của làm gần 10 năm vẫn chưa xong?

Vì sao đường Lương Định Của làm gần 10 năm vẫn chưa xong?

Dự án nâng cấp đường Lương Định Của (thuộc địa bàn TP. Thủ Đức, TP.HCM) dài gần 2,5 km được khởi công từ năm 2015, dự kiến hoàn thành sau 2 năm. Tuy nhiên, đến nay đã gần 10 năm, dự án này vẫn đang còn dang dở gây ảnh hưởng đến đi lại và đời sống người dân.

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Tính đến cuối năm 2023, cả nước có khoảng hơn 22.000 ô tô điện và con số này gia tăng nhanh chóng theo từng năm. Cùng với đó, chiều dài cao tốc của cả nước hiện lên gần 1.900km và gần 1.700km đang thi công, dự kiến năm 2025, cả nước có 3.000km và 2030 có trên 5.000km cao tốc.

Quý I/2024, khó khăn nhất với doanh nghiệp vẫn là dòng tiền

Quý I/2024, khó khăn nhất với doanh nghiệp vẫn là dòng tiền

Quý I/2024 đã gần trôi qua và số liệu về đăng ký doanh nghiêp từ đầu năm tiếp tục phát đi tín hiệu về những khó khăn chưa vơi nhiều trong cộng đồng kinh doanh.

// //