Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

ĐBSCL cần nỗ lực giữ nhân viên y tế

Tấn Đạt - 13/07/2022 | 15:51 (GTM + 7)

Thời gian qua, tại các tỉnh thành ĐBSCL nói riêng, cả nước nói chung ghi nhận tình trạng bác sĩ, nhân viên y tế nghỉ việc hàng loạt. Việc chuyển dịch bác sĩ từ bệnh viện (BV) công sang BV tư đang diễn biến rất mạnh mẽ, đặt ngành y tế trước áp lực rất lớn.

Từng ghi nhận trên dưới 3.000 ca mắc COVID-19 mỗi ngày, hơn 20.000 bệnh nhân điều trị tại nhà, Cà Mau là một trong những tỉnh thành có áp lực chống dịch lớn nhất tại ĐBSCL, nhất là cho các cán bộ, bác sĩ, nhân viên y tế chống dịch tại các bệnh viện, cả những tuyến cơ sở.

Bồi hồi nhớ lại cao điểm chống dịch vừa qua, chị Dương Thị Chín, Điều Dưỡng trưởng Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cà Mau cho biết ngay khi nhận nhiệm vụ cùng các đồng nghiệp, đã biết trước những khó khăn, nguy hiểm vì có thể nhiễm bệnh bất cứ lúc nào.

Khoác trên người bộ đồ bảo hộ kín mít, công việc “luôn tay luôn chân” suốt 8 tiếng của ca trực, có khi hơn. Công việc của chị cùng các đồng nghiệp vô cùng áp lực. Người thì hút đờm, xét nghiệm, cho bệnh nhân ăn uống, vệ sinh; người theo dõi chỉ số sinh tồn, hỗ trợ các bác sĩ.

Cuối mỗi ca trực, cởi bỏ bộ đồ bảo hộ một cách thận trọng, họ mới được nghỉ ngơi với cơ thể mệt nhoài, rũ rượi với đôi bàn tay nhăng nhúm, mỏi nhừ!

Chị Dương Thị Chín chia sẻ: 'Lo là đồng nghiệp của mình trực tiếp tiếp xúc thì từ yếu tố khách quan nào đó mà bị lây nhiễm thì những người trong khoa rất dễ bị.

Nhưng mỗi buổi giao ban anh chị em nhắc nhở với nhau việc mặc rồi cởi phương tiện bảo hộ hết sức cẩn thận, phải giám sát việc pha thuốc phun khử khuẩn đối với bệnh nhân không có triệu chứng'.

Áp lực là vậy, nhưng Chị Dương Thị Chín vẫn luôn nỗ lực cùng các đồng nghiệp để bảo vệ sức khoẻ người dân.

Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể cố gắng trụ lại đến cùng!

Tình trạng y bác sĩ nghỉ việc ở viện công đang là nỗi lo của ngành y tế (ảnh minh hoạ: baolongan.vn)

Tình trạng y bác sĩ nghỉ việc ở viện công đang là nỗi lo của ngành y tế (ảnh minh hoạ: baolongan.vn)

Theo thống kê của Sở Y tế tỉnh Cà Mau, trong 10 năm trở lại đây, số lượng cán bộ, nhân viên y tế ngành y nghỉ việc chiếm đáng kể, với tổng số 757 người. Cụ thể năm 2018 có 80 người; năm 2019 có 125 người; năm 2020 có 94 người; năm 2021 có 93 người và những tháng đầu năm 2022 ghi nhận có 41 người đã nghỉ việc.

Tương tự, tại Vĩnh Long, từ đầu năm đến nay, có 35 nhân viên y tế làm đơn xin nghỉ việc. Trong đó, có 21 bác sĩ có tay nghề cao. Đáng chú ý, số lượng nhân viên y tế xin nghỉ việc từ đầu năm đến nay gần bằng số nhân viên xin nghỉ việc của cả năm ngoái.

Bác sỹ Hồ Thị Thu Hằng, Phó giám đốc Sở y tế tỉnh Vĩnh Long cho biết, số bác sỹ xin nghỉ việc nhiều nhất là ở Trung tâm Y tế TP Vĩnh Long. Các nhân viên y tế ở Vĩnh Long sau khi xin nghỉ việc đều chuyển sang làm việc tại các cơ sở y tế tư nhân có thu nhập cao hơn.

Theo tìm hiểu của phóng viên, sau thời gian làm việc họ còn có thời gian mở phòng khám tư để kiếm thêm thu nhập. Một số nhân viên y tế sau khi nghỉ việc cũng tự bỏ tiền học nâng cao trình độ chuyên môn để tìm kiếm công việc phù hợp và mức lương tốt hơn để gánh vác được gia đình của mình. Bởi các điều dưỡng, bác sĩ chuyên môn cao được bệnh viện tư mời, trả lương gấp 3-4 lần bệnh viện công là chuyện bình thường.

Một nữ cán bộ y tế xã cho biết: Thì phải cố gắng hết sức thôi, thứ nhất trạm ở đây là phần là nữ  có con nhỏ rất sợ. Trong lúc trực mà ai có công việc gia đình gì thì sẽ mượn chị em khác hỗ trợ tinh thần đồng đội thôi. Trên 90% anh chị em đuối lắm, giai đoạn đó muốn nghỉ nhưng mà cũng nghỉ đến sức khỏe bà con cố gắng thôi”.

Tin từ Sở Y tế Cần Thơ, trong 6 tháng đầu năm 2022, tại các đơn vị trực thuộc Sở Y tế có 111 bác sĩ, nhân viên y tế xin thôi việc, bỏ việc. Trong đó, có 48 bác sĩ, 24 điều dưỡng, 15 kỹ thuật y và 24 nhân viên y tế. Là “trung tâm y tế của vùng ĐBSCL”, Cần Thơ cũng đối diện với “làn sóng” bác sĩ, nhân viên y tế nghỉ việc.

Về vấn đề này, ông Phạm Phú Trường Giang - PGĐ Sở y tế Cần Thơ thông tin: Tuyến y tế cơ sở thì tỉ lệ nghỉ rất thấp, không đáng kể, chủ yếu ở các Trung tâm và các bệnh viện công thôi. Nhân viên xin y tế nghỉ việc thì có nhiều lý do. Lý do tổng hợp được thứ nhất là do thu nhập thấp, thứ hai là do áp lực, thứ ba là do tâm lý lo sợ hoang mang. Do đó họ xin nghỉ bao gồm bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên.

Tại phiên họp Chính phủ vừa qua, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2022, có tới hơn 4.100 viên chức y tế thôi việc, bỏ việc. Trong số này có gần 360 người công tác tại các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Y tế. Còn năm 2021 có 5.284 viên chức y tế xin thôi việc, bỏ việc. Tổng cộng trong 1,5 năm, cả nước có 9.397 viên chức y tế xin thôi việc, bỏ việc. Một số tỉnh, thành phố có số lượng viên chức thôi việc, bỏ việc cao như: TP.HCM, Hà Nội, Đồng Nai, Bình Dương, An Giang, Đà Nẵng…

Đánh giá về thực trạng này, ông Nguyễn Huy Quang, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế cho rằng: Với số lượng lớn thầy thuốc, nhân viên y tế làm việc tại khu vực y tế công lập xin nghỉ việc hoặc chuyển sang bệnh viện tư nhân, cho thấy, đây dấu hiệu cho thấy sức hấp dẫn của các cơ sở y tế công lập đang có vấn đề, không còn hấp dẫn để nhân viên y tế làm việc, công hiến, nên nhiều nhân viên y tế đã chuyển sang khu vực tư nhân. Cũng có người gọi đây là tình trạng chảy máu chất xám. Có thể đây là dấu hiệu buồn cho khu vực y tế công lập nhưng cũng có thể là dấu hiệu vui đối với khu vực y tế tư nhân.

Mới đây, Thủ tướng đã yêu cầu khẩn trương rà soát, tổng hợp về số nhân lực ngành y tế bỏ việc, xin thôi việc, chuyển sang cơ sở y tế ngoài công lập, trong đó cần phân tích rõ về chuyên môn; chuyên ngành; thu nhập, điều kiện, môi trường, cường độ làm việc... Ngoài ra, Bộ Y tế được yêu cầu phải khẩn trương tổ chức thực hiện quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ được giao, có giải pháp bảo đảm đủ nguồn nhân lực thực hiện công tác phòng, chống dịch và khám, chữa bệnh phục vụ nhân dân trên phạm vi cả nước. 

Việc hàng loạt các bệnh viện công đối mặt với làn sóng bác sĩ giỏi nghề “dứt áo ra đi” đang xảy ra và được dự báo sẽ còn tiếp diễn. Bệnh viện “công” hay “tư” cũng phải vì bệnh nhân, nhưng nếu không sớm có giải pháp, bà con nghèo sẽ càng khó tiếp cận với các dịch vụ khám, chữa bệnh; sức khoẻ cộng đồng sẽ gặp nhiều nguy cơ và hàng loạt hệ luỵ khác xảy ra.

Ảnh minh họa: Sức khỏe Đời sống

Ảnh minh họa: Sức khỏe Đời sống

Cần nỗ lực giữ nhân viên y tế

Trước tiên phải khẳng định, Việt Nam có một nền y tế đáng tự hào, không chỉ trong khu vực mà còn ở tầm thế giới. Chúng ta đối diện, thành công giành thắng lợi trước rất nhiều “cuộc chiến” cam go từ dịch SARS cho đến COVID-19.

Đó là nhờ những thầy thuốc vững chuyên môn, giỏi tay nghề.

Tự hào là vậy, nhưng thực tế, họ nỗ lực cứu lấy người bệnh vì y đức nên không cần được ví như những người hùng. Cái họ cần, là đảm bảo cuộc sống cơ bản!

Đến nay, nguyên nhân dẫn đến “làn sóng” bác sĩ, nhân viên y tế nghỉ việc đã quá rõ: áp lực công việc cao, thu nhập thấp không đủ trang trải cuộc sống gia đình; chế độ, chính sách cho bác sĩ, nhân viên y tế chưa hợp lý... Khi đất nước đối diện với bóng tối của dịch COVID-19, họ không bỏ bệnh nhân.

Nhưng rời đi, bỏ một vị trí mất hàng chục năm đèn sách và cống hiến để đạt được khi dịch đã tạm lắng xuống. Đó là thực tế chua xót cần nhìn nhận và gấp rút đánh giá, tìm giải pháp.

Giáo viên có thể tạm giảng bài nếu không có bảng đen, nhà nông không có cày vẫn có thể ra đồng… Nhưng thiếu thuốc, sinh phẩm, trang thiết bị… các bác sĩ, nhân viên y tế không thể đi “mượn” hay chạy vạy tạm bợ để cứu người.

Và cũng không tự cứu lấy cuộc sống của mình nếu thu nhập bấp bênh, quá thấp.

Muốn thu hút và giữ chân nhân tài, ngoài chế độ lương theo bậc ngành, các bệnh viện công cần cải cách thủ tục hành chính, xem xét điều chỉnh mức lương và các chính sách cho phù hợp, tương xứng với sức lao động của bác sĩ, nhân viên y tế và đầu tư công nghệ, kỹ thuật – cơ sở vật chất khang trang hơn.

Ngay lúc này, việc trả lương chậm, khen thưởng muộn…cho bác sĩ, nhân viên y tế là một sự hổ thẹn!

ĐBSCL được ví như “vùng trũng” về y tế trong suốt các năm qua. Hệ luỵ của “làn sóng” bác sĩ, nhân viên y tế rời bỏ bệnh viện công sẽ đến rất gần, khi COVID-19, sốt xuất huyết và các nguy cơ dịch bệnh… vẫn còn diễn biến phức tạp.

Ngày nào chậm có giải pháp cho vấn đề này, ngày đó sẽ có bác sĩ, nhân viên y tế nghỉ việc; thiệt thòi không chỉ cho họ, mà còn cho cả sức khoẻ của người dân.

Ý kiến của bạn
Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Hiện nay, trong bối cảnh Hà Nội đang đối mặt với tình trạng ùn tắc và ô nhiễm không khí, nhiều người dân có xu hướng chuyển sang sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, trong đó có đường sắt đô thị.

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Sau nhiều năm mong chờ, cầu Tứ Liên dự kiến sẽ được khởi công trong năm nay. Đây có lẽ là cây cầu được người dân Hà Nội mong mỏi sớm triển khai nhất hiện nay để kết nối thuận lợi từ trung tâm thành phố Hà Nội với huyện Đông Anh và các tỉnh phía Bắc.

Phụ huynh cần cảnh giác với đồ ăn không rõ nguồn gốc ở cổng trường

Phụ huynh cần cảnh giác với đồ ăn không rõ nguồn gốc ở cổng trường

TPHCM vừa phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm (ATTP) 2024 với chủ đề “Tiếp tục bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới”, thực hiện từ nay cho đến hết 15/5.

Di dời nhà ven kênh rạch: Cần cơ chế đặc thù, đột phá

Di dời nhà ven kênh rạch: Cần cơ chế đặc thù, đột phá

Kế hoạch di dời nhà trên và ven kênh rạch của TP.HCM được đặt ra từ rất sớm, thế nhưng 20 năm qua, việc thực hiện rất ì ạch, kéo theo nhiều hệ lụy. Điển hình là vụ cháy dãy nhà ven kênh Tàu Hủ vừa qua, là hồi chuông báo động về những bất cập vốn tiềm ẩn với khu nhà ven kênh rạch.

Nghệ sĩ saxophone Kenny G ra mắt MV 'Going Home' quảng bá du lịch Việt Nam

Nghệ sĩ saxophone Kenny G ra mắt MV "Going Home" quảng bá du lịch Việt Nam

Nghệ sĩ Kenny G ra mắt MV “Going Home” - một sản phẩm âm nhạc đặc biệt quảng bá du lịch Việt Nam giới thiệu các địa danh nổi tiếng của Thủ đô Hà Nội như Hồ Gươm, Hoàng Thành Thăng Long, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, cầu Long Biên.

Ngập giữa mùa khô

Ngập giữa mùa khô

TP.HCM đang trong vào mùa cao điểm nắng nóng, nhiệt độ ngoài trời có lúc lên đến hơn 40 độ. Thế nhưng đối với người dân sinh sống tại tuyến đường Trần Xuân Soạn, quận 7 và một số tuyến trũng, thấp những ngày qua lại phải chìm trong biển nước...

Bộ Xây dựng yêu cầu Hà Nội kiểm tra việc chung cư tăng giá bất thường

Bộ Xây dựng yêu cầu Hà Nội kiểm tra việc chung cư tăng giá bất thường

Bộ Xây dựng vừa có công văn gửi UBND thành phố Hà Nội về việc tăng cường công tác quản lý thị trường bất động sản tại địa bàn.

// //