Có được “trả góp” vi phạm giao thông nếu gặp khó khăn về tài chính?
Có thể “trả góp” khi bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng trở lên đối với cá nhân và từ 150.000.000 đồng trở lên đối với tổ chức
Thời gian qua, Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn đã chủ động kiến nghị với các cơ quan quản lý nhà nước, cũng như quyết liệt triển khai các nhóm giải pháp để kịp thời tháo gỡ những nguy cơ gây đứt gãy chuỗi cung ứng trong sản xuất.
Với quyết tâm “vừa sản xuất, vừa chống dich”, Tân cảng Sài Gòn đang nỗ lực cùng đồng hành, cùng chia sẻ với doanh nghiệp, đối tác, khách hàng, hãng tàu, đảm bảo sản xuất thông suốt.
Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn sẽ thống nhất quy trình với khách hàng, hãng tàu, cơ quan hải quan trước các đợt vận chuyển từ cảng Tân Cảng Cát Lái đến các cảng cạn/ICD lân cận. Toàn bộ chi phí vận chuyển và chi phí nâng hạ hai đầu (nơi đi và nơi đến) do Tân Cảng Sài Gòn chi trả. Đây là một trong những giải pháp được Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn đã thông tin đến đối tác, khách hàng, doanh nghiệp trong ngày 5-8 nhằm giải quyết lượng hàng hóa nhập khẩu tồn bãi tại cảng Cát Lái.
Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn đã triển khai kế hoạch vận chuyển hàng hóa nhập khẩu tồn bãi trên 15 ngày đang lưu giữ tại cảng Tân Cảng Cát Lái đến cảng biển khác trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh và các cảng cạn/ICD thuộc hệ thống Tổng công ty như ICD Tân Cảng - Long Bình, ICD Tân Cảng - Nhơn Trạch, ICD Tân Cảng - Sóng Thần, cảng Tân Cảng Hiệp Phước.
Tân Cảng Sài Gòn cũng chuyển container hàng tồn đọng trên 90 ngày ở cảng Tân Cảng Cát Lái về lưu giữ tại cảng Tân Cảng Hiệp Phước; đẩy nhanh tiến độ thanh lý hàng tồn đọng và tái xuất đối với các lô hàng không đủ điều kiện nhập khẩu ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.
Ngoài ra, Tân Cảng Sài Gòn cũng tổ chức hội thảo “Đối thoại khách hàng” ở quy mô lớn theo hình thức trực tuyến, trực tiếp làm việc với từng khách hàng nhằm có giải pháp và chính sách hỗ trợ phù hợp để khách hàng nhanh chóng giải phóng container hàng nhập ra khỏi cảng.
Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn đang tối ưu hóa hiệu quả sử dụng bãi cảng; tìm thêm các bãi chứa container khu vực ngoài cảng. Chủ động điều chỉnh chất xếp container giữa các khu vực bãi container hàng nhập, hàng xuất, container rỗng trong cảng để tăng khả năng tiếp nhận cho container hàng nhập; nâng tối đa khả năng xếp container trên bãi. Điều chuyển bớt các container rỗng ra ngoài cảng để có thêm chỗ chứa container hàng nhập. Toàn bộ chi phí vận chuyển do Tân Cảng Sài Gòn chi trả.
Trước đó, Tân Cảng Sài Gòn đã đưa ra các giải pháp nhằm giảm lượng hàng nhập khẩu đưa về cảng như: khuyến cáo khách hàng, hãng tàu tạm ngưng tiếp nhận và vận chuyển hàng nhập của những doanh nghiệp, khách hàng đang ngừng sản xuất về cảng;
Tạm ngưng tiếp nhận vận chuyển vào cảng container hàng lạnh trung chuyển rút hàng, sang container; chủ động thuyết phục khách hàng điều chỉnh “cảng đích” (nơi nhận hàng trực tiếp). Khuyến cáo khách hàng, hãng tàu tạm ngưng chuyển container hàng nhập từ các cảng Cái Mép và cảng Tân Cảng Hiệp Phước về cảng đích Tân Cảng Cát Lái để giao khách hàng...
Để hỗ trợ khách hàng nhận container hàng nhập dỡ từ tàu cập cảng Tân Cảng Hiệp Phước, Tổng công ty cũng miễn phí giao nguyên container cho khách hàng; miễn phí lưu bãi; miễn phí 24 giờ vận hành container lạnh; hỗ trợ thực hiện thủ tục sửa Manifest/vận đơn đổi cảng đích…
Bên cạnh đó, Tân Cảng Sài Gòn sẽ tiếp tục thực hiện nghiêm các quy định, phương án phòng, chống dịch tại các cảng biển theo phương châm “5K+Vaccine+Xét nghiệm+Công nghệ”, đảm bảo không để gián đoạn hoạt động sản xuất tại các cửa khẩu cảng biển, nhất là cảng Tân Cảng Cát Lái.
Chỉ trong 3 tuần (từ 12/7 đến 1/8) tại cảng Tân cảng Cát Lái, số lượng container hàng nhập được khách hàng lấy khỏi cảng giảm trung bình 16,6%; số lượt xe ô tô vào nhận giao nhận container giảm 15,8%, số lượt khách hàng đến cảng làm thủ tục giao nhận hàng hóa giảm 38,7% so với tuần khi Tp. Hồ Chí Minh áp dụng Chỉ thị 16/CT-TTg. Điều này dẫn đến nguy cơ cảng hết chỗ chứa hàng, gây ảnh hưởng đến hoạt động tiếp nhận tàu và hàng hóa.
Tính đến ngày 5/8, hoạt động tại Tân Cảng Cát Lái vẫn ổn định và đảm bảo thông suốt. Đặc biệt, khi triển khai một số giải pháp cụ thể, lượng hàng hóa trong ngày tại cảng Cát Lái chỉ khoảng 85% dung lượng bãi. Tổng công ty sẽ tiếp tục triển khai các nhóm giải pháp để kịp thời tháo gỡ những nguy cơ gây đứt gãy chuỗi cung ứng trong sản xuất.
Tổng công ty kiến nghị với UBND Tp.HCM cho phép người lao động trong dây chuyển sản xuất cảng (không lưu trú tại khu vực phong toả), người làm thủ tục xuất nhập khẩu, giao nhận hàng hoá, cán bộ hải quan, kiểm dịch… được phép lưu thông để làm việc cả sau 18h theo lịch làm việc;
Đối với lao động cư tú tại huyện Nhơn Trạch cho phép lưu thông qua phà Cát Lái để vào cảng làm việc nếu có giấy xác nhận làm việc tại cảng và giấy xét nghiệm âm tính còn hiệu lực. Ưu tiên tiêm vắc xin cho tất cả các lực lượng lao động làm việc tại các cảng biển.
Đối với cơ quan Hải quan, Tổng công ty đề xuất các Chi cục Hải quan địa phương hỗ trợ giải quyết cho phép sử dụng bản chứng thư scan điện tử để bổ sung hồ sơ hoàn thành thủ tục thông quan; tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp cảng, khách hàng, hãng tàu triển khai nhanh thủ tục trong việc chỉnh sửa thông tin cảng đích trên manifest và các thủ tục vận chuyển hàng hóa nhập khẩu, tồn lâu ngày đang lưu giữ tại cảng Tân cảng Cát Lái đến các cảng, các ICD khác trong hệ thống TCSG;
Đồng thời kiến nghị Tổng cục Hải quan phối hợp với Bộ Công thương chỉ đạo Sở công thương các tỉnh/thành phố cập nhật tình hình sản xuất và ảnh hưởng dịch bệnh của các Doanh nghiệp trên địa bàn, xây dựng cơ chế trao đổi thông tin để dự báo phục vụ tình hình kinh tế, xã hội cho tỉnh/thành và Doanh nghiệp Cảng biển.
Có thể “trả góp” khi bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng trở lên đối với cá nhân và từ 150.000.000 đồng trở lên đối với tổ chức
Ngày 4/1/ 2025, Phòng Cảnh sát giao thông (Công an TP Hà Nội) đã lên tiếng về thông tin "Hà Nội: Một thanh niên thu về 50 triệu đồng chỉ sau 1 ngày tố giác vi phạm giao thông" lan truyền trên mạng xã hội.
Mức chi cho người cung cấp thông tin vi phạm giao thông không quá 10% số tiền xử phạt và tối đa 5 triệu đồng/vụ việc.
Sau nhiều năm bị thua lỗ, đến nay vận tải đường sắt đã có lãi, đời sống vật chất, tinh thần cũng như thu nhập của người được nâng cao...
Ở Thủ đô Hà Nội, làng nghề truyền thống quất cảnh Tứ Liên (Tây Hồ) được xem là một địa điểm quen thuộc của những người có thú vui chơi cây cảnh mỗi dịp Tết đến xuân về.
Việc Hà Nội tính đến việc cho thuê vỉa hè, hoặc mở rộng diện tích trông xe dưới lòng đường cho thấy sự mâu thuẫn, thiếu nhất quán trong việc thực hiện các chính sách quản trị đô thị, mục tiêu và cách làm đang xung đột với nhau.
Từ việc tăng chế tài lên gấp 3 - 30 lần, đến xử lý mạnh tay các hành vi như đi ngược chiều, vượt đèn đỏ, lùi xe trên cao tốc, Nghị định 168 được kỳ vọng sẽ chấm dứt tình trạng “văn hóa lái ẩu” vốn gây nhiều nhức nhối trong xã hội.