Bỏ quên 2,4 tỷ đồng trên máy bay được nhân viên hàng không trả lại
Lê Tùng - 16/09/2022 | 13:21 (GTM + 7)
Mới đây, một nhân viên của VIAGS - Công ty Dịch vụ mặt đất sân bay Việt Nam đã nhặt được và trả lại số tiền gần 2,4 tỷ đồng cho một hành khách bỏ quên trên tàu bay.
Cụ thể, ngày 15/9, trong quá trình phục vụ chuyến bay VN240 từ TP. HCM đi Hà Nội, anh Nguyễn Mạnh Đông - nhân viên vệ sinh máy bay, đội Dịch vụ trên tàu, Trung tâm Phục vụ sân đỗ của VIAGS Nội Bài đã phát hiện 1 vali tại hộc hành lý.
Sau đó, anh Đông đã khẩn trương thực hiện các bước về quản lý tài sản bỏ quên, kịp thời bàn giao cho bộ phận liên quan để trả lại hành khách. VIAGS đã phối hợp cùng hành khách, kiểm tra trong vali có tổng số tiền, tài sản trị giá 2,4 tỷ đồng. Sau khi nhận lại tài sản cá nhân, vị hành khách rất vui mừng và cảm ơn các nhân viên đã phát hiện, trả lại tài sản.
Gắn bó với nghề từ năm 2014 đến nay, anh Đông thường xuyên nhặt được tài sản có giá trị mà khách bỏ quên như điện thoại, máy tính bảng, laptop, tiền mặt…và bàn giao lại cho bộ phận chuyên môn trao trả hành khách. Tổng tài sản anh Đông nhặt được và trả lại khách từ năm 2018 đến nay ước tính là gần 3 tỷ đồng.
Việc nhặt được tài sản bỏ quên trên tàu bay và trả lại hành khách là nghiệp vụ thường xuyên của VIAGS. Các tài sản ngay khi phát hiện bị bỏ quên trên tàu bay sẽ được xử lý, bảo quản theo những quy trình chặt chẽ.
Để tránh bỏ quên tài sản, sau khi tàu bay hạ cánh, đèn hiệu cài dây an toàn đã tắt, hành khách lưu ý kiểm tra kỹ ngăn hành lý và túi ghế phía trước.
Hiện nay, một số con đường tuyến phố khu vực nội thành Hà Nội đang tiến hành sửa chữa, lại mặt đường, nâng cấp, chỉnh trang hệ thống tổ chức giao thông như: biển báo giao thông, sơn vach đường;....Vấn đề được người dân quan tâm là việc đảm bảo an toàn giao thông mỗi khi lưu thông qua khu vực đang sửa chữa.
Đến hẹn lại lên, thời điểm cuối năm lại thường xảy ra tình trạng công nhân, lao động bỏ việc, nhảy việc hay rời phố về quê. Việc lao động nhảy việc, bỏ việc ở thời điểm cuối năm không chỉ ảnh hưởng đến doanh nghiệp mà còn để lại hậu quả sâu rộng đến sự phát triển bền vững của nền kinh tế.
Ca trù có nhiều tên gọi, tuỳ từng địa phương, từng thời điểm mà hát ca trù còn gọi là hát ả đào, hát cửa đình, hát cửa quyền, hát cô đầu, hát nhà tơ, hát nhà trò và hát ca công.
Trong bối cảnh số hóa ngày càng sâu rộng, an ninh mạng đã trở thành yếu tố không thể thiếu. Đây không chỉ là “tấm khiên” bảo vệ người dùng, mà còn là nền tảng quan trọng để hành trình chuyển đổi số tại nước ta diễn ra thuận lợi, đạt hiệu quả cao nhất.
Thời gian qua, tình trạng lái xe sử dụng điện thoại trong khi điều khiển phương tiện vốn đã không còn quá xa lạ trên mạng lưới giao thông đường bộ nước ta.
Sân khấu kịch Khmer Nam bộ đến nay có 2 loại hình chính là Rô - Băm và Dù Kê. Nếu như múa Rô - Băm xuất phát từ cung đình thì nghệ thuật Dù Kê vốn sinh ra từ nhân dân lao động.
Nhắc đến địa danh Thọ Xương, nhiều người nghĩ ngay đến câu ca: Gió đưa cành trúc la đà, Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương... Bây giờ, Hà Nội bvẫn còn đó một con ngõ nhỏ mang tên Thọ Xương, như để gợi nhắc đến huyện Thọ Xương, trung tâm thành Thăng Long xưa...