Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Bình Dương nói gì về thông tin tiêm vaccine chậm?

Phóng viên - 05/08/2021 | 17:10 (GTM + 7)

Bình Dương có số ca nhiễm COVID-19 cao thứ hai cả nước (chỉ sau TP.HCM), với khoảng hơn 22.000 ca và số lượng ca mắc mới mỗi ngày vẫn chưa có xu hướng giảm.

Trước thông tin việc Bộ Y tế đã phân bổ cho Bình Dương trên 457.000 liều vaccine (từ đợt 8 đến đợt 15), nhưng hiện tốc độ tiêm vaccine tại địa phương này vẫn “nhỏ giọt” và chậm trễ hơn so với một số tỉnh phía Nam, PV VOV Giao thông có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Hồng Chương, Giám đốc Sở Y tế Bình Dương về vấn đề này.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

PV: Thưa ông, công suất tiêm vaccine tại Bình Dương có thực sự chậm trễ?

Ông Nguyễn Hồng Chương: Chúng tôi có nhiều loại vaccine trong đợt này về. Vừa rồi có một số thông tin không được chính xác lắm vì đó chỉ là thông tin về liều vaccine Frizer thôi (khoảng 25.000 liều). Khi vaccine về, chúng tôi đã họp, chỉ đạo rất quyết liệt để để tăng tốc độ tiêm.

Có nhiều tình huống làm cho tiến độ tiêm vaccine của Bình Dương chậm hơn so với các địa phương.

Số người lây nhiễm rất nhiều, lực lượng y tế đã mỏng rồi còn mỏng nữa. Số liệu đến 14h chiều hôm qua, chúng tôi đã tiêm được 96.000 liều vaccine cho mọi người. 

PV: Để đẩy nhanh tốc độ tiêm vaccine, giải pháp của Bình Dương là gì, thưa ông?

Ông Nguyễn Hồng Chương: Biện pháp chúng tôi đã và sẽ triển khai tiếp là các điểm tiêm cố định phải mở hết công suất, đó là 91 trạm y tế xã, phường, các trung tâm y tế huyện thị, các phòng khám đa khoa công lập và ngoài công lập.

Tỉnh sẽ thành lập hơn 100 đoàn tiêm vaccine cơ động để linh động để tiêm cho mọi người, đặc biệt là những người có nguy cơ cao, công nhân trong các Doanh nghiệp…

Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ đẩy mạnh mọi giải pháp để tăng tiến độ, tăng công suất đạt mốc 100.000 liều vaccine/ngày.

PV: Vậy, song song với giải pháp đẩy nhanh tốc độ tiêm vaccine, Bình Dương đã có giải pháp gì trong điều trị bệnh nhân COVID-19?

Ông Nguyễn Hồng Chương: Chúng tôi tập trung trên nhiều mặt trận, truy vết, xét nghiệm diện rộng. Điều trị F0 và các trường hợp F1. Dồn nhân lực vào tiêm vaccine, bao gồm nhân lực nội tại và nhân lực chi viện.

Chúng tôi đang thu dung và điều trị các ca COVID-19 trong tháp 3 tầng là 8.000 bệnh nhân, trong đó gần 400 người diễn biến nặng, khoảng 2.200 người có triệu chứng ho bình thường.

Mục tiêu của Bình Dương là làm thế nào để hạn chế thấp nhất mức độ tử vong. Hiện tầng 3 thì có Khu điều trị COVID-19 của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương có quy mô 800-1.000 giường và đang thành lập một Bệnh viện Hồi sức cấp cứu cho bệnh nhân nặng và nguy kịch quy mô 500 giường.

PV: Kịch bản Bình Dương đưa ra trong tình huống xấu nhất là gì, thưa ông?

Ông Nguyễn Hồng Chương: Mặc dù đã đưa ra nhiều biện pháp nhưng vẫn có trường hợp chưa tuân thủ nghiêm; ví dụ như ở khu phong tỏa, cách ly, bên ngoài thì chặt, nhưng bên trong vẫn giao lưu. 

Kịch bản xấu nhất có thể xảy ra trong 10 ngày tới,  là có thể tăng lên khoảng từ 25.000 – 30.000 ca mới (theo con số tích lũy từ trước tới giờ). Chúng tôi đã có kịch bản ứng phó, xét nghiệm, khoanh vùng, điều trị trong trường hợp số ca bệnh tăng lên.

Tuy nhiên, nếu ý thức người dân tốt và có sự quyết liệt của hệ thống chính quyền thì có thể đạt đỉnh trong vài ngày tới.

Trong hơn 1 tuần gần đây, số lượng ca COVID-19 phát hiện trong quá trình đi khám tại các cơ sở y tế đã giảm đi nhiều, chủ yếu là các ca phát hiện trong các khu cách ly, phong tỏa. 

PV: Công tác kiểm soát các ca lây nhiễm tại các khu công nghiệp thì sao, thưa ông?

Ông Nguyễn Hồng Chương: Trong thời gian vừa rồi, dịch COVID-19 có len lỏi trong các doanh nghiệp sản xuất “3 tại chỗ”. “2 điểm đến 1 cung đường”, chủ yếu do vấn đề tuân thủ chưa nghiêm ngặt.

Nhưng chúng tôi cũng đã cố gắng để làm sao các chuỗi cung ứng sản xuất, và nếu doanh nghiệp tiếp tục sản xuất đều có lợi cho kinh tế cũng như công tác phòng chống dịch COVID-19, và nguy cơ lây nhiễm ở bản thân Doanh nghiệp và nguy cơ lây nhiễm Doanh nghiệp ra ngoài cũng được hạn chế tối thiểu. 

PV: Vâng, xin cảm ơn ông

Tags:
Ý kiến của bạn
Cách nào gấp rút phủ kín trạm dừng nghỉ trên cao tốc?

Cách nào gấp rút phủ kín trạm dừng nghỉ trên cao tốc?

Một trong những vấn đề thu hút sự quan tâm của dư luận và được các chuyên gia giao thông đề cập tới trong Hội thảo “An toàn giao thông trên cao tốc” do VOV Giao thông vừa tổ chức vừa qua là thiếu trạm dừng nghỉ trên cao tốc.

Tai nạn rình rập từ các thanh sắt ở dải phân cách trên cầu Thanh Trì

Tai nạn rình rập từ các thanh sắt ở dải phân cách trên cầu Thanh Trì

Mới đây ngày 17/4, một ô tô tải lưu thông trên cầu Thanh Trì (Hà Nội) đã bất ngờ mất lái, đâm vào dải phân cách, làm các thanh sắt nối văng ra, khiến 2 người đi xe máy bị thương.

Những hình ảnh gợi nhắc 'thời COVID'

Những hình ảnh gợi nhắc "thời COVID"

Dù dịch bệnh COVID-19 cơ bản đã không còn ảnh hưởng tới cuộc sống bình thường của chúng ta, thế nhưng những ảnh hưởng của nó vẫn còn, và đôi khi hiện hữu như nhắc nhở cộng đồng cần có ý thức hơn để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và mọi người xung quanh mình...

Hà Nội sống và yêu: Nơi giữ gìn nghề truyền thống làm ô mai

Hà Nội sống và yêu: Nơi giữ gìn nghề truyền thống làm ô mai

Phố Hàng Đường khác trước nhiều, chỉ còn vài nhà giữ nghề làm ô mai nhưng trong tiềm thức người dân tên phố Hàng Đường vẫn gắn liền với món quà đậm đà bản sắc, tạo nên một nét riêng cho Hà Nội.

Để giảm thiểu nguy cơ mất an toàn cho cao tốc phân kỳ đầu tư

Để giảm thiểu nguy cơ mất an toàn cho cao tốc phân kỳ đầu tư

Theo Bộ GTVT, đến nay cả nước đã đưa vào khai thác khoảng 1.892km đường bộ cao tốc, đang xây dựng 1.802km, đang chuẩn bị đầu tư khoảng 805km, đang nghiên cứu đầu tư khoảng 729km.

Thiếu thông tin, lái xe “dò dẫm” trên cao tốc

Thiếu thông tin, lái xe “dò dẫm” trên cao tốc

Nhiều tài xế mong muốn được cung cấp thông tin về tình trạng giao thông trên cao tốc thông qua các bảng thông tin điện tử không chỉ để quyết định có tham gia giao thông trên cao tốc hay không mà còn đảm bảo sự chủ động của người lái xe khi tham gia giao thông trên cao tốc.

// //