Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

302 đại biểu Quốc hội không đồng ý tách Luật giao thông đường bộ

Phóng viên - 17/11/2020 | 13:09 (GTM + 7)

Đa số đại biểu Quốc hội đã thể hiện chính kiến không tán thành việc ''tách'' dự án luật Luật giao thông đường bộ hiện hành thành Luật giao thông đường bộ (sửa đổi) và Luật bảo đảm an toàn trật tự giao thông đường bộ.

Các đại biểu tham gia phiên thảo luận về Luật giao thông đường bộ (sửa đổi), sáng 16-11 - Ảnh: Quochoi.vn

Sáng nay (17/11), Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc đã gửi phiếu xin ý kiến các đại biểu Quốc hội về một số nội dung của hai luật được ''tách'' từ Luật Giao thông đường bộ hiện hành là Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) và Luật Bảo đảm an toàn trật tự giao thông đường bộ.

Kết quả xin ý kiến về việc có tách thành hai luật hay không, có 104 đại biểu tán thành, tương đương 21,62% tổng số đại biểu Quốc hội; có 302 ý kiến không tán thành việc tách luật, tương đương 62,7% tổng số đại biểu Quốc hội.

Nội dung thứ hai được nêu ra trong phiếu xin ý kiến là việc chuyển chức năng quản lý, đào tạo và sát hạch cấp giấy phép lái xe từ Bộ Giao thông vận tải sang Bộ Công an, có 86 phiếu chọn phương án chuyển, chiếm 17,8% tổng số đại biểu Quốc hội. Số đại biểu chọn phương án "không chuyển" cao hơn rất nhiều, với 321 phiếu, tương đương 66,7% tổng số đại biểu Quốc hội.

Nội dung thứ ba được đưa ra lấy phiếu thăm dò là việc chuyển dự thảo luật này sang xem xét tại kỳ họp thứ 2 Quốc hội nhiệm kỳ sau (khoá 15). Có 251 phiếu xin ý kiến thể hiện quan điểm tán thành phương án này, tương đương 52,1% tổng số đại biểu Quốc hội. Có 153 đại biểu chọn phương án thông qua tại kỳ họp 11 Quốc hội khóa 14 (tháng 3-2021).

Xung quanh ý kiến đại biểu có nên tách 2 luật trong Luật GTĐB hay không, ngày 16/11, nhiều đại biểu Quốc hội như Thái Trường Giang (Cà Mau), Trương Trọng Nghĩa (TP HCM), Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp)… đã đề nghị Quốc hội phải lấy ý kiến về các vấn đề liên quan đến hai dự thảo luật nói trên. Thậm chí đại biểu Trần Thị Quốc Khánh còn đề nghị phải kiểm điểm các cá nhân, cơ quan liên quan vì “làm mất thời gian của Quốc hội”.

Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lam cho biết lý do tách là xuất phát từ công tác trật tự ATGT, Bộ Công an với trách nhiệm quản lý nhà nước về trật tự an toàn xã hội, Chính phủ cũng xác định rõ đây là trách nhiệm của ngành công an, xác định TT ATGT là 1 bộ phận quan trọng của trật tự an toàn xã hội. Vì vậy Chính phủ cũng đã được Quốc hội, cơ quan của Quốc hội đồng ý cho đề xuất xây dựng dự thảo luật này.

Tags:
Ý kiến của bạn
Cách nào gấp rút phủ kín trạm dừng nghỉ trên cao tốc?

Cách nào gấp rút phủ kín trạm dừng nghỉ trên cao tốc?

Một trong những vấn đề thu hút sự quan tâm của dư luận và được các chuyên gia giao thông đề cập tới trong Hội thảo “An toàn giao thông trên cao tốc” do VOV Giao thông vừa tổ chức vừa qua là thiếu trạm dừng nghỉ trên cao tốc.

Tai nạn rình rập từ các thanh sắt ở dải phân cách trên cầu Thanh Trì

Tai nạn rình rập từ các thanh sắt ở dải phân cách trên cầu Thanh Trì

Mới đây ngày 17/4, một ô tô tải lưu thông trên cầu Thanh Trì (Hà Nội) đã bất ngờ mất lái, đâm vào dải phân cách, làm các thanh sắt nối văng ra, khiến 2 người đi xe máy bị thương.

Những hình ảnh gợi nhắc 'thời COVID'

Những hình ảnh gợi nhắc "thời COVID"

Dù dịch bệnh COVID-19 cơ bản đã không còn ảnh hưởng tới cuộc sống bình thường của chúng ta, thế nhưng những ảnh hưởng của nó vẫn còn, và đôi khi hiện hữu như nhắc nhở cộng đồng cần có ý thức hơn để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và mọi người xung quanh mình...

Hà Nội sống và yêu: Nơi giữ gìn nghề truyền thống làm ô mai

Hà Nội sống và yêu: Nơi giữ gìn nghề truyền thống làm ô mai

Phố Hàng Đường khác trước nhiều, chỉ còn vài nhà giữ nghề làm ô mai nhưng trong tiềm thức người dân tên phố Hàng Đường vẫn gắn liền với món quà đậm đà bản sắc, tạo nên một nét riêng cho Hà Nội.

Để giảm thiểu nguy cơ mất an toàn cho cao tốc phân kỳ đầu tư

Để giảm thiểu nguy cơ mất an toàn cho cao tốc phân kỳ đầu tư

Theo Bộ GTVT, đến nay cả nước đã đưa vào khai thác khoảng 1.892km đường bộ cao tốc, đang xây dựng 1.802km, đang chuẩn bị đầu tư khoảng 805km, đang nghiên cứu đầu tư khoảng 729km.

Thiếu thông tin, lái xe “dò dẫm” trên cao tốc

Thiếu thông tin, lái xe “dò dẫm” trên cao tốc

Nhiều tài xế mong muốn được cung cấp thông tin về tình trạng giao thông trên cao tốc thông qua các bảng thông tin điện tử không chỉ để quyết định có tham gia giao thông trên cao tốc hay không mà còn đảm bảo sự chủ động của người lái xe khi tham gia giao thông trên cao tốc.

// //