TP.HCM: Tình hình sức khỏe của các nạn nhân trong vụ cháy ở quận Tân Bình
13 nạn nhân trong vụ cháy ở đường Xuân Hồng (quận Tân Bình, TP.HCM) được đưa vào bệnh viện cấp cứu, trong đó có 3 người phải thở máy.
Chúng tôi đến nhà bà Nguyễn Thị Trâm Em, 82 tuổi (sống tại khu vực 1, phường An Khánh, quận Ninh Kiều) giữa lúc bà đang thắp nén hương cho ông, cầu mong những tháng ngày sắp tới bình an.
Mấy chục năm trước, ông và bà sống trên mảnh đất hương quả của tổ tiên để lại. Khi nhận thông báo nơi mình ở sẽ quy hoạch thành khu dân cư mới, ông bà khắp khởi vui mừng. Có ngờ đâu, từ đó đến nay đã 18 năm, dự án vẫn chưa khởi động mà đất thì rơi vào quy hoạch, khó trồng cây, ngại chặt phá, lại không thể cầm cố, bán buôn, kinh doanh, cho thuê mướn.
Đợi được 12 năm, ông trút hơi thở sau cùng bởi cơn bạo bệnh. Bà Nguyễn Thị Trâm Em kể rằng: 'Ông bệnh mà không có tiền xài, bệnh tới đâu uống thuốc tới đó, hết tiền rồi mòn mõi mà mất. Lúc mất ông có trăn trối, nói tôi và các con phải bám lấy đất, ở đây, nhà nước tới đâu mình theo tới đó.
Bây giờ làm có nhiều ăn nhiều, có ít ăn ít, sống qua ngày, mà có gì đâu ăn. Chắc cũng tới ngày tôi đi theo Ông, không biết đời con cái mình nó được hưởng không nữa. Bệnh hoài không tiền uống thuốc, làm bao nhiêu thì lo ăn uống hết rồi. Có bán buôn gì được đâu mà có tiền”.
Vào năm 2004, UBND TP Cần Thơ chấp thuận chủ trương giao Công ty Đầu tư xây dựng 586 (nay là Công ty Cổ phần Xây dựng công trình và Đầu tư địa ốc Hồng Quang) thực hiện Khu tái định cư Thới Nhựt – Lô 1A. Diện tích được quy hoạch rộng hơn 2 hecta, tọa lạc tại khu vực 1, phường An Khánh, quận Ninh Kiều.
Theo các hộ dân sinh sống tại đây phản ánh, thời gian đầu Công ty Hồng Quang đưa ra giá mua đất là 150.000 đồng/m2. Phía các hộ dân không đồng ý vì giá này thấp so với mặt bằng giá bồi thường của những dự án khác trên địa bàn TP.Cần Thơ.
Phía công ty Hồng Quang có phản hồi đây là công trình được nhà đầu tư làm thay nhà nước, nên không đồng ý tăng giá. Kể từ đó giữa các hộ dân và nhà đơn vị đầu tư không đạt được thỏa thuận đền bù, dẫn đến dự án kéo dài trong nhiều năm.
Do vướng phải quy hoạch treo, nên đất chỉ được ở mà không thể khai thác, sản xuất, sang nhượng hoặc sữa chữa, xây cất mới. Hiện tại, khu vực này lọt thỏm giữa trung tâm quận sầm suất, cư dân sinh sống trong điều kiện môi trường bị ô nhiễm nặng, không có đường thoát nước, rác ứ đọng, nhiều bụi rậm.
Ông Nguyễn Thanh Đầy – ngụ khu vực 1, phường An Khánh, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ bức xúc: "Ban đêm mà đi sơ sẩy là rắn lục xanh cắn liền, tôi đã từng phản ánh về việc quy hoạch lâu quá, dân muốn cất nhà trọ cho thuê làm ăn, nhưng địa phương nói đất này quy hoạch rồi, ráng đợi đi từ từ nhà nước làm, chứ bây giờ cất nhà là bị cưỡng chế tháo dỡ".
Các hộ dân không được thụ hưởng các tiện ích của một khu vực phát triển thuộc quận trung tâm – Ninh Kiều. Nơi họ ở là khung cảnh các căn nhà xập xệ, chen lẫn với rác là rác.
Ông Nguyễn Thanh Phan - ngụ khu vực 1, phường An Khánh, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ ngao ngán cho biết: "Muốn trồng trọt thì 2 bên đã quy hoạch cất nhà hết, nền cao, trời mưa là nước đổ xuống khu vực trũng nơi mình đang ở. Nước thải 3 bên 4 phía cũng đổ về đây.
Muốn sửa nhà thì mới mua cát đá về là có lực lượng chức năng đến nơi nhắc nhở đất quy hoạch, không được xây cất gì hết.
Nói chung, chúng tôi đã sống một cuộc sống khổ cực gần 20 năm rồi, sống trên đất của mình mà mình không được làm gì hết, giống như ở nhờ để giữ đất cho nhà nước vậy đó".
13 nạn nhân trong vụ cháy ở đường Xuân Hồng (quận Tân Bình, TP.HCM) được đưa vào bệnh viện cấp cứu, trong đó có 3 người phải thở máy.
Bước đầu, 2 người được xác định tử vong tại tầng 3 của căn nhà…
Căn nhà 4 tầng ở mặt tiền được ngăn thành hơn chục phòng cho thuê bất ngờ bốc cháy dữ dội khiến ít nhất 2 người tử vong, nhiều người bị thương.
Sau 1 thời gian chuẩn bị, 150 chiếc xe buýt thuần điện sẽ đi vào hoạt động trên 17 tuyến kết nối với metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên kể từ ngày 22/12/2024 tới đây.
Không khí mua sắm những ngày cuối năm đang rộn ràng khắp các con phố Sài Gòn. Thế nhưng, trái ngược với sự nhộn nhịp thường thấy, nhiều tuyến đường trung tâm thành phố lại đang "ngủ đông" với hàng loạt mặt bằng đóng cửa im lìm, treo biển cho thuê.
2.220 là số trường hợp học sinh vi phạm luật giao thông đường bộ bị lực lượng CSGT Hà Nội xử lý trong 1 tháng vừa qua; đồng thời, phạt tiền hơn 1,2 tỷ đồng và tạm giữ 1.027 phương tiện.
Sau khoảng 8 năm đưa vào hoạt động, cao tốc đoạn TP.HCM - Long Thành đã quá tải, thường xuyên xảy ra ùn tắc, không chỉ gây bức xúc cho người tham gia giao thông mà còn kiềm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội.