Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Bom trong phố: Vì sao việc di dời cây xăng vẫn giậm chân tại chỗ?

Phóng viên - 17/09/2019 | 6:47 (GTM + 7)

Đến nay, 28/32 cây xăng thuộc diện di dời ở Hà Nội vẫn tiếp tục hoạt động. Vì sao việc di dời các cây xăng không an toàn ra khỏi nội thành vẫn giậm chân tại chỗ? Hà Nội sẽ làm gì hay đợi đến vụ cháy tiếp theo?

Việc di dời các cây xăng này ra khỏi nội đô, nhất là những cây xăng sát khu dân cư đã được UBND TP.Hà Nội xem xét từ năm 2013, sau vụ cháy nghiêm trọng cây xăng Trần Hưng Đạo
Việc di dời các cây xăng này ra khỏi nội đô, nhất là những cây xăng sát khu dân cư đã được UBND TP.Hà Nội xem xét từ năm 2013, sau vụ cháy nghiêm trọng cây xăng Trần Hưng Đạo

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về yêu cầu thiết kế cửa hàng xăng dầu của Bộ Công Thương quy định rõ: Vị trí xây dựng cửa hàng xăng dầu phải phù hợp với quy hoạch, có diện tích tối thiểu 900 m2, phải đảm bảo yêu cầu an toàn giao thông, an toàn phòng cháy chữa cháy và vệ sinh môi trường.

Cửa hàng xăng dầu tiếp giáp với các công trình xây dựng khác phải có tường bao kín có chiều cao không nhỏ hơn 2,2m bằng vật liệu không cháy...

Tuy nhiên, khảo sát nhiều cửa hàng xăng dầu trên địa bàn Hà Nội như số 42 Nguyễn Trãi (Thanh Xuân); 1A đường Láng Hạ; số 625 Đê La Thành; số 233 Khâm Thiên (Đống Đa); số 249 Thụy Khuê (Tây Hồ), phóng viên VOVGT ghi nhận, các cây xăng này đều không đạt tiêu chuẩn này.

Bên cạnh đó, Nghị định 13 về an toàn công trình dầu khí trên đất liền cũng quy định khoảng cách an toàn đối với kho chứa xăng dầu của cửa hàng xăng dầu loại 3 - là loại nhỏ nhất hiện nay đến khu vực nhà dân tối thiểu là 15 m, khu vực đường giao thông tối thiểu là 20m.

Tuy nhiên, nhiều cửa hàng xăng dầu hiện nay đang nằm ngay sát đường giao thông như cửa hàng số 29 Tạ Quang Bửu, quận Hai Bà Trưng, số 233 Khâm Thiên, quận Đống Đa, Cây xăng ở số 1 Thành Công; Cây xăng ở 4 Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm. Trước thực trạng vừa nêu, nhiều người dân bày tỏ lo lắng:

“Chúng tôi thấy cây xăng mà trong khu đô thị, khu dân cư là không đảm bảo an toàn; cây xăng phải nằm ở chỗ thoáng, còn việc nằm ở khu dân cư, sát với nhà dân thì việc PCCC không thể đảm bảo được”

“Mình thấy chủ trương đóng cửa các cây xăng đang tọa lạc ở các khu dân cư đông đúc rất đúng đắn vì nó đảm bảo an toàn cho người dân bởi các cây xăng đấy tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ, mất an toàn”.

“Thành phố mà quy hoạch được ở đâu có chỗ để người dân vừa được an toàn vừa đi đổ xăng không bị xa quá là được”.

Từ phía lực lượng Cảnh sát PCCC Hà Nội cho biết, việc di dời các cây xăng ra khỏi nội thành gặp không ít trở ngại. Bởi, có không ít cây xăng vi phạm về công tác PCCC, nhưng lại rất cần thiết trong phục vụ dân sinh, đảm bảo nhu cầu tiêu dùng.

Thiếu tá Nguyễn Hùng An- Phó Đội trưởng cảnh sát PCCC và cứu nạn cứu hộ, Công an quận Ba Đình, Hà Nội cho biết, hiện nay trên địa bàn có một số cây xăng nằm sát đường giao thông tiềm ẩn nguy cơ gây ùn tắc và mất an toàn khi người dân dừng đỗ để mua xăng.

Mặt khác, trong quá trình xuất nhập xăng, tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ trong quá trình xuất nhập do tiếp xúc gần với mặt đường được làm từ nhựa asphalt.

Thiếu tá Nguyễn Hùng An nhấn mạnh:

“Theo yêu cầu, bãi nhập xăng dầu sàn phải được làm bằng bê tông, không được dùng nhựa át-phan, nhưng do cây xăng áp sát đường giao thông nên không đảm bảo tiêu chuẩn này. Thứ 2 trong quá trình xuất nhập, mặc dù đã có hệ thống thu hồi hơi xăng dầu rồi nhưng vì tiếp xúc trực tiếp với đường giao thông và ít có khả năng tạo thành rào quay để hạn chế phát tán hơi xăng dầu và hạn chế gây cháy nổ. Đề nghị cơ quan chức năng có quy hoạch tạo điều kiện cho các doanh nghiệp này có những địa hình hoặc là có khoảng cách an toàn đối với đường giao thông một cách tối ưu nhất”.

Việc xây mới cây xăng theo quy hoạch là việc phải làm. Nhưng để tồn tại được, xây dựng được những cây xăng trong nội đô đáp ứng được quy chuẩn về an toàn cháy nổ, phục vụ nhu cầu của người dân mới là bài toán khó.

Tiến sĩ, Kiến trúc sư Đào Ngọc Nghiêm - Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Hà Nội cho rằng, động thái kiên quyết phải làm để giải quyết vấn đề này là đề ra những giải pháp cụ thể và yêu cầu phân loại một số cây xăng ở quy mô chấp nhận được để doanh nghiệp có thể cải tạo lại. Nhưng đồng thời cũng cần phải chuẩn bị các địa điểm mới mà chúng ta đã xây dựng trong quy hoạch.

“Trong quy hoạch mạng lưới cây xăng cần xác định vị trí cây xăng mới phù hợp với mạng lưới giao thông và khu vực đông dân cư. Chúng ta phải tạo điều kiện cho những cây xăng di dời đi được tiếp tục kinh doanh ở vị trí mới mà quy hoạch đã xác định. Đây là việc mà Thành phố cần công bố địa điểm mới và chuẩn bị một quỹ đất đã được giải phóng mặt bằng thì khi đó việc di dời được tiến hành”.

Sự nguy hiểm của những cây xăng trong đô thị không chỉ đến từ sự bất hợp lý về vị trí, mà còn đến từ chính sự cẩu thả của những người kinh doanh xăng dầu

Khi những cây xăng nội đô không đạt tiêu chuẩn chưa được di dời thì những lo lắng, bất an của người dân khi phải sống gần các cây xăng vẫn luôn thường trực.

Bởi những cây xăng này như những quả bom nổ chậm có thể phát nổ bất cứ lúc nào, đe dọa cuộc sống, an toàn tính mạng, tài sản người dân.

"Bom trong phố" (Bình luận của Nhà báo Phạm Trung Tuyến - Phó Giám đốc Kênh VOV Giao thông)

Theo tiêu chuẩn thiết kế được quy định với những trạm xăng dầu, khoảng cách từ các trạm xăng tới khu vực tụ tập đông người tối thiểu 100m, các công trình dân dụng không dưới 10m, các công trình công cộng không dưới 50m, nếu tiếp giáp với các công trình xây dựng khác thì buộc phải có tường bao chống cháy cao trên 2,2m.

Nếu chiếu theo đúng các tiêu chuẩn này, hầu hêt các cây xăng ở nội thành Hà Nội và Tp HCM đều không thể đáp ứng.

Theo quy hoạch hệ thống cửa hàng xăng dầu đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, Hà Nội có trên 50 cửa hàng xăng dầu phải di dời hoặc giải tỏa vì quá chật hẹp, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn về cháy nổ.

Tại TPHCM, 113 trạm xăng đang hoạt động cũng cần phải xóa xổ vì không đạt quy chuẩn. Và đã 10 năm kể từ khi quy hoạch này ra đời số cây xăng được di dời khỏi vị trí nguy hiểm chỉ đếm trên đầu ngón tay.

Không phải người dân nào cũng biết được một cách chi tiết về các quy định an toàn trên, song ẩn họa từ những cây xăng trong đô thị là điều bất cứ ai cũng có thể cảm nhận.

Ngay sau vụ cháy ở cây xăng tại 125 Nguyễn Phong Sắc 7 năm trước, hồi tháng 10/2012, dù không gây hậu quả lớn, song nhiều thính giả của VOVGT đã bày tỏ: Nếu bất cứ cây xăng nào ở Hà Nội gặp hỏa hoạn, khả năng thoát nạn của những người dân sống cạnh cây xăng đều bằng không.

Sự lo ngại đó không hề vô căn cứ. Khả năng khắc phục hậu quả những vụ cháy cây xăng đã được minh chứng bằng vụ việc cháy cây xăng số 2 Trần Hưng Đạo, Hà Nội vào buổi chiều ngày 3/6/2013.

Sau gần 10 tiếng đồng hồ, gần như toàn bộ phương tiện cứu hỏa của thành phố Hà Nội, phải huy động thêm hai xe cứu hỏa của Bộ tư lệnh Thủ Đô, vụ cháy mới được khống chế hoàn toàn.

Những người lính cứu hỏa có mặt tại hiện trường vụ cháy cây xăng số 2 Trần Hưng Đạo, đến tận bây giờ, khi kể lại vẫn còn cảm thấy ngạc nhiên về việc chiếc xe bồn chứa cả chục ngàn lít xăng đã không phát nổ trong nhiệt độ khủng khiếp của ngọn lửa có lúc bốc cao tới gần 20 mét.

Nếu quả bom xăng đó phát nổ thì điều gì sẽ xảy ra? Chắc chắn, đó sẽ là một thảm họa khi mà ngay sát cây xăng là một phòng khám, một quán bia, và đối diện, cách con đường rộng chỉ 8m là cổng bệnh viện 108, một trong những bệnh viện lớn nhất của Hà Nội.

Cây xăng số 2 Trần Hưng Đạo không phải quả bom vạn tấn duy nhất . Một cuộc khảo sát nhanh của VOVGT thực hiện thời điểm đó cho thấy hầu hết các cây xăng trong nội thành Hà Nội đều nằm ở vị trí nguy hiểm, sát cạnh nhà dân, trường học, hoặc các khu chợ dân sinh.

Trong đó, đáng chú ý là cây xăng là có cây xăng nằm sát một xưởng sửa chữa ô tô và tòa nhà cao tầng. Một cây xăng khác thậm chí còn nằm sát một cửa hàng cơ khí, nơi liên tục có những tia lửa phát ra.

Xung quanh các cây xăng đều không có trụ nước cứu hỏa, và khả năng tiếp cận để chữa cháy của xe cứu hỏa là vô cùng khó khăn.

Sự nguy hiểm của những cây xăng trong đô thị không chỉ đến từ sự bất hợp lý về vị trí, mà còn đến từ chính sự cẩu thả của những người kinh doanh xăng dầu.

Theo quy định, việc tiếp xăng không được thực hiện trong thời gian từ 6 giờ sáng đến 21 giờ tối. Tuy nhiên, chiếc xe bồn bốc cháy trong vụ cháy cây xăng số 2 Trần Hưng Đạo khi đang tiếp xăng lúc 13h chiều. Và tại thời điểm tiếp xăng, cây xăng này vẫn mở cửa bán hàng.

Sự chậm chễ trong việc di dời những cây xăng nguy hiểm, khả năng cứu hỏa hạn chế, và đặc biệt là thói quen cẩu thả của những đơn vị kinh doanh xăng dầu... là những yếu tố cần và quá đủ để khiến người dân ở Hà Nội và TpHCM phải cận kề với những thảm họa của những quả bom xăng khổng lồ có thể phát nổ vào bất cứ lúc nào.

Nhưng, chưa bao giờ các cơ quan chức năng tỏ ra quyết liệt trong việc đưa các cây xăng ra khỏi khu dân cư.

Tags:
Ý kiến của bạn
Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Hiện nay, trong bối cảnh Hà Nội đang đối mặt với tình trạng ùn tắc và ô nhiễm không khí, nhiều người dân có xu hướng chuyển sang sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, trong đó có đường sắt đô thị.

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Sau nhiều năm mong chờ, cầu Tứ Liên dự kiến sẽ được khởi công trong năm nay. Đây có lẽ là cây cầu được người dân Hà Nội mong mỏi sớm triển khai nhất hiện nay để kết nối thuận lợi từ trung tâm thành phố Hà Nội với huyện Đông Anh và các tỉnh phía Bắc.

Phụ huynh cần cảnh giác với đồ ăn không rõ nguồn gốc ở cổng trường

Phụ huynh cần cảnh giác với đồ ăn không rõ nguồn gốc ở cổng trường

TPHCM vừa phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm (ATTP) 2024 với chủ đề “Tiếp tục bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới”, thực hiện từ nay cho đến hết 15/5.

Di dời nhà ven kênh rạch: Cần cơ chế đặc thù, đột phá

Di dời nhà ven kênh rạch: Cần cơ chế đặc thù, đột phá

Kế hoạch di dời nhà trên và ven kênh rạch của TP.HCM được đặt ra từ rất sớm, thế nhưng 20 năm qua, việc thực hiện rất ì ạch, kéo theo nhiều hệ lụy. Điển hình là vụ cháy dãy nhà ven kênh Tàu Hủ vừa qua, là hồi chuông báo động về những bất cập vốn tiềm ẩn với khu nhà ven kênh rạch.

Nghệ sĩ saxophone Kenny G ra mắt MV 'Going Home' quảng bá du lịch Việt Nam

Nghệ sĩ saxophone Kenny G ra mắt MV "Going Home" quảng bá du lịch Việt Nam

Nghệ sĩ Kenny G ra mắt MV “Going Home” - một sản phẩm âm nhạc đặc biệt quảng bá du lịch Việt Nam giới thiệu các địa danh nổi tiếng của Thủ đô Hà Nội như Hồ Gươm, Hoàng Thành Thăng Long, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, cầu Long Biên.

Giá vé máy bay tăng cao: Người dân đổi hướng du lịch

Giá vé máy bay tăng cao: Người dân đổi hướng du lịch

Chỉ hơn một tuần nữa là đến kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 , nhưng giá vé máy bay nội địa hiện tại không những “đắt đỏ” mà còn “khan hiếm”. Nhiều người thay vì “đu đỉnh” với giá vé thì đã chọn chuyển hướng du lịch.

Ngập giữa mùa khô

Ngập giữa mùa khô

TP.HCM đang trong vào mùa cao điểm nắng nóng, nhiệt độ ngoài trời có lúc lên đến hơn 40 độ. Thế nhưng đối với người dân sinh sống tại tuyến đường Trần Xuân Soạn, quận 7 và một số tuyến trũng, thấp những ngày qua lại phải chìm trong biển nước...

// //