Xe đạp Fixed Gear không còn quá xa lạ. Đây là loại xe đạp không phanh được thiết kế giản lược tối đa các chi tiết để tạo sự tự do cho người sử dụng, nhưng đồng thời cũng làm tăng nguy cơ gây TNGT nếu được sử dụng làm phương tiện di chuyển ngoài đường.
Nghe nội dung chi tiết tại đây:
Fixed Gear là xe đạp không phanh được thiết kế hết sức đơn giản theo hướng giản lược tối đa các chi tiết. Bánh răng trước của xe được bắt chết với pedal, bánh răng sau được bắt chết với bánh xe, hai bánh răng liên kết với nhau bởi dây xích.
Vì không không có vòng bi ở bánh sau nên khiến bánh sau hoàn toàn quay theo sự điều khiển của người lái. Khi di chuyển, người đi Fixed Gear phải phanh bằng chân hoặc sử dụng một số kĩ thuật nhất định.
Với người thành thạo, sử dụng Fixed Gear có thể biểu diễn một số chiêu trò như đi 1 bánh, đi lùi, drift, nhấc bánh sau v.v… Vì lẽ đó mà phương tiện này rất phổ biến với giới trẻ Việt Nam những năm gần đây, và Singapore cũng không phải ngoại lệ. Thường được gọi với cái tên Fixie, xe đạp Fixed Gear nổi lên trong giới trẻ Singapore thời gian gần đây thông qua những clip biểu diễn trên ứng dụng TikTok.
Ông Bobby Lai, giám đốc tiếp thị của một chuỗi cửa hàng chuyên bán, sửa chữa và chăm sóc xe đạp tại Singapore cho biết: “Hiện tại có rất nhiều bạn trẻ tới mua xe đạp Fixie hay xe đạp địa hình BMX. Lí do họ muốn sử dụng loại xe đạp này không chỉ bởi kiểu dáng trẻ trung, hợp thời trang mà bởi họ còn hứng thú với nghệ thuật biểu diễn xe đạp”.
Tuy nhiên, sử dụng xe Fixie để lưu thông trên đường, tiềm ẩn không ít nguy hiểm. Năm ngoái, xảy ra vụ nghiêm trọng liên quan tới xe đạp Fixie khi một bé gái 13 tuổi tập sử dụng loại xe này ngã từ tầng 6 của một bãi đỗ xe nhiều tầng dẫn tới tử vong. Nguyên nhân tai nạn là do cô bé đã không thể dừng lại vì xe không có phanh.
Để tránh những vụ việc tương tự, mới đây, Bộ GTVT Singapore cho biết những chiếc xe đạp không có phanh sẽ bị cấm lưu thông hoàn toàn, bất kể là ở ngoài đường hay công viên, không gian công cộng. Hiện chưa rõ hình thức xử phạt với các hành vi vi phạm, tuy nhiên, các cửa hàng xe đạp nhanh chóng thay đổi với quy định mới này.
Ethan Tan, người sáng lập cộng đồng Fixie Singapore, đồng thời cũng là một chủ cửa hàng xe đạp cho biết, khoảng 1/3 khách hàng của anh sử dụng xe đạp Fixie. Tuy nhiên, Ethan Tan tin rằng quy định mới ban hành cũng không ảnh hưởng quá nhiều tới việc kinh doanh:
“Các khách hàng đang sử dụng Fixed Gear sẽ cần quay lại cửa hàng để lắp phanh xe đạp, bảo trì thường xuyên hơn, thậm chí là đổi loại xe khác. Vì vậy tôi tin rằng quy định mới sẽ không ảnh hưởng tới doanh thu của cửa hàng”, Ethan Tan cho biết.
Có cùng quan điểm, ông Bobby Lai cho biết quy định mới hoàn toàn cần thiết để tránh các sự cố có thể xảy ra, đặc biệt với những người thiếu kinh nghiệm:
“Tôi hoàn toàn ủng hộ quy định mới này, chúng ta có thể thấy xe đạp Fixie hay các loại xe đạp không phanh sẽ rất nguy hiểm với những người chưa có kĩ năng sử dụng. Quy định mới là cần thiết để ngăn ngừa các vụ tai nạn”.
Còn với cộng đồng người sử dụng Fixie, nhiều người lại không được lạc quan như vậy. Làm công việc vận chuyển tài liệu bằng xe đạp Fixie không phanh nhiều năm, anh Jamal, 39 tuổi chia sẻ rằng: Dù chấp nhận quy định mới nhưng cảm thấy khá buồn vì một bộ phận nhỏ những người thiếu ý thức đã ảnh hưởng tới cả cộng đồng. Sắp tới, anh dự định chuyển hẳn sang loại xe đạp có phanh để tiếp tục công việc.
Còn anh Harish, 27 tuổi, cho biết mình đang sở hữu 2 chiếc Fixie và sắp tới sẽ ngừng sử dụng loại xe này, chỉ để chúng trong nhà làm vật trang trí. Harish cho biết, việc gắn phanh cho xe đạp Fixie sẽ phá vỡ điều cốt lỗi của loại xe đạp này là “thiết kế gọn gàng và tối giản”. Tuy nhiên, để tránh những vụ tai nạn có thể xảy ra, quy định bắt xe đạp phải có phanh là điều cần thiết.
Còn tại Việt Nam, xe đạp Fixed Gear cũng khá phổ biến và được giới trẻ sử dụng nhiều. Có kinh nghiệm sử dụng Fixed Gear hơn 1 năm, Minh Huy, sinh viên ĐH Thủy Lợi (Hà Nội) chia sẻ: “Cái xe Fixed Gear này rất khó sử dụng với những người mới tiếp xúc, rất dễ ngã hay thậm chí là gây ra tai nạn.
Theo mình, nếu xác định muốn chơi loại xe này thì nên tập tành bài bản, tập ở những nơi vắng người thôi. Có điều kiện thì có thể sắm thêm mũ bảo hiểm hay một số phụ kiện an toàn để tránh bị thương trong quá trình tập.
Và kể cả khi thành thạo thì cũng hạn chế, không nên sử dụng để đi ngoài đường, vì nhiều khi đi ngoài đường, nhiều khi có những tình huống bất ngờ mình không phản ứng kịp.
Còn nếu bắt buộc phải lắp phanh cho xe Fixed Gear thì thôi, sử dụng xe đạp bình thường hay đi mấy loại xe đạp thể thao, xe địa hình sẽ tốt hơn”.
“Những người mộng mơ”, hay “những người dùng thời gian một cách xa xỉ”, đó là lời tự bạch của những người có thói quen đạp xe đi làm, đạp xe đến trường – Một cộng đồng có khoảng 13 nghìn thành viên trên Facebook.
Theo dự thảo sửa đổi Luật cán bộ, công chức, Bộ Nội vụ đề xuất cơ chế quản lý cán bộ, công chức sẽ được đổi mới theo vị trí việc làm, lấy đó là cơ sở để tuyển dụng, đánh giá, quy hoạch và thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức.
Phương tiện đưa đón học sinh ngày càng trở thành loại hình vận tải hành khách thiết yếu, đặc biệt là tại các đô thị lớn. Số lượng các xe đưa đón học sinh cũng tăng nhanh trong những năm gần đây nhưng công tác quản lý còn khiến nhiều phụ huynh băn khoăn, lo lắng.
Loạt phóng sự "Để quy định về thiết bị an toàn trên xe ô tô cho trẻ em đi vào cuộc sống" của nhóm phóng viên VOV Giao thông đoạt giải nhất ở thể loại báo nói.
Ngõ Cầu Gỗ - là một con ngõ ngắn nằm giữa phố Cầu Gỗ, nối với phố Gia Ngư. Vốn trước kia nằm trong cùng một phố chợ Hàng Bè quen thuộc của người Hà Nội - phố cổ. Trước đây chợ Hàng Bè nằm "chiếm" hoàn toàn hoặc một phần lòng đường của các con phố Hàng Bè, Gia Ngư, Ngõ Cầu Gỗ...
Thời gian qua, đường dây nóng Kênh VOV Giao thông liên tục nhận được nhiều phản ánh của người dân về tuyến đường Chu Văn An, đoạn từ Học viện Cán bộ TP.HCM đến ngã 5 Bình Hòa, liên tục bị đổ trộm rác thải, xà bần dù chính quyền đã căng dây cảnh báo xử phạt.
Theo Quyết định số 13 của Thủ tướng Chính phủ, số doanh nghiệp phải thực hiện báo cáo phát thải trong năm 2024 lên hơn 2.100 doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp chưa sẵn sàng cho chuyển đổi xanh.