Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Tranh cãi quanh chiến lược phát triển đường sắt tại Ấn Độ

Phóng viên - 12/04/2022 | 10:01 (GTM + 7)

Đường sắt từ lâu được xem là phương thức vận tải phổ biến nhất tại Ấn Độ, đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Tiềm năng lớn, song tốc độ hiện đại hóa chậm chạp thời gian qua khiến nhiều chuyên gia đặt câu hỏi, đâu là điểm nghẽn khiến ngành đường sắ

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Hình ảnh những chuyến tàu ‘chật như nêm’ ở Mumbai, hay đoàn tàu tốc độ cao hiện đại, như ‘thành phố có bánh xe’ di chuyển trong đêm, từ lâu là biểu tượng dễ nhận biết nhất của Ấn Độ.

Ở quốc gia tỷ dân này, đường sắt đóng vai trò hết sức quan trọng, phục vụ mọi tầng lớp xã hội và cộng đồng dân cư. 

Hành khách chờ trên sân ga trong giờ cao điểm khi một chuyến tàu địa phương đến Mumbai - Ảnh Getty

Nhờ sở hữu mạng lưới đường ray dày đặc, một số xây dựng từ thời thuộc địa Anh, các chuyến tàu có thể vận chuyển người và hàng hóa từ những ngôi làng nông thôn hẻo lánh đến thành phố đông đúc nhất thế giới.

Theo các chuyên gia, nếu không có ‘mạch máu đường sắt’, không chắc Ấn Độ đã đạt được thành quả kinh tế như ngày nay.
Ông Christian Wolmar, nhà sử học về đường sắt chia sẻ: “Rất ít quốc gia mà lịch sử được xác định bằng ngành đường sắt, nhưng tại Ấn Độ lịch sử cận đại không thể tách rời sự phát triển của mạng lưới đường sắt khổng lồ”.

Theo thống kê, Ấn Độ hiện có hơn 126.000 km đường ray, là mạng lưới đường sắt lớn thứ 4 thế giới. Hệ thống này vận hành 19.000 chuyến tàu mỗi ngày, qua gần 8.000 nhà ga. Với hơn 12.700 đầu máy, các chuyến tàu luôn sẵn sàng vận chuyển khoảng 76.000 toa chở khách và 3 triệu toa hàng.

Trong năm 2019-2020, mạng lưới đường sắt Ấn Độ đã vận chuyển hơn 8 tỉ lượt hành khách và 1,2 tỉ tấn hàng hóa. Tổng công ty Đường sắt Ấn Độ cũng là doanh nghiệp lớn nhất nước với khoảng 1,4 triệu nhân viên.

Nhà sử học Christian Wolmar cho biết thêm: “Cho dù công việc kinh doanh, du lịch hay hành hương, nhu cầu của người dân đều hướng tới đường sắt và tạo doanh thu lớn cho ngành này. Những chuyến tàu cũng đưa người dân Ấn Độ đến mọi ngóc ngách của đất nước”

Tuy nhiên, khi kinh tế ngày càng phát triển, áp lực hiện đại hóa đường sắt cũng lớn dần theo thời gian, đòi hỏi các chuyến tàu phải đáp ứng hành trình nhanh hơn, dịch vụ tốt hơn và năng lực vận chuyển hàng hóa cao hơn để phục vụ các ngành công nghiệp đang mở rộng.

Thực tế, khi so sánh với châu Âu, Trung Quốc, Nhật Bản hay Hàn Quốc, tốc độ trung bình các đoàn tàu của Ấn Độ vẫn thấp một cách đáng thất vọng. Dù một số tàu tốc hành đặc biệt có thể chạy với vận tốc 160km/h, nhưng vận tốc trung bình tàu hỏa đường dài chỉ đạt 50km/h. Thậm chí, các chuyến tàu chở khách thường không vượt quá 32km/h, trong khi con số này ở tàu hàng là 24km/h.

Ngành đường sắt Ấn Độ đang đứng trước yêu cầu đẩy nhanh tốc độ hiện đại hóa - Ảnh Getty

Theo thống kê, khoảng 1/4 hệ thống tàu hỏa của Tổng công ty Đường sắt Ấn Độ đang hoạt động ở mức 100% đến 150% công suất và có thể gây tác động kinh tế, xã hội lớn nếu xảy ra gián đoạn.

Trong một tuyên bố mới đây, ông Ashwini Vaishnaw, Bộ trưởng Đường sắt Ấn Độ đã lên tiếng chỉ trích các chính quyền tiền nhiệm, cho rằng họ chỉ nêu ý tưởng và vạch ra quy hoạch chứ không có bất cứ hành động cụ thể nào: “Nêu ra ý tưởng và tầm nhìn quy hoạch cũng tốt nhưng phải xem liệu các kế hoạch đó có thực hiện được không. Cái chúng ta cần bây giờ là hành động”.

Ông Vaishnaw cho rằng, để đáp ứng nguyện vọng của người dân và thế hệ tương lai trong 10 năm tới, ngành đường sắt cần đặt mục tiêu vận chuyển 10 tỷ lượt hành khách so với 8 tỷ lượt hiện nay, đồng thời tăng vận chuyển hàng hóa thêm khoảng 3 triệu tấn.

Bộ trưởng Ashwini Vaishnaw cũng bác bỏ ý kiến của các đảng đối lập về việc cải tổ ngành đường sắt bằng tư nhân hóa: “Tất cả hệ thống đường ray, nhà ga, biển báo và các đoàn tàu đều thuộc chính phủ và không có chuyện tư nhân hóa. Chúng tôi cũng không có kế hoạch tư nhân hóa ngành đường sắt trong tương lai”.

Trong nỗ lực hiện đại hóa ngành đường sắt, Ấn Độ đang dự kiến xây dựng một thế hệ tàu hỏa tốc độ cao mới nối giữa các thành phố lớn. Bên cạnh đó, điện khí hóa 100% hệ thống tàu hiện có vào năm 2024.

Tham vọng lớn, song những tranh cãi quanh việc, xây mới hay nâng cấp cơ sở hạ tầng hiện có để giúp tàu chạy nhanh hơn, đến nay vẫn chưa có hồi kết. Trong khi đó, công tác giải phóng mặt bằng cũng gặp thách thức khi nhiều nông dân và các chính trị gia phản đối việc lấy nông nghiệp để xây dựng nhà ga, đường ray. 

Đơn cử như việc xây dựng tuyến đường sắt cao tốc Mumbai-Ahmedabad, được bắt đầu từ năm 2017, dự kiến hoàn thành vào tháng 8/2022, nhưng bị đẩy lùi ít nhất đến năm 2028.

Tại buổi làm việc với Tổng công ty Đường sắt Việt Nam về kế hoạch vận tải đường sắt năm 2022, Phó thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành nhận định, hiện nay, hạ tầng đường sắt còn nhiều hạn chế, mà nguyên nhân chủ yếu là do chưa được đầu tư tương xứng. Tuy vậy, để hiện đại hóa ngành đường sắt thì đòi hỏi rất lớn về nguồn vốn bởi cần đầu tư đồng bộ cả hệ thống, không thể đầu tư hiện đại hóa từng phần.

Theo Phó thủ tướng, cán bộ, lãnh đạo ngành đường sắt phải đổi mới tư duy, quyết liệt, chủ động hơn nữa, có các giải pháp, cách làm mới để đưa ngành đường sắt phát triển hơn trong thời gian tới.

Phó thủ tướng cũng lưu ý Bộ GTVT rà soát, ưu tiên bố trí vốn cho ngành đường sắt bởi lâu nay ngành này ít được đầu tư so với các lĩnh vực giao thông khác như hàng không, đường bộ.

Tags:
Ý kiến của bạn
Vì sao chưa thông xe nút cầu vượt Mai Dịch?

Vì sao chưa thông xe nút cầu vượt Mai Dịch?

Theo ghi nhận của VOV Giao thông, vào khoảng 9h30 sáng ngày 19/4 tại nút giao Mai Dịch (Hà Nội), hiện 2 cây cầu vượt thép tại đây đã thi công xong nhưng chưa được thông xe. Đáng chú ý, tại khu vực 2 đầu cầu vượt thép chưa thông xe này có rất đông xe ôm đứng chờ đón khách.

Chuyện xưa Lung Ngọc Hoàng

Chuyện xưa Lung Ngọc Hoàng

Theo lý giải của người dân địa phương, “lung” là vùng đất trũng tự nhiên rộng lớn, hoang sơ, nước ngập quanh năm. Lung Ngọc Hoàng là “lung của ông trời” hay “lung trời sanh” vì rộng lớn và có nhiều câu chuyện kỳ bí truyền từ đời này sang đời khác.

TP.Thủ Đức tiên phong vận dụng NQ98 để kêu gọi đầu tư dự án theo hình thức PPP

TP.Thủ Đức tiên phong vận dụng NQ98 để kêu gọi đầu tư dự án theo hình thức PPP

Mới đây TP.Thủ Đức đã tổ chức sự kiện thu hút đầu tư theo hình thức PPP và trao chứng nhận đầu tư cho 6 dự án với tổng mức đầu tư gần 7000 tỷ đồng.

‘Giếng làng’ nơi gắn kết tình ‘Láng giềng’

‘Giếng làng’ nơi gắn kết tình ‘Láng giềng’

Hình ảnh ‘giếng làng’ xưa gắn bó mật thiết với cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của người dân. Ngày ấy, nguồn nước trong mát của giếng làng là nguồn nước sạch chính được người dân khắp xóm gánh về đun nước, nấu ăn.

Sinh viên làm thêm: Quản lý như thế nào?

Sinh viên làm thêm: Quản lý như thế nào?

Từ lâu hình ảnh những sinh viên đại học tranh thủ làm thêm ngoài giờ học không còn xa lạ, thậm chí trong một số trường hợp, việc này nhận được sự khích lệ. Vì vậy, đề xuất của Bộ LĐTB&XH quản lý chặt hơn việc đi làm thêm của sinh viên đã thu hút sự quan tâm của dư luận.

Giá tour tăng cao, cách nào kích cầu du lịch nội địa?

Giá tour tăng cao, cách nào kích cầu du lịch nội địa?

Mùa du lịch nội địa lớn nhất trong năm sắp bắt đầu. Tuy nhiên, giá tour tăng cao, đặc biệt là giá vé máy bay, đang trở thành thách thức lớn của ngành du lịch, với tỷ lệ người dân chuyển sang đặt tour nước ngoài chiếm tới 60 - 70% trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

// //