TNGT gia tăng, có liên quan gì đến các vấn đề hậu COVID-19?
Huy Hoàng - 12/05/2022 | 21:05 (GTM + 7)
Theo ghi nhận của VOV Giao thông, hơn 1 tháng trở lại đây, TNGT đang diễn biến ngày càng phức tạp hơn, với nhiều vụ việc nghiêm trọng xảy ra gây thiệt hại lớn về người và của, ngay cả trong đô thị.
Ngoài sự gia tăng nguy cơ va chạm giao thông theo đà tăng của nhu cầu đi lại, có mối liên hệ nào giữa thực tế này vấn đề sức khỏe thể chất, tinh thần của người dân sau khi nhiễm COVID-19? PV VOV Giao thông có cuộc phỏng vấn PGS. TS. Bác sĩ Đỗ Văn Dũng – Trưởng khoa Y tế công cộng Đại học Y dược TP.HCM.
PV: Bác sĩ đánh giá như thế nào về mối liên hệ giữa tình trạng gia tăng TNGT kể từ khi bình thường hóa các hoạt động KTXH với các vấn đề hậu COVID-19?
BS. Đỗ Văn Dũng: Theo tôi, có lẽ không có liên quan trực tiếp về vấn đề sức khỏe mà chủ yếu nếu có là do tâm lý. Trong thời gian dịch bệnh, ở nhiều quốc gia trên thế giới số người tham gia giao thông và số vụ tai nạn ít hơn, điều này cũng đúng với tình hình Việt Nam.
Tuy nhiên, ở một số quốc gia, dù tai nạn giao thông có giảm nhưng số người tử vong hoặc chấn thương nặng hơn lại có xu hướng tăng cao một chút.
Tôi cho rằng đầu tiên là do không tham gia giao thông hoặc không tham gia giao thông tích cực một thời gian thì khi quay trở lại lái xe phản xạ sẽ kém đi, các phản ứng, phối hợp trong các động tác cũng giảm đi.
Thứ hai tôi cho là về tâm lý, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng tâm lý người ta quá phấn khởi hoặc một số người lại bị trầm cảm nên cũng ảnh hưởng khá nhiều đến việc đánh giá, phán đoán, xử lý tình huống bị kém đi.
Đặc biệt là có một số nhận xét về tỷ lệ chấp hành luật lệ giao thông có giảm, ví dụ như việc giữ tốc độ không còn tốt như trước đại dịch.
Ảnh minh họa
PV: Nên chăng thời gian tới ngành y tế và các đơn vị liên quan cần có những cuộc nghiên cứu, đánh giá chuyên sâu hơn về vấn đề này để có thể nâng cao tính an toàn trong hoạt động giao thông không, thưa bác sĩ?
BS Đỗ Văn Dũng: Ở Việt Nam cũng chưa có sự quan tâm nhiều về vấn đề này, chính nhờ VOV Giao thông đặt vấn đề thì tôi mới tìm hiểu các y văn trên thế giới thì mới thấy có sự liên quan giữa COVID-19 với tỷ lệ tai nạn giao thông cũng như các thương tật, tử vong do giao thông.
Chắc chắn trong tương lai đây là vấn đề ưu tiên của y tế để xem COVID-19 ngoài các tác động trực tiếp đến sức khỏe thể chất, tâm thần hậu Covid thì còn có các chấn thương, tai nạn thương tích không chỉ trong giao thông mà còn các lĩnh vực khác.
Sau 7 năm lẩn trốn vì tội giết người, đối tượng Đỗ Duy Hằng (SN 1984, ở Gia Lâm, Hà Nội) đã bị Thủy đoàn I (Cục CSGT) và Cục Cảnh sát hình sự bắt giữ trên bè tại bãi giữa sông Hồng vào chiều 31/5. Đây là kẻ giết người đã bị Công an huyện Gia Lâm khởi tố từ năm 2017.
Mới đây, Sở GTVT TP.HCM có văn bản lấy ý kiến các tổ chức, cơ quan, đơn vị có liên quan về đề xuất cấm xe khách giường nằm lưu thông vào nội đô 24/24h, qua đó có cơ sở báo cáo UBND thành phố phê duyệt chủ trương thực hiện.
Năm 2023 là tròn 20 năm kể từ ngày Hà Nội công bố Quyết định số 165 phê duyệt quy hoạch mạng lưới các điểm đỗ xe và bãi đỗ xe công cộng định hướng đến năm 2020.
Ngăn chặn các trường hợp lái xe vi phạm nồng độ cồn cần kết hợp nhiều giải pháp từ cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp kinh doanh vận tải và bản thân những người tham gia giao thông.
Từ ngày 3/6, Sở GTVT Hà Nội sẽ thực hiện điều chỉnh giao thông tại 2 nút giao quan trọng là cầu Định Công (quận Hoàng Mai) và Lê Trọng Tấn - Quang Trung - Văn Khê (quận Hà Đông) nhằm giảm ùn tắc và tăng an toàn cho người tham gia giao thông.
Thời gian gần đây trên mạng xã hội xuất hiện trào lưu kinh doanh đơn hàng “bom”. Đây là sản phẩm được người bán quảng cáo là gom ngẫu nhiên các đơn hàng bị hủy, hoàn lại do người mua không nhận.
TP.HCM đang lấy ý kiến về việc điều chỉnh nâng thời gian cấm xe khách giường nằm lưu thông vào nội đô từ 6h – 22h lên 24/24h, nhằm xử lý quyết liệt hơn tình trạng “xe dù, bến cóc” bấy lâu nay. Đề xuất mới này sẽ tác động thế nào đến hoạt động kinh doanh chở khách của doanh nghiệp?