Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Tài xế taxi biểu tình vì cách tính cước cho chuyến đi nội đô và liên tỉnh

Phóng viên - 29/02/2020 | 9:15 (GTM + 7)

Bất bình trước việc thay đổi cách tính giá cước taxi, hàng trăm tài xế taxi Isarel đã tiến hành các cuộc biểu tình gây kẹt xe nghiêm trọng trên nhiều tuyến đường nhằm gây áp lực với chính quyền. Do các cuộc biểu tình, Thủ tướng Binyamin Netanyahu đã ra lệ

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Bắt đầu từ năm 2020, các tài xế Isarel được yêu cầu mua và lắp đặt đồng hồ tính cước mới, bao gồm các mức giá khác nhau cho các chuyến đi trong thành phố và giữa các thành phố. Theo Bộ Giao thông vận tải, cơ cấu giá cước mới sẽ giảm 6,7% chi phí đi liên thành phố, đồng thời tăng giá của các chuyến đi trong thành phố thêm 13%.

Hệ thống tính giá cước mới sử dụng công thức kết hợp thời gian và khoảng cách của chuyến đi, trong khi hệ thống cũ căn cứ theo thời gian hoặc khoảng cách.

Phương pháp mới được cho là sẽ giúp tăng tính minh bạch trong việc tính toán chi phí taxi, cho phép hành khách ước tính trước được chi phí chuyến đi, và phản ánh chính xác hơn chi phí cho tài xế taxi.

https://hamodia.com/
Hàng trăm tài xế phản đối cách tính giá cước mới. Ảnh: hamodia.com

Tuy nhiên, các tài xế taxi hoàn toàn phản đối cách tính giá cước mới này. Bắt đầu từ tháng 12 năm ngoái, nhiều cuộc biểu tình đã diễn ra, dẫn đến tê liệt dịch vụ tại sân bay Ben Gurion, hay diễu hành thành đoàn xe trên đường phố Tel Aviv, biểu tình trước nhà riêng của Bộ trưởng GTVT.

Gần đây nhất vào ngày 16/1 vừa qua, các tài xế ở Jerusalem đã tổ chức cuộc “đi chậm” gây ra tình trạng ùn tắc giao thông lớn và sự bức xúc, giận dữ từ các tài xế khác khi đang trên đường đến sân bay.  

Theo số liệu của Bộ GTVT, thu nhập của lái xe sẽ không bị ảnh hưởng tiêu cực, vì hầu hết các chuyến đi của họ là trong thành phố. Tuy nhiên, các tài xế cho rằng các số liệu của Bộ GTVT là không chính xác và họ sẽ kiếm được ít tiền hơn đối với cả hai hình thức chuyến - đặc biệt là các chuyến đi giữa các thành phố.

Theo các tài xế, thu nhập của họ sẽ bị giảm hơn 30% theo cách tính cước mới. Đối với các chuyến đi trong thành phố, các tài xế cho rằng việc ước tính chi phí dựa trên việc các tài xế di chuyển ít nhất 50 km/h - một kỳ tích gần như không thể trong khu vực Tel Aviv.

Ông Yehuda Bar-Or, Chủ tịch hiệp hội taxi, cho biết sự thay đổi này sẽ gây tổn hại nghiêm trọng đến sinh kế của các tài xế. Ông cho rằng sự thay đổi này được cho là nhằm đảm bảo mức lương công bằng cho các tài xế taxi, nhưng trái lại, nó không được các cơ quan chính phủ kiểm tra thực tế như đã hứa.

"Chúng tôi hy vọng rằng nhà nước và ủy ban dừng quyết định sẽ ảnh hưởng đến 30% thu nhập của các tài xế taxi. Ai trên thế giới sẽ chấp nhận rằng thu nhập của anh ta sẽ bị thấp đi chứ?" Chủ tịch Hiệp hội tài xế taxi Yehuda Bar Or cho biết.

Taxi drivers protest outside Transportation Minister's home
Nhóm tài xế biểu tình trước biểu tình trước nhà riêng của Bộ trưởng GTVT. Ảnh: www.israelnationalnews.com

Được biết, các tài xế được yêu cầu lắp đặt đồng hồ mới trước ngày 1/1/2020, nhưng do các cuộc biểu tình, Thủ tướng Binyamin Netanyahu đã ra lệnh rằng hoãn việc này cho đến tháng 3.

Vào ngày 15/1, các tài xế nhận được một lá thư từ các nhà quản lý nói rằng họ sẽ phải lắp đặt đồng hồ tính cước trước ngày 6/3.

Trong một cuộc họp của các tài xế vào giữa tháng 1, các tài xế đã quyết định gia tăng các cuộc biểu tình từ giờ cho đến thời điểm diễn ra cuộc bầu cử, nhằm buộc Thủ tướng Netanyahu phải hủy bỏ hoàn toàn yêu cầu mới.

Trong một bức thư gửi các tài xế, Bộ Giao thông Vận tải nói rằng đúng là các chuyến đi liên thành phố sẽ trở nên rẻ hơn - nhưng các tài xế sẽ kiếm được nhiều tiền hơn khi đi trong thành phố. “Hầu hết các chuyến đi của bạn là trong thành phố hoặc khu vực đô thị, và bạn sẽ thấy rằng số tiền bạn kiếm được sẽ tăng lên với cách tính giá cưới mới. Không có gì phải sợ sự thay đổi này”, thư viết.

Còn tại Việt Nam, hiện nay, giá cước vận tải được xây dựng dựa trên các tiêu chí như giá đầu vào, nhiên liệu, chi phí đầu tư… Đối với xe taxi, giá cước được tính theo 3 định mức: giá mở cửa, km lăn bánh và km giảm giá.  

Ông Nguyễn Công Hùng, Chủ tịch Hiệp hội Taxi Hà Nội làm rõ: “Ví dụ như giá mở cửa là 10.000 đồng trong phạm vi 1,1km. Từ km tiếp theo tính là 14.000 đồng đối với xe 7 chỗ, 9.500 đồng đối với xe nhỏ trong phạm vi 20km đầu. Đến km 21 trở đi sẽ giảm giá xuống 11.000 đồng và cứ tính theo biên độ như vậy. Đây là cách tính giá cước của taxi Việt Nam hiện nay, km lăn bánh thực tế của bản đồ số và nhân với giá thành để tính tiền”.

Cũng theo ông Nguyễn Công Hùng, tất cả các doanh nghiệp kinh doanh vận tải nói chung đều phải công khai giá cước và khi điều chỉnh giá, doanh nghiệp chỉ được phép điều chỉnh ở biên độ dao động là 5%, nếu vượt 5% thì phải báo cáo với Sở GTVT địa phương. Giá cước vận tải được áp dụng tại khu vực nội thành và ngoại thành không có sự khác biệt. Do đó, tất cả các doanh nghiệp taxi và hành khách đều cảm thấy minh bạch và công bằng.

Tags:
Ý kiến của bạn
Từ đề xuất tàu điện không ray ở Hà Nội: Không khác gì BRT, phải có làn riêng

Từ đề xuất tàu điện không ray ở Hà Nội: Không khác gì BRT, phải có làn riêng

Mới đây, đã có đề xuất nghiên cứu xây dựng 3 tuyến tàu điện không ray chạy trên vành đai 3 và đại lộ Thăng Long để giải quyết ùn tắc giao thông ở Hà Nội. Tuy nhiên vẫn còn nhiều ý kiến băn khoăn về tính khả thi của loại phương tiện này.

Có nên truy đuổi để ngăn chặn vi phạm giao thông?

Có nên truy đuổi để ngăn chặn vi phạm giao thông?

Một trong những nội dung đáng chú ý của dự thảo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ là việc quy định lực lượng chức năng có thể được thực hiện quyền truy đuổi để ngăn chặn và xử lý hành vi vi phạm.

Dự án mì gõ 0 đồng

Dự án mì gõ 0 đồng

Một quán mì gõ ở TPHCM, chỉ mở từ 19h vào hai ngày thứ Sáu và thứ Bảy hằng tuần. Điều đáng nói ở đây là quán luôn đông nghịt thực khách ghé thăm, bởi chi phí một tô mì gõ chỉ có giá 0 đồng.

Ngã tư Minh Khai - Bạch Mai: Có đèn tín hiệu, giao thông vẫn xung đột và hỗn loạn

Ngã tư Minh Khai - Bạch Mai: Có đèn tín hiệu, giao thông vẫn xung đột và hỗn loạn

Một ngã tư giữa lòng thủ đô, mặt đường đẹp, rộng rãi, hệ thống đèn tín hiệu hoạt động bình thường, tuy nhiên thường xuyên xung đột, hỗn loạn, thậm chí trở thành nỗi ám ảnh với không ít người mỗi khi đi qua.

Chỉ số hàng hóa MXV-Index suy yếu xuống vùng thấp nhất 2 tuần

Chỉ số hàng hóa MXV-Index suy yếu xuống vùng thấp nhất 2 tuần

Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đóng cửa hôm qua với diễn biến phân hoá.

Sài Gòn sống và yêu: Giai thoại một thời Chợ Cầu Ông Lãnh

Sài Gòn sống và yêu: Giai thoại một thời Chợ Cầu Ông Lãnh

Cầu Ông Lãnh bắc ngang kênh Bến Nghé nối liền quận nhất và quận tư đã quá quen thuộc với người dân TP.HCM. Cây cầu này được xây dựng lại nhiều lần nhưng không đổi tên. Cầu Ông Lãnh cũng là tên khu chợ đầu mối lớn nhất Sài Gòn từng tồn tại hơn một thế kỷ và đã bị xóa sổ.

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Sau nhiều năm mong chờ, cầu Tứ Liên dự kiến sẽ được khởi công trong năm nay. Đây có lẽ là cây cầu được người dân Hà Nội mong mỏi sớm triển khai nhất hiện nay để kết nối thuận lợi từ trung tâm thành phố Hà Nội với huyện Đông Anh và các tỉnh phía Bắc.

// //