Kỷ niệm 133 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2023), TS - nghệ sĩ Phương Nga vừa ra mắt hai MV "Ca ngợi Hồ Chủ tịch" và "Lời ca dâng Bác".
Chủ tịch Hồ Chí Minh là biểu tượng lớn lao và thiêng liêng không chỉ trong đời sống của dân tộc Việt, mà trong văn học nghệ thuật, hình ảnh người cũng là niềm cảm hứng bất tận cho lớp lớp thế hệ các nhạc sĩ, nghệ sĩ.
Năm 2021 - TS - nghệ sĩ Phương Nga đã từng giới thiệu sản phẩm âm nhạc về Bác Hồ album và MV "Tiếng hát giữa rừng Pác Bó" kỷ niệm tròn 20 năm đăng quang Sao Mai (2001-2021) của cô.
Và vào dịp kỷ niệm 133 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh năm nay Nghệ sĩ Phương Nga ra mắt hai MV về Hồ Chủ tịch để bày tỏ tình cảm, sự biết ơn đối với Người bởi những hi sinh, cống hiến thầm lặng của cuộc đời Người, những giá trị nhân văn mà Người mang đến cho dân tộc, nhân loại.
Ca khúc "Ca ngợi Hồ Chủ tịch" của nhạc sĩ Văn Cao được giới chuyên môn cũng như công chúng nhìn nhận là một trong những bài hát hay nhất về Bác Hồ: "Người về đem tới ngày vui/ Mùa thu nắng toả Ba Đình/ Với tiếng Người còn dịu dàng như tiếng đất trời/ Người về đem tới xuân đời/ Từ đất nước cằn, từ bùn lầy cả cuộc đời bừng lên...".
"Thật thiêng liêng và xúc động biết bao khi đây chính là những ca từ được nhạc sĩ Văn Cao viết nên khi nhớ lại cảm xúc và bối cảnh Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trường Ba Đình sáng 2/9/1945, thời khắc Việt Nam trở thành một đất nước tự do, độc lập. Đây là ca khúc duy nhất nhạc sĩ Văn Cao viết về Bác Hồ và ca khúc này đã trở thành tuyệt phẩm bất hủ theo thời gian. Ca từ sâu lắng, tình cảm, mạnh mẽ; giai điệu trữ tình mà hào hùng đã làm nên dấu ấn của ca khúc này trong lòng công chúng cả nước và thế giới. Đó là những câu hát được bật lên từ một tấm lòng mang sự ngưỡng mộ, biết ơn sâu sắc; từ một tài năng âm nhạc. Sự cộng hưởng ấy đã đam đến cho chúng ta ca khúc mang nhiều xao xuyến, lắng đọng, rung động này" - nghệ sĩ Phương Nga chia sẻ
Những ca từ khép lại bài hát nhưng những rung động, ngân vang như không có điểm dừng mà cứ mãi xoáy sâu, bay bổng, vang dội trong tâm hồn người nghe. Hình tượng Hồ Chí Minh xuất hiện như ánh sáng, hào quang lan tỏa trên quê hương Việt Nam. Người đã mang ánh sáng của cách mạng để giải phóng nhân dân mình thoát khỏi những lầm than.
Còn với ca khúc "Lời ca dâng Bác" được nhạc sĩ Trọng Loan viết đã khắc họa tình cảm và nguyện vọng của quân - dân hai miền mong ngày thống nhất đất nước, Bắc - Nam một nhà...
Với chất liệu dân ca miền Trung gần gũi với quê hương của Bác, giai điệu hết sức cô đọng, hàm súc, giản dị mà lại rất phong phú, bài hát được ra đời với phần lời thứ nhất nói đến tình cảm của Bác đối với miền Nam. “Ai yêu miền Nam như tấm lòng của Bác - Có mối tình nào thủy chung son sắt - Như tấm lòng của Bác nhớ tới đồng bào miền Nam - Bao núi bao sông, bấy nghĩa bấy tình”.
Những lời ca – giai điệu đó đã mang đến một cảm xúc thật tự hào cho nghệ sỹ Phương Nga khi thể hiên những bài hát về Người : "Âm nhạc là loại hình nghệ thuật lan toả được nhiều nhất hình tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh với một số lượng rất lớn những ca khúc ca ngợi vẻ đẹp trong nhân cách giản dị mà lớn lao của Người đã chinh phục lòng người không chỉ bằng tư tưởng, đạo đức, phong cách vĩ nhân ngời sáng mà còn bằng từng lời nói, cử chỉ hết sức giản dị, ân cần, gần gũi nhưng đã toát lên khí chất lãnh tụ của Người.”
Nghệ sĩ Phương Nga tỏa sáng từ năm 2001 với cú đúp giải Nhất Giọng hát Trẻ Hà Nội và giải Nhất Cuộc thi Sao Mai toàn quốc mùa đầu tiên (tháng 9/2001)
Năm 2002, Phương Nga đạt Cúp Bạc Liên hoan Âm nhạc mùa xuân Bình Nhưỡng.
Được đánh giá là giọng hát thính phòng sáng giá của nghệ thuật thanh nhạc Việt Nam cùng "thế hệ vàng" với những tên tuổi khác như: Trọng Tấn, Anh Thơ, Lan Anh…
Hiện Tiến sĩ âm nhạc học - nghệ sĩ Phương Nga là Phó Trưởng khoa Thanh nhạc - Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam.
Vào sáng nay (12/9), mưa đã dứt nhưng do ảnh hưởng từ cơn mưa lớn hôm qua nên nhiều tuyến đường nước vẫn chưa kịp rút, có điểm vẫn ngập sâu 50 - 60cm, các phương tiện vẫn gặp nhiều khó khăn.
Khu QLĐB I đã có văn bản đề nghị UBND huyện Thường Tín chỉ đạo các trạm bơm trên địa bàn hoạt động hết công suất để tiêu úng, bảo đảm ATGT và an toàn cho cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ.
Như VOV Giao thông đã thông tin, giờ cao điểm tại các đô thị đang có sự thay đổi rõ rệt, trong đó, tình trạng ùn tắc buổi trưa diễn ra thường xuyên hơn, giờ cao điểm sáng, chiều kéo dài hơn.
72 tuyến tỉnh lộ, quốc lộ trên địa bàn tỉnh Lào Cai bị ngập lụt; Hàng loạt tuyến đường ở Thái Nguyên, Cao Bằng, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu bị ngập sâu hoặc sạt lở ta luy, 2 nhịp cầu Phong Châu – Phú Thọ bị nước lũ cuốn phăng, 10 ô tô rơi xuống sông, 13 người mất tích tính.
Trong những ngày này, để đảm bảo ATGT, Hà Nội đang tạm cấm người và phương tiện qua cầu Đuống, cầu Long Biên. Riêng với cầu Chương Dương thì hạn chế môt số phương tiện lưu thông.
Điều khiển xe đi ngược chiều là nguyên nhân trực tiếp gây va chạm, dẫn đến tai nạn giao thông. Dù biết vậy, nhưng ở TP. Cần Thơ, vẫn còn một bộ phận người dân cố tình đi ngược chiều.
Bão Yagi đi qua, kéo theo những thiệt hại về người và tài sản. Những ngày qua, người dân cả nước đang dành trọn “tình yêu thương” cho các tỉnh phía bắc. Đứng trước sự tàn phá của thiên nhiên thì sức mạnh tinh thần lại được nhân lên gấp bội, những câu chuyện về tình người lại được thắp sáng…