Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

QL 32 tiếp tục sạt lở chia cắt Lai Châu với các tỉnh Yên Bái và Sơn La

Phóng viên - 14/07/2020 | 6:45 (GTM + 7)

Khoảng 15 giờ chiều 13/7, tại km 391+200, quốc lộ 32, thuộc khu vực xã Phúc Khoa, huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu tiếp tục xảy ra sạt lở ta luy dương, gây chia cắt một số xã của huyện Tân Uyên và toàn bộ huyện Than Uyên với thành phố Lai Châu và tỉnh Lai Ch

Sạt lở xảy ra tại km 391+200, quốc lộ 32 thuộc khu vực xã Phúc Khoa, huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu gây chia cắt giao thông giữa tỉnh Lai Châu với các tỉnh Yên Bái và Sơn La

Đây là điểm sạt lở cũ xảy ra vào hôm qua 12/7. Theo tính toán sơ bộ của cơ quan chức năng, lượng đất, đá sạt lở vào khoảng 5.000m3. Đất, đá sạt lở đã vùi lấp hoàn toàn mặt đường, khiến giao thông bị ách tắc. Rất may khi xảy ra sạt lở, không có người và phương tiện thông tại vị trí này, nên không gây thiệt hại về người. Hiện các phương tiện từ thành phố Lai Châu đi huyện Than Uyên và sang các tỉnh Yên Bái, Sơn La và ngược lại tạm thời dừng lưu thông.

Hiện nay, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Lai Châu đã chỉ đạo các cơ quan chức năng yêu cầu đơn vị thi công khẩn trương đưa phương tiện, máy móc vào khắc phục sự cố sạt lở. Việc khắc phục khả năng sẽ kéo dài, dự kiến ngày 14/7 mới có thể thông đường.

Các lực lượng chức năng tỉnh Lai Châu đang nỗ lực khắc phục và tổ chức trực phân luồng, đảm bảo an toàn giao thông trên tuyến

Mưa lớn kéo dài liên tiếp trong nhiều ngày qua đã gây thiệt hại lớn về hoa màu, tài sản của nhân dân và các công trình công cộng trên địa bàn tỉnh Lai Châu, ước tổng thiệt hại khoảng 5 tỷ đồng.

Đến nay, tỉnh Lai Châu ghi nhận trên 30 nhà dân bị mưa lũ cuốn trôi, đổ sập và ngập lụt. Nhiều tuyến đường như quốc lộ 4H, 32; tỉnh lộ 128, 129, 133, 135, 136…và nhiều tuyến đường liên huyện, liên xã xuất hiện sụt lún, sạt lở nhỏ, gây ách tác giao thông cục bộ.

Ngành Giao thông – Vận tải và chính quyền các địa phương hiện đang chỉ đạo các cơ quan, đơn vị huy động các phương tiện, máy móc, nhân lực tại chỗ khẩn trương hót dọn sụt sạt, đảm bảo người và phương tiện lưu thông an toàn.

Hiện trên địa bàn tỉnh Lai Châu mưa đã giảm, tuy nhiên do nước đã ngấm trong đất và mực nước tại các sông, suối, hồ, đập vẫn dâng, nên nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất vẫn cao.

Đến chiều tối nay 13/7, trên địa bàn tỉnh Lai Châu mưa đã giảm. Tuy nhiên do mưa kéo dài lâu ngày, nước đã ngấm trong đất, nên nguy cơ lũ quét, sạt lở vẫn cao. Để chủ động đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản cho nhân dân, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Lai Châu vẫn yêu cầu các cấp chính quyền, các cơ quan chức năng tăng cường theo dõi diễn biến thời tiết trên địa bàn và có phương án chủ động phòng chống lũ quét, sạt lở đất, hạn chế thấp nhất các thiệt hại có thể xảy ra./.

Tags:
Ý kiến của bạn
Vì sao chưa thông xe nút cầu vượt Mai Dịch?

Vì sao chưa thông xe nút cầu vượt Mai Dịch?

Theo ghi nhận của VOV Giao thông, vào khoảng 9h30 sáng ngày 19/4 tại nút giao Mai Dịch (Hà Nội), hiện 2 cây cầu vượt thép tại đây đã thi công xong nhưng chưa được thông xe. Đáng chú ý, tại khu vực 2 đầu cầu vượt thép chưa thông xe này có rất đông xe ôm đứng chờ đón khách.

TP.Thủ Đức tiên phong vận dụng NQ98 để kêu gọi đầu tư dự án theo hình thức PPP

TP.Thủ Đức tiên phong vận dụng NQ98 để kêu gọi đầu tư dự án theo hình thức PPP

Mới đây TP.Thủ Đức đã tổ chức sự kiện thu hút đầu tư theo hình thức PPP và trao chứng nhận đầu tư cho 6 dự án với tổng mức đầu tư gần 7000 tỷ đồng.

Chuyện xưa Lung Ngọc Hoàng

Chuyện xưa Lung Ngọc Hoàng

Theo lý giải của người dân địa phương, “lung” là vùng đất trũng tự nhiên rộng lớn, hoang sơ, nước ngập quanh năm. Lung Ngọc Hoàng là “lung của ông trời” hay “lung trời sanh” vì rộng lớn và có nhiều câu chuyện kỳ bí truyền từ đời này sang đời khác.

‘Giếng làng’ nơi gắn kết tình ‘Láng giềng’

‘Giếng làng’ nơi gắn kết tình ‘Láng giềng’

Hình ảnh ‘giếng làng’ xưa gắn bó mật thiết với cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của người dân. Ngày ấy, nguồn nước trong mát của giếng làng là nguồn nước sạch chính được người dân khắp xóm gánh về đun nước, nấu ăn.

Sinh viên làm thêm: Quản lý như thế nào?

Sinh viên làm thêm: Quản lý như thế nào?

Từ lâu hình ảnh những sinh viên đại học tranh thủ làm thêm ngoài giờ học không còn xa lạ, thậm chí trong một số trường hợp, việc này nhận được sự khích lệ. Vì vậy, đề xuất của Bộ LĐTB&XH quản lý chặt hơn việc đi làm thêm của sinh viên đã thu hút sự quan tâm của dư luận.

Giá tour tăng cao, cách nào kích cầu du lịch nội địa?

Giá tour tăng cao, cách nào kích cầu du lịch nội địa?

Mùa du lịch nội địa lớn nhất trong năm sắp bắt đầu. Tuy nhiên, giá tour tăng cao, đặc biệt là giá vé máy bay, đang trở thành thách thức lớn của ngành du lịch, với tỷ lệ người dân chuyển sang đặt tour nước ngoài chiếm tới 60 - 70% trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

// //