Có được “trả góp” vi phạm giao thông nếu gặp khó khăn về tài chính?
Có thể “trả góp” khi bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng trở lên đối với cá nhân và từ 150.000.000 đồng trở lên đối với tổ chức
Đặc biệt là 5 tỉnh có số người chết tăng trên 70% trở lên, gồm: Lâm Đồng, Hà Giang, Sóc Trăng, Hậu Giang và Quảng Bình.
Vẫn xảy ra các vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng, làm chết nhiều người
Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh có TNGT tăng cao phải chỉ đạo sâu sát và quyết liệt hơn đối với công tác bảo đảm TTATGT trong quý 2 và cả năm 2021: “Đối với các địa phương có TNGT tăng cao trong quý I năm 2021, cần làm rõ nguyên nhân tăng TNGT và trách nhiệm các cơ quan tại địa phương, và tăng cường các biện pháp cấp bách ngăn ngừa TNGT trong thời gian tới”.
Theo thống kê, 3 tháng đầu năm 2021, toàn quốc xảy ra hơn 3.200 vụ TNGT, làm chết 1.672 người, bị thương gần 2.400 người. So với 3 tháng đầu năm 2020, số vụ TNGT giảm 7,58%, số người bị thương giảm 7,12%, nhưng số người chết tăng 33 người (tăng 2,01%). Trong đó, có 30 tỉnh, thành phố có số người chết giảm so với cùng kỳ năm 2020, trong đó có 9 địa phương giảm trên 30% số người chết.
Chỉ rõ nguyên nhân của một số tồn tại, hạn chế, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ nhấn mạnh: Công tác bảo đảm TTATGT vẫn còn một số tồn tại, hạn chế, chưa khắc phục triệt để. Đặc biệt, điều đáng lo ngại nhất là số người tử vong do TNGT trong 3 tháng đầu năm 2021 tăng 33 người so với cùng kỳ năm 2020 (2%); riêng tháng 2/2021, tai nạn tăng cả 3 tiêu chí, đặc biệt là số người chết tăng 88 người (16,48%) so với tháng 2 năm 2020.
Tháng 3/2021, tình hình TTATGT có cải thiện nhưng lại xảy ra một số vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng liên quan đến xe khách, xe tải đặc biệt là vụ TNGT xe ô tô tải tại Thanh Hóa, ngày 22/3/2021 làm 07 người tử vong; tai nạn hàng hải tăng cao cả số vụ, số người chết và mất tích.
Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng Thường trực cũng chỉ ra hạn chế: ùn tắc giao thông tại các đô thị lớn chưa được giải quyết và có xu hướng gia tăng.
Về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể chỉ rõ ùn tắc giao thông ngày càng gia tăng khi mà mỗi năm cả nước tăng khoảng 500.000 xe ô tô. “Với mức tăng xe ô tô như vậy thì 5-7 năm tới, mức độ ùn tắc sẽ rất lớn nếu chúng ta không có giải pháp căn cơ ngay từ bây giờ”, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể lưu ý.
Vi phạm về tải trọng xe vẫn còn tiếp diễn ở nhiều nơi
Phó Thủ tướng Thường trực cũng đặt câu hỏi: Tình hình ô tô chở quá tải trọng cầu đường tái diễn tại nhiều địa phương, nhiều xe tải cơi nới thành thùng để chở hàng quá tải dẫn đến tình trạng đường bộ ở nhiều nơi bị xuống cấp. Đêm 5/4/2021 lực lượng CSGT đã phát hiện và xử lý hàng chục xe bồn chở quá tải trên 50% ngay giữa thủ đô Hà Nội.
Đáng chú ý là theo phản ánh của báo chí, vấn nạn này không chỉ mới tái diễn gần đây, báo chí còn nêu cả việc những xe vi phạm có logo nhận diện riêng, nghi ngờ có bảo kê, chống lưng.
“Dư luận xã hội rất bức xúc khi thấy những tuyến đường đầu tư cả trăm cả ngàn tỷ xuống cấp trầm trọng, mặt đường hằn lún, đầy ổ gà, ổ trâu chỉ sau một thời gian ngắn bị xe quá tải lưu thông, tai nạn cũng từ đó mà tăng lên. Cần khẳng định việc chở hàng hoá quá tải trọng cầu đường chính là hành vi phá hoại tài sản quốc gia, cần phải xử lý thật nghiêm. Đề nghị các đồng chí công an chỉ đạo điều tra, xác minh trả lời công luận xem có ai chống lưng cho xe quá tải hay không? Có thì xử lý thật nghiêm, không có thì cũng công bố để dư luận đỡ nghi ngờ”, Phó Thủ tướng Thường trực nói.
Cũng tại Hội nghị, trả lời kiến nghị của UBND TP. Hà Nội về đường sắt Cát Linh-Hà Đông, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể cho biết, ngay chiều nay Bộ GTVT sẽ tiếp tục họp để cuối tháng 4 bàn giao vận hành thương mại tuyến đường sắt này.
“Đường sắt Cát Linh-Hà Đông có gì vướng mắc mà ách tắc lâu thế, cần xem xét vận hành thương mại sớm. Tuyến đường vành đai 3 của Hà Nội bây giờ cũng tắc đường nghiêm trọng, phải tính toán xây dựng các tuyến vành đai khác để tạo không gian phát triển cho thành phố”, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình nêu vấn đề.
Có thể “trả góp” khi bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng trở lên đối với cá nhân và từ 150.000.000 đồng trở lên đối với tổ chức
Ngày 4/1/ 2025, Phòng Cảnh sát giao thông (Công an TP Hà Nội) đã lên tiếng về thông tin "Hà Nội: Một thanh niên thu về 50 triệu đồng chỉ sau 1 ngày tố giác vi phạm giao thông" lan truyền trên mạng xã hội.
Sau nhiều năm bị thua lỗ, đến nay vận tải đường sắt đã có lãi, đời sống vật chất, tinh thần cũng như thu nhập của người được nâng cao...
Mức chi cho người cung cấp thông tin vi phạm giao thông không quá 10% số tiền xử phạt và tối đa 5 triệu đồng/vụ việc.
Từ việc tăng chế tài lên gấp 3 - 30 lần, đến xử lý mạnh tay các hành vi như đi ngược chiều, vượt đèn đỏ, lùi xe trên cao tốc, Nghị định 168 được kỳ vọng sẽ chấm dứt tình trạng “văn hóa lái ẩu” vốn gây nhiều nhức nhối trong xã hội.
Ở Thủ đô Hà Nội, làng nghề truyền thống quất cảnh Tứ Liên (Tây Hồ) được xem là một địa điểm quen thuộc của những người có thú vui chơi cây cảnh mỗi dịp Tết đến xuân về.
Việc Hà Nội tính đến việc cho thuê vỉa hè, hoặc mở rộng diện tích trông xe dưới lòng đường cho thấy sự mâu thuẫn, thiếu nhất quán trong việc thực hiện các chính sách quản trị đô thị, mục tiêu và cách làm đang xung đột với nhau.